Các cấp Công đoàn Thủ đô chăm lo cho người lao động khó khăn

ÁNH - NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) -Ngày 9/2, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác chăm lo Tết Nguyên đán Quý Mão cho đoàn viên, người lao động; triển khai nhiệm vụ chăm lo, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, người lao động năm 2023.

Các cấp Công đoàn Thủ đô chăm lo cho người lao động khó khăn - ảnh 1
Quang cảnh hội nghị

Báo cáo tại Hội nghị về kết quả chăm lo Tết, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Chính sách pháp luật và Quan hệ Lao động LĐLĐ thành phố Hà Nội Tạ Văn Dưỡng cho biết, thực hiện sự chỉ đạo của Tổng LĐLĐ Việt Nam và Thành ủy Hà Nội, Thường trực LĐLĐ Thành phố đã chỉ đạo các cấp Công đoàn Thủ đô thực hiện 5 nhiệm vụ trọng tâm trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão, gồm: Tổ chức chương trình “Tết Sum vầy” với sự tham gia của trên 1.000 đoàn viên, người lao động được tặng quà, được thưởng thức Chương trình văn nghệ, thi gói bánh chưng và bốc thăm trúng thưởng với trên 201 phần thưởng giá trị cao; chương trình Chợ Tết Công đoàn; thăm, hỗ trợ đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động gặp khó khăn do thiếu việc làm, mất việc, bị nợ lương dịp Tết nguyên đán Quý Mão; hỗ trợ phương tiện đưa công nhân lao động về quê đón Tết.

Các cấp Công đoàn Thủ đô đã chi trên 144 tỷ đồng từ ngân sách Công đoàn, các nguồn xã hội hóa để hỗ trợ đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão. LĐLĐ Thành phố đã xây dựng, triển khai kế hoạch hỗ trợ kịp thời cho 1.481 đoàn viên, người lao động gặp khó khăn do thiếu việc làm, mất việc, bị nợ lương với số tiền trên 1 tỷ đồng.

Ngay sau kỳ nghỉ Tết, LĐLĐ Thành phố đã thành lập 6 đoàn kiểm tra do các đồng chí Thường trực LĐLĐ thành phố làm trưởng các đoàn đã tiến hành kiểm tra việc thực hiện kỷ cương hành chính và nắm tình hình công nhân, viên chức, lao động sau Tết tại một số Công đoàn cấp trên cơ sở và Công đoàn cơ sở trên địa bàn Thành phố.

Tính đến 11h00 ngày 30/1 (tức mùng 9 Tết), trên địa bàn thành phố có 99,2% doanh nghiệp đã mở xưởng để sản xuất với 97,8% số công nhân lao động trở lại làm việc. Ngay từ ngày làm việc đầu tiên, công nhân, viên chức, lao động đã tích cực hưởng ứng việc đăng ký các công trình, sản phẩm chất lượng cao mừng Đảng, mừng Xuân mới, tạo khí thế ngay từ ngày đầu, tháng đầu năm. Trước, trong và sau Tết Nguyên đán, tình hình quan hệ lao động trên địa bàn Thủ đô ổn định, không xảy ra đình công, ngừng việc tập thể.

Các cấp Công đoàn Thủ đô chăm lo cho người lao động khó khăn - ảnh 2
LĐLĐ TP đã tặng Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023

Tại Hội nghị, các đại biểu đã được thông tin về nội dung chương trình Chuyên đề Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động năm 2023; Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 6696/QĐ-TLĐ ngày 16/1/2023 của Tổng LĐLĐ Việt Nam ban hành Quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ đoàn viên Công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng.

Hướng dẫn thực hiện các chính sách hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, bị ngừng việc, phải tạm hoãn hợp đồng lao động, phải nghỉ việc không hưởng lương, bị chấm dứt hợp động lao động do doanh nghiệp, hợp tác xã bị cắt, giảm đơn hàng trong thời gian từ ngày 1/10/2022 đến hết ngày 31/3/2023 với mức tiền từ 700.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Nguồn kinh phí chi cho công tác này từ nguồn tài chính Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và nguồn tài chính Công đoàn thành phố Hà Nội.

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phạm Quang Thanh ghi nhận, đánh giáo cao sự nỗ lực của các cấp Công đoàn Hà Nội trong công tác chăm lo cho đoàn viên, người lao động đón Tết ấm áp, yên vui, không xảy ra đình công, lãn công, tỷ lệ công nhân quay trở lại nhà máy làm việc sau kỳ nghỉ Tết cao. Các hoạt động chăm lo được tổ chức bài bản, rộng rãi được dư luận đánh giá cao.

Chủ tịch LĐLĐ thành phố Phạm Quang Thanh đề nghị cán bộ các cấp Công đoàn trong thời gian tới cần chủ động dự báo, nắm chắc tình hình, xây dựng các kịch bản cụ thể, linh hoạt trong các hoạt động, nhiệm vụ cụ thể trên tinh thần Công đoàn phục vụ đoàn viên, người lao động, nắm bắt được tâm tư nguyện vọng đoàn viên, triển khai các hoạt động phù hợp, đúng, trúng.

Cán bộ Công đoàn cần tiếp tục suy nghĩ, đổi mới các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động theo hướng mở rộng hình thức, mở rộng đối tượng, chăm lo thường xuyên, kịp thời. Đồng thời, tiếp tục thể hiện vai trò đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, người lao động thông qua việc thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể, tổ chức Hội nghị đối thoại giữa người đứng đầu chính quyền với công nhân lao động.

Tiếp tục phát huy vai trò đồng hành với doanh nghiệp để chăm lo, đảm bảo đời sống việc làm của người lao động và duy trì, phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, động viên người lao động chia sẻ với những khó khăn của doanh nghiệp, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.

Nhân dịp này, LĐLĐ thành phố Hà Nội đã tặng Bằng khen cho 16 tập thể có thành tích xuất sắc trong tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023; tặng Bằng khen cho 5 tập thể có thành tích trong công tác hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể năm 2022.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Phụ nữ Thủ đô đồng diễn dân vũ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Phụ nữ Thủ đô đồng diễn dân vũ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Ngày 5/5/2024 ( tức Chủ Nhật), Hội LHPN các quận, huyện, thị xã và đơn vị trực thuộc tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên phụ nữ tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn TP hưởng ứng tham gia hoạt động đồng diễn dân vũ đồng loạt trên nền nhạc ca khúc "Qua miền Tây Bắc - Chiến thắng Điện Biên - Inh lả ơi". Đây là một trong những hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Biểu dương báo Phụ nữ Thủ đô đã tặng công trình an sinh tại tỉnh Điện Biên trị giá 450 triệu đồng

Biểu dương báo Phụ nữ Thủ đô đã tặng công trình an sinh tại tỉnh Điện Biên trị giá 450 triệu đồng

(PNTĐ) - Ngày 26/4/2024, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban triển khai nhiệm vụ công tác báo chí thành phố tháng 5/2024. Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phạm Thanh Học chủ trì Hội nghị.
Bài 2: Ý nghĩa và bài học lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ

Bài 2: Ý nghĩa và bài học lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Nói về chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 của dân tộc ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ví “Điện Biên Phủ như là một cột mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử. Nó ghi dấu nơi chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc và tan rã; đồng thời phong trào giải phóng dân tộc khắp thế giới lên cao đến thắng lợi hoàn toàn”.
Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh!

Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh!

(PNTĐ) - Lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam không chỉ khẳng định phụ nữ là lực lượng quan trọng trong lao động sản xuất với những phẩm chất cần cù, đảm đang, thông minh, sáng tạo, mà còn ghi dấu truyền thống yêu nước “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh” của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.
Xây dựng tương lai chung bằng đổi mới và sáng tạo

Xây dựng tương lai chung bằng đổi mới và sáng tạo

(PNTĐ) - Sáng 26/4, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) và Trường Đại học Giao thông vận tải tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (26/4) năm 2024.