Đại biểu Quốc hội góp ý Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi):

Cần bổ sung thêm quy định gỡ vướng về chỉnh trang đô thị

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Chiều 28/5, tại kỳ họp thứ 7, góp ý vào Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), về việc cải tạo và chỉnh trang đô thị, đại biểu bày tỏ nhất trí với Điều 20 của dự thảo Luật, đây là quy định mới về công tác chỉnh trang đô thị khác với các quy định hiện hành về nhà ở, xây dựng nhằm tháo gỡ các vướng mắc về chỉnh trang đô thị ở Hà Nội.

 

Cần bổ sung thêm quy định gỡ vướng về chỉnh trang đô thị - ảnh 1
Các đại biểu dự kỳ họp

Hồ sơ dự án Luật được chuẩn bị công phu, với nhiều nội dung cụ thể

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (Đoàn Lạng Sơn) đánh giá Báo cáo tiếp thu giải trình và Hồ sơ dự án Luật được chuẩn bị công phu, với nhiều nội dung cụ thể, chi tiết. 

Cần bổ sung thêm quy định gỡ vướng về chỉnh trang đô thị - ảnh 2
Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (Đoàn Lạng Sơn) 

Quan tâm về vấn đề áp dụng Luật Thủ đô, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa chỉ ra rằng, dự thảo bổ sung thêm khoản 2 Điều 4: Trường hợp luật, nghị quyết của Quốc hội ban hành sau ngày Luật Thủ đô có hiệu lực thi hành có quy định khác với quy định của Luật Thủ đô về cùng một vấn đề mà cần áp dụng thì phải quy định cụ thể ngay trong luật, nghị quyết đó; trường hợp chưa quy định cụ thể việc áp dụng pháp luật và việc áp dụng quy định đó cần thiết cho việc xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc áp dụng theo đề nghị của Chính phủ và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Theo đại biểu, dự thảo chưa đưa ra tiêu chí để xác định thế nào là “cần thiết” cho việc xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô. Bên cạnh đó, đề nghị làm rõ tính hợp hiến của việc giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc áp dụng Luật, Nghị quyết của Quốc hội. Vì việc này không phải là giải thích luật hay giải thích nghị quyết và cũng không có trong Điều 74 của Hiến pháp 2013 về thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Bên cạnh đó, về liên kết phát triển vùng, dự thảo Luật có giải thích vùng Thủ đô là khu vực liên kết phát triển kinh tế - xã hội gồm thành phố Hà Nội và một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lân cận do Chính phủ quyết định. 

Dự thảo cũng dành Chương 5 từ Điều 44 đến Điều 47 quy định mối quan hệ của thủ đô Hà Nội trong 4 vùng. Đại biểu cho rằng, mỗi vùng đều có nội dung và cơ chế liên kết với thủ đô khác nhau. Do đó, cần rà soát để quy định kỹ hơn, phát huy hiệu quả liên kết vùng tốt nhất.

Làm rõ hơn quy định ưu tiên phát triển không gian ngầm.

Thống nhất cao với nhiều nội dung trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Hải Anh (Đoàn Đồng Tháp) có một số ý kiến góp ý cụ thể. Về quy hoạch xây dựng, phát triển Thủ đô tại Điều 17, đại biểu đề nghị bổ sung cụm từ “môi trường sống trong lành” tại khoản 1 và viết lại khoản này như sau: “Quy hoạch chung thủ đô phải đảm bảo xây dựng thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại, môi trường sống trong lành, phát triển bền vững, nhằm đáp ứng nhu cầu của Nhân dân được sống trong môi trường xanh, sạch, thuần khiết, chất lượng với hệ sinh thái cân bằng, không có những sự cố môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng và hoạt động thường ngày của người dân”. 

Cần bổ sung thêm quy định gỡ vướng về chỉnh trang đô thị - ảnh 3
Đại biểu Nguyễn Hải Anh (Đoàn Đồng Tháp) 

Đồng thời, đại biểu đề nghị bổ sung tại khoản 1 Điều 28 quản  lý và bảo vệ môi trường thủ đô nguyên tắc xây dựng môi trường sống trong lành và các quy định về cơ chế thực hiện đảm bảo môi trường sống trong lành của thủ đô được nghiêm túc thực thi.

Về vấn đề quản lý, sử dụng không gian ngầm quy định tại Điều 19, theo đại biểu, năm 2022, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 913 phê duyệt quy hoạch chung không gian ngầm đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn 2050, trở thành đô thị đầu tiên trong cả nước phê duyệt quy hoạch không gian ngầm, mở ra một giai đoạn phát triển của thủ đô theo chiều ngang, chiều cao và cả chiều sâu, tạo một hế thống không gian đô thị đồng bộ, góp phần khai thác đô thị hiệu quả nguồn lực tài nguyên đất đai, năng lực cơ sở hạ tầng, giữ gìn cảnh quan văn hóa, tăng diện tích xanh, giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông,… hướng tới phát triển đô thị hiện đại, bền vững. Do vậy, đại biểu đề nghị quy định rõ hơn trong dự thảo Luật này các chính sách ưu tiên phát triển không gian ngầm.

Về thẩm quyền đầu tư được quy định tại Điều 37, đại biểu Nguyễn Hải Anh đề nghị cân nhắc nội dung điểm a, khoản 2 Điều 37 quy định Hội đồng Nhân dân Thành phố quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư công,...

Đại biểu Nguyễn Hải Anh cho rằng Hà Nội phải đặt trọng tâm vào việc giữ gìn và phát triển hơn nữa diện tích đất trồng rừng và coi việc nâng tỷ lệ che phủ rừng của Hà Nội là vấn đề cốt lõi. Đại biểu đề nghị hạn chế tối đa các dự án có mục đích chuyển đổi đất rừng, sản xuất đồng thời có giải pháp tăng thêm diện tích cây xanh trong khu vực đô thị trung tâm thành phố.

 

Tin cùng chuyên mục

Bảo tồn và phát triển kinh tế từ các sản phẩm mít ngon

Bảo tồn và phát triển kinh tế từ các sản phẩm mít ngon

(PNTĐ) - Cây mít từ lâu đã gắn bó với hình ảnh ảnh miền quê Bắc Bộ “nhà ngói cây mít”, rất thân thuộc với mỗi người dân ở làng quê. Trái mít dai, mít na… là những giống mít bản địa cho quả chất lượng ngon, năng suất cao, đang được thành phố Hà Nội đưa vào diện bảo tồn, phát triển nguồn gen quý và tiến tới phát triển sản phẩm từ trồng đến tiêu thụ trên thị trường.
Cử hành trọng thể Lễ truy điệu và an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cử hành trọng thể Lễ truy điệu và an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Chiều ngày 26/7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình đã tổ chức trọng thể Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, theo nghi thức Quốc tang tại Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội); Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và tại quê nhà Nhà Văn hóa, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.