Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV":

Cần khơi thông nguồn lực nội lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

THẢO HƯƠNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Trong phiên làm việc sáng 25/5 của Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, đại biểu Nguyễn Ngọc Tuấn – Phó trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội điều hành phiên thảo luận tại tổ Hà Nội, về các nội dung: Đánh giá, bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh thế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022...

Thảo luận tại tổ, đại biểu Tạ Đình Thi – Phó Chủ nhiệm UB Khoa học, công nghệ và Môi trường của Quốc hội, ĐBQH đoàn TP Hà Nội bày tỏ sự đồng tình với các báo cáo phát triển kinh tế - xã hội Chính phủ trình Quốc hội trước đó, đồng thời nêu lên 2 trong 13 chỉ tiêu chưa đạt được, cụ thể là về tốc độ tăng năng suất lao động, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP. “Thực tế 2 chỉ tiêu này nhiều năm qua cũng chưa đạt, giống như căn bệnh kinh niên; trong khi đó, các giải pháp đưa ra chưa đủ rõ, chưa đủ mạnh mẽ để tạo chuyển biến”.

Cần khơi thông nguồn lực nội lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội - ảnh 1
Đại biểu Nguyễn Ngọc Tuấn – Phó trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội điều hành phiên thảo luận tại tổ Hà Nội

Đặt trong bối cảnh tình hình kinh tế trong nước và thế giới khó khăn, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, độ mở lớn hiện nay, đại biểu Tạ Đình Thi cho rằng Quốc hội, Chính phủ cần tập trung vào các giải pháp căn cơ liên quan khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp từ trong nước. Nếu làm được, sẽ bảo đảm an ninh kinh tế vì hiện nay, chúng ta đang phụ thuộc khá nhiều vào công nghệ nước ngoài trên nhiều lĩnh vực. Đại biểu Thi lấy ví dụ trong lĩnh vực năng lượng, tỷ lệ nội địa hóa đang rất thấp: Trong dự án thủy điện, hiện nay chúng ta mới chủ động được khoảng 30%, với nhiệt điện là 25%, điện khí 7%, với lĩnh vực điện gió tỷ lệ phụ thuộc là 100%.

“Đứng về lý thuyết quản trị quốc gia, khi bên ngoài khó khăn, bên trong nội lực phải khơi thông, nhưng chúng ta chưa khơi thông được khiến kinh tế vẫn còn gặp khó”. Như trong lĩnh vực du lịch, chúng ta có rất nhiều tiềm năng; thời điểm dịch Covid-19 Việt Nam cũng là nước mở cửa sớm do kiểm soát dịch bệnh tốt. Nhưng so với những năm trước, và so với các nước khác trong khu vực, nguồn thu từ du lịch đang thấp hơn bình thường. Hay như một số lĩnh vực dịch vụ khác, cụ thể là dịch vụ karaoke đang không hoạt động; nguyên nhân không phải do dịch vụ này tồi tệ mà một phần do cơ chế.

Cần khơi thông nguồn lực nội lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội - ảnh 2
Đại biểu Phạm Đức Ấn nêu ý kiến trong phiên thảo luận tại tổ Hà Nội sáng 25/5

Đồng tình với các quan điểm trên, đại biểu Phạm Đức Ấn – Chủ tịch Hội đồng thành viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, đoàn ĐBQH TP Hà Nội cũng nhận định: Kết quả đạt được về kinh tế - xã hội theo báo cáo của Chính phủ cho thấy chúng ta có nhiều cố gắng; nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm. Bước sang năm 2023, mọi khó khăn đang dần lộ diện, nhất là từ hoạt động của doanh nghiệp.

Trong bối cảnh xuất khẩu khó khăn, đại biểu Ấn cho rằng: Động lực tăng trưởng phải từ trong nước, đi cùng chi tiêu ngân sách, đầu tư công. Tuy nhiên hiện nay, tỷ trọng, tỷ lệ chi tiêu ngân sách, đầu tư công chưa được 16% là chưa đạt. Tháo gỡ vướng mắc nói trên phải xuất phát từ cơ chế. Nếu không có tháo gỡ và tháo gỡ tận cùng sẽ rất khó cho phát triển trong giai đoạn hiện tại và cả giai đoạn sau này.

Tin cùng chuyên mục

Giảm nhiều vụ việc phức tạp, phụ nữ được tạo điều kiện phát triển kinh tế

Giảm nhiều vụ việc phức tạp, phụ nữ được tạo điều kiện phát triển kinh tế

(PNTĐ) -Ngày 28/9/2023, tiếp tục chương trình giám sát năm 2023, Đoàn Giám sát liên ngành của Thành phố do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy, Ủy viên BCH Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội đã giám sát việc thực hiện 2 Đề án “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết 1 số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2018- 2027” (Đề án 938) và Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2018 – 2025” (Đề án 939) tại quận Đống Đa.
Phát huy dân chủ trong Đảng, xã hội và phải dựa vào dân để xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền

Phát huy dân chủ trong Đảng, xã hội và phải dựa vào dân để xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền

(PNTĐ) - Đó là một trong những bài học kinh nghiệm của thành phố trong 10 năm qua trong xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Đặc biệt là đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong giải quyết vướng mắc của nhân dân thông qua công tác tiếp thu các ý kiến đóng góp xây dựng Đảng, chính quyền tại hội nghị đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân.
Giúp nông dân thích ứng với điều kiện mới

Giúp nông dân thích ứng với điều kiện mới

(PNTĐ) - Ngày 28/9, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với UBND huyện Thanh Oai tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông cho các hộ nông dân, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.