Cần chương trình xây nhà ở, cơ cấu lại sản xuất và thu hút người lao động

Chia sẻ

Trao đổi thêm về vấn đề lao động tại phiên chất vấn sáng 11/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhận định: Qua đợt dịch này có rất nhiều vấn đề bộc lộ ra, trong đó có những vấn đề đã tồn tại và được nhắc từ trước, ví dụ như vấn đề nhà ở của công nhân, các công trình phúc lợi.

Theo Phó Thủ tướng, bây giờ làm sao quay lại để vừa giải quyết được câu chuyện lao động, phục hồi sản xuất, vừa đảm bảo được quyền lợi của công nhân và cả gia đình họ kèm theo nữa.

"Tôi cho rằng hiện nay các địa phương và nhân dân quan tâm nhất đó là vấn đề trước mắt, giải quyết ngay bây giờ, từ nay khoảng 1 tháng nữa. Muốn như vậy, mặc dù Bộ trưởng đã nói nhưng chúng ta nhìn kỹ lại số người lao động từ các khu vực này dịch chuyển 1,3 triệu người, như đồng chí Bộ trưởng đã nắm lại, gồm những đối tượng nào. Báo cáo với các đồng chí, chia ra người lao động gồm cho người lao động có hợp đồng chính quy, tương đối ổn định và dài hạn. Làm việc ở các doanh nghiệp lớn, đặc biệt các khu chế xuất, các khu công nghiệp" - Phó Thủ tướng cho hay.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.

Về cơ bản số này, trong các đợt dịch vừa qua ở Thành phố Hồ Chí Minh, ở Đồng Nai, Bình Dương và một phần của Long An, cơ bản các doanh nghiệp này vẫn trả một phần lương, cho nên số này quay lại là tương đối tốt và những người chưa muốn quay lại thì phần nhiều trong đấy họ cũng muốn chuyển dịch lao động như trong điều kiện bình thường. Và dịch vừa rồi thì thúc đẩy thêm câu chuyện chuyển dịch lao động.

Đối tượng thứ hai, đấy là những người cũng là lao động, cũng là công nhân nhưng làm việc ở các xí nghiệp nhỏ, các công trường và lao động thì không dài hạn và có tính thời vụ. Số này khi mà dịch đến thì các người thuê lao động không có cam kết dài hạn, cũng không biết lúc nào được quay lại.

Số thứ ba là số những người lao động tự do. Số này ở miền Nam, đặc biệt ở Thành phố Hồ Chí Minh rất lớn, làm việc ở các hộ gia đình nhỏ, thậm chí tự làm việc.

Đối tượng thứ tư, đấy là những người đi theo, như hôm qua các đại biểu nói đến 50 tuổi. Tôi đã đi tất cả các khu vực dịch lớn ở trong đấy thì có rất nhiều người nhà vào đấy để trông con, trông cháu cho người lao động đi lao động. Số này không là lao động chính thức trong công nghiệp nhưng mình cũng phải giải quyết. Còn cuối cùng là những người bị kẹt ở khu vực đấy người ta vào.

Quay lại đối tượng là người lao động trong các khu chế xuất, các khu công nghiệp và các doanh nghiệp lớn, Phó Thủ tướng cho biết là có thiếu nhưng chúng ta phải có cách giải quyết, trong đó có hai vấn đề lớn:

Vấn đề thứ nhất, bất di, bất dịch chúng ta phải kiểm soát dịch cho tốt, tại vì người ta tâm lý sợ nhất là bây giờ quay lại làm, sau đó dịch không tốt, bùng phát, lại quay lại phong tỏa như cũ. Và qua vừa rồi người ta đã chứng kiến ốm đau, mất mát và rất khổ. Việc này như hôm qua tôi nói, chúng ta phải có 1 kế hoạch rất cụ thể, chi tiết trong 1 tháng tới đây để chúng ta kiểm soát được dịch tốt.

Thứ hai, người ta rất cần phải mở lại trường học, nhất là mẫu giáo và tiểu học. Vì đa phần công nhân ở đây có con nhỏ là học mẫu giáo và tiểu học, không phải chỉ vấn đề giáo dục mà chính là giải quyết cho lao động. Người lao động muốn được đảm bảo khi quay lại thì có sự hỗ trợ ngoài đi lại về nhà trọ một thời gian nếu cần thiết, nhưng người ta muốn rằng với sự can thiệp của chính quyền và phối hợp của chính quyền thì những người thuê lao động họ dù là to hay nhỏ, nếu trong trường hợp có dịch bùng phát trở lại thì vẫn trả một phần lương, không hủy hợp đồng.

Quang cảnh phiên chất vấnQuang cảnh phiên chất vấn

 

Các tỉnh vừa rồi các đồng chí Bí thư ngồi đây, các đoàn ngồi đây thực ra đã làm rất nhiều việc, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đi xuống từng doanh nghiệp để thảo luận và cơ bản các công việc hiện nay đã được giải quyết từng bước. Bây giờ cần Trung ương mấy việc như sau:

Thứ nhất, theo Phó Thủ tướng là phải rà soát lại tất cả các quy định về phòng, chống dịch sao cho an toàn nhưng không quá phức tạp, đặc biệt là câu chuyện về xét nghiệm, về xử lý F1, F0 có trong doanh nghiệp một cách rất linh hoạt. Trong đó rất cần sự phối hợp của doanh nghiệp, sao cho doanh nghiệp thực sự lo cho công nhân của mình, đừng làm hình thức để có ca nhiễm hay việc bảo vệ người công nhân thì đưa hết trách nhiệm về phía chính quyền.

Thứ hai, đưa ra một số quy định có tính chất tạm thời nhưng rất thiết thực cho doanh nghiệp. "Ví dụ, hiện nay chúng tôi biết Bộ Lao động đang trình các cơ quan có thẩm quyền về việc xem xét trình Quốc hội kỳ này để thảo luận về việc tạm thời áp dụng trong một thời gian ngắn quy định đặc biệt về hạn chế số giờ làm việc, giữ 1 tháng hay để cả năm, nếu 1 tháng có nâng lên được không, bởi vì bây giờ là cuối năm đang có đơn hàng cho Noel vào dịp cuối năm, tạo điều kiện doanh nghiệp cũng chính là tạo điều kiện gián tiếp cho người lao động.

Từ trước đến nay các địa phương vẫn kết nối nhưng cũng có nơi vẫn còn thụ động, bây giờ cần phải chủ động, kết nối những người dân nào muốn quay lại những nơi cũ để làm việc thì chúng ta phải có kết nối thật sự chủ động.

Qua thăm dò thì có thể nói một nửa người lao động vẫn muốn đi tự do, không thích đi qua kênh kết nối của chính quyền, vì họ không thích bị ràng buộc, họ vào đó qua người quen lúc đó người ta mới tính xin việc ở đâu, chỗ nào. Chúng ta cứ giải quyết số 50% muốn có sự kết nối bằng cách cung cấp thông tin đầy đủ, chủ động tiêm vắc xin trước và có đưa đón.

Một số tỉnh trước đây đã đưa đón người từ vùng dịch về, bây giờ tôi có nói chuyện với một số đồng chí lãnh đạo các tỉnh, họ cũng sẵn sàng bỏ chi phí ra để đưa người lao động đó quay trở lại nơi làm việc nếu có sự kết nối. Sự vào cuộc của các tỉnh là hết sức quan trọng" - Phó Thủ tướng nói.

Lấy ví dụ về ác nước tương đối giống Việt Nam như Thái Lan, Malaysia, Phó Thủ tướng cho hay họ cũng lâm vào tình trạng như Việt Nam: Họ cũng thiếu lao động gần một triệu người và còn có kế hoạch mở ra để cho lao động từ nước ngoài vào. "Chúng ta bây giờ chưa đối mặt với việc đấy, chỉ mở ra cho các tỉnh khác đến. Các nước họ đều có các gói hỗ trợ đặc biệt để cho người lao động quay lại nơi làm việc.

Chúng ta đã có một số gói hỗ trợ rồi, tôi nghĩ rằng tới đây các địa phương đã chủ động rồi nhưng tôi cũng đề nghị Bộ Lao động xem xét cùng với các địa phương để có các gói hỗ trợ riêng cho người lao động quay lại làm việc và đặc biệt lưu ý đối với những người nhà đi theo để trông con cái thì người ta mới làm việc được" - Phó Thủ tướng chia sẻ.

Về lâu dài, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, trước sức ép của tăng trưởng của công nghiệp, chúng ta phải thu hút lao động về, đó cũng là một lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong những năm qua. Nhưng thực tế chống dịch vừa qua bộc lộ là có những khu công nhân tập trung quá đậm đặc và ở khu nào mà có những khu ký túc xá xây đúng theo định hướng mới thì chống dịch thuận lợi hơn, còn những khu người dân phải ở trong nhà trọ dân sinh thì vô cùng phức tạp.

"Người dân lúc bình thường đã khổ rồi, lúc dịch thì vô cùng khổ. Mỗi một căn phòng trọ khoảng trên dưới chục mét vuông, thường là thuê chung không phải vợ chồng, 2 người cùng thuê chung và đa phần trong đấy là 3 người gồm 2 vợ chồng và 1 con, thậm chí có nơi là 2 con, có nơi còn thêm một bà mẹ đến trông.

Thực sự tới đây chúng ta phải có một chương trình không chỉ là xây dựng nhà ở mà phải xem xét từng bước để cơ cấu lại sản xuất và lao động. Chúng ta sẽ phải chấp nhận từ bỏ dần và việc này có định hướng rồi, là lao động giá rẻ, đi vào chỗ có giá trị gia tăng cao.

Đây là một việc theo tôi đợt chống dịch lần này bộc lộ rất rõ và đương nhiên sẽ có ảnh hưởng tới chiến lược thu hút lao động, thu hút đầu tư nước ngoài sau này. Nhưng tôi tin rằng nếu chúng ta có sự chuẩn bị đúng thì chúng ta vẫn giữ chân được nhà đầu tư nước ngoài nhưng chúng ta dịch chuyển được cơ cấu lao động" - Phó Thủ tướng bày tỏ.

THẢO HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

Liên tục nợ thuế, Kim Oanh Group có đủ sức làm dự án 15.000 tỷ đồng?

Kim Oanh Group nợ thuế triền miên vẫn được Bình Dương chấp thuận làm dự án 15.000 tỷ đồng

Nhiều công ty nằm trong hệ sinh thái của Kim Oanh Group liên tục nằm trong danh sách nợ thuế, báo lỗ nhưng gần đây vẫn được UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận cho làm dự án Đầu tư xây dựng Một Thế Giới – The One World (dự án Hoà Lân) với tổng vốn đầu tư khoảng 15.000 tỷ đồng.
Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

(PNTĐ) - Sáng 19/4, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền - Phó trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng, phát triển 5 huyện thành quận dẫn đầu đoàn công tác của UBND thành phố Hà Nội đã làm việc với huyện Hoài Đức về: Rà soát tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong công tác xây dựng và phát triển huyện Hoài Đức thành quận theo Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thành phố; đánh giá tính khả thi phát triển huyện thành quận của Hoài Đức đến năm 2025.