Bổ sung từ “cho mượn” để bảo đảm quyền sử dụng đất chặt chẽ hơn

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 3/11, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), đại biểu Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm (Hà Nội) đề nghị bổ sung từ “cho mượn” để bảo đảm quyền sử dụng đất chặt chẽ hơn.

Bổ sung từ “cho mượn” để bảo đảm quyền sử dụng đất chặt chẽ hơn - ảnh 1
Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm (Hà Nội) phát biểu

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm (Hà Nội) bày tỏ sự thống nhất cao với bản dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) mà Ban soạn thảo đã lấy ý kiến cử tri, nhân dân qua các cuộc họp, hội thảo, từ cơ quan địa phương đến Trung ương, các cơ quan truyền thông thông tin đến đại chúng cũng như ý kiến của UBTVQH trong nhiều phiên họp để hoàn thiện luật trình Quốc hôm nay. Đồng thời thống nhất cao với báo cáo thẩm tra của Ủy Ban Kinh tế.

Qua nghiên cứu, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm thấy rằng, sự thống nhất ý kiến của UBTVQH, Quốc hội và Chính phủ đã phối hợp rất chặt chẽ, nghiên cứu, rà soát để chất lượng dự thảo Luật lần này sẽ được sự đồng tình cao nhất của các ĐBQH khi luật được thông qua. 

Góp ý về Điều 4 quy định về người sử dụng đất, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm thống nhất chọn phương án 2. Còn Điều 7, đề nghị bổ sung thêm điều khoản là người đại diện tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc chịu trách nhiệm đối với sử dụng đất làm cơ sở thờ tự, trụ sở của tổ chức và đất sử dụng vào mục đích khác theo quy định của luật. 

Đối với Điều 32 khoản 2, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm đề nghị bổ sung hai từ “cho mượn”, tức là “không có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng, cho, cho thuê” thì bổ sung “cho mượn” để bảo đảm quyền sử dụng đất chặt chẽ hơn, trên thực tế nhiều người không thể lách luật được.

Đối với Điều 79 khoản 9, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm đề nghị bổ sung thêm cụm từ là “tổ chức tôn giáo trực thuộc” ví dụ như “xây dựng công trình tôn giáo bao gồm trụ sở của các tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc”.

Cũng tại Điều này, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm đề nghị không nên giải thích, liệt kê các công trình của tôn giáo cũng như tín ngưỡng. Bởi vì mỗi một tôn giáo có tên của các cơ sở tôn giáo riêng. Nếu liệt kê thì có thể thiếu sót tên của các cơ sở tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng.

 

Tin cùng chuyên mục

Cán bộ, chiến sĩ các lực lượng ngày đêm tập dượt cho lễ diễu binh, diễu hành vào dịp Quốc khánh 2/9

Cán bộ, chiến sĩ các lực lượng ngày đêm tập dượt cho lễ diễu binh, diễu hành vào dịp Quốc khánh 2/9

(PNTĐ) - Để chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2025), tại các địa điểm Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm Huấn luyện Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Trung tâm Huấn luyện Miếu Môn, các khối đi của lực lượng quân đội, công an tham gia diễu binh, diễu hành tại lễ kỷ niệm trên đang gấp rút hoàn thiện từng động tác đi, đứng, chào.
Hà Nội đốc thúc tiến độ giải phóng mặt bằng 2 dự án đường sắt quốc gia

Hà Nội đốc thúc tiến độ giải phóng mặt bằng 2 dự án đường sắt quốc gia

(PNTĐ) - Sáng 11/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Trưởng ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng (GPMB) chủ trì cuộc họp với Ban Chỉ đạo GPMB dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (đoạn qua địa bàn thành phố Hà Nội) để nghe báo cáo về tiến độ triển khai công tác GPMB 2 dự án này.
Các cơ quan báo chí Thủ đô tích cực tuyên truyền những nhiệm vụ trọng tâm tháng 7

Các cơ quan báo chí Thủ đô tích cực tuyên truyền những nhiệm vụ trọng tâm tháng 7

(PNTĐ) - Các cơ quan báo chí Thủ đô đã kịp thời thông tin, tuyên truyền sâu sắc các sự kiện chính trị trọng đại của đất nước và thành phố; trọng tâm là tuyên truyền cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức mô hình chính quyền địa phương hai cấp, đặc biệt là tại 126 đơn vị hành chính cấp xã mới; lan tỏa tinh thần đồng thuận trong xã hội, nêu bật tính chất đột phá, cách mạng và dấu ấn lịch sử của sự kiện này.