Cử tri Hà Nội đề nghị Thành phố đầu tư công nghệ, camera giám sát giao thông

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Trong khi tốc độ tăng trưởng các loại phương tiện giao thông như xe mô tô 3%, xe ô tô 10%, Hà Nội đang có gần 7,9 triệu phương tiện giao thông, thì bãi đỗ xe công cộng mới chỉ đáp ứng 7-8%, còn lại 90% xe đỗ tại các bãi đất trống, đất xen xẹt, dự án chậm triển khai, khu vực công cộng. Tốc độ phát triển của kết cấu hạ tầng giao thông không theo kịp tốc độ phát triển của phương tiện gây áp lực rất lớn lên hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đô thị, đặc biệt là mạng lưới giao thông tĩnh.

Cử tri Hà Nội đề nghị Thành phố đầu tư công nghệ, camera giám sát giao thông - ảnh 1
Quang cảnh hội nghị

Ngày 16/11, Thường trực HĐND thành phố Hà Nội tiếp xúc cử tri chuyên đề về "Công tác tổ chức giao thông, trông giữ phương tiện và quản lý lòng đường, hè phố trên địa bàn TP Hà Nội" theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn chủ trì.

Phương tiện lớn, áp lực rất lớn hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đô thị

Báo cáo về tình hình thực hiện quy định của pháp luật về quản lý giao thông trên địa bàn Hà Nội, Phó Giám đốc Sở Giao thông-Vận tải (GT-VT) Trần Hữu Bảo cho biết: Về quy hoạch hệ thống bến xe, bãi đỗ xe, điểm đỗ xe tạm thời, trên địa bàn TP Hà Nội quy hoạch 13 bến xe khách liên tỉnh; 12 bến xe tải; và 1.620 bãi đỗ xe công cộng. Hiện có 5/13 bến xe khách liên tỉnh đang khai thác sử dụng; 5/12 bến xe tải đang khai thác hoạt động và đã được đầu tư; có 57/1.620 bãi đỗ xe theo quy hoạch đang khai thác sử dụng; 66/1.620 đang triển khai đầu tư và chưa có bãi đỗ xe trung chuyển P&R được hình thành theo quy hoạch.

Về việc cấp phép tạm thời sử dụng lòng đường, vỉa hè để tổ chức trông giữ phương tiện, tính đến 20/10/2023, Sở GT-VT đã cấp phép sử dụng tạm thời lòng đường để trông giữ phương tiện cho 40 đơn vị tại 214 vị trí, với diện tích 37.985m2. UBND cấp huyện cấp phép sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố cho các tổ chức, cá nhân để trông giữ xe khoảng 422 điểm, diện tích 93.300m2.

Về công tác tổ chức giao thông, từ đầu năm 2023 đến nay UBND Thành phố đã chỉ đạo thành lập 4 tổ công tác liên ngành gồm Sở GT-VT, Công an Thành phố và chính quyền địa phương thường xuyên kiểm tra, rà soát phát hiện và xử lý kịp thời các bất cập trong tổ chức giao thông và giải quyết các điểm ùn tắc giao thông, các điểm đen về tai nạn giao thông.

Kết quả đã thực hiện điều chỉnh tổ chức giao thông 44 tuyến đường, nút giao thông trên địa bàn Thành phố để giảm thiểu ùn tắc giao thông. Xử lý được 11/37 điểm ùn tắc giao thông, còn lại 26 điểm. Đồng thời, đã xác định 4 nhóm nguyên nhân gây ra 26 điểm ùn tắc giao thông hiện đang xử lý. Các điểm đen tai nạn giao thông đã được xử lý, năm 2022 xử lý dứt điểm 21 điểm, trong năm 2023 xử lý được 6/7 điểm...

Số lượng phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố tính đến tháng 10/2023 là trên 7.880.136 phương tiện các loại, trong đó có 1.107.982 xe ô tô, 6.772.154 xe môtô, chưa kể khoảng 1,2 triệu phương tiện từ các tỉnh, thành phố khác tham gia giao thông trên địa bàn.

Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2019-2022 là trên 10% đối với ô tô và trên 3% đối với xe máy, trong khi tỷ lệ diện tích đất dành cho giao thông trên diện tích đất xây dựng đô thị mới đạt được 10,35% (chỉ tăng được khoảng từ 0,26-0,3%/năm) và diện tích đất dành cho giao thông tĩnh mới được dưới 1%.

Diện tích đất của thành phố dành cho giao thông tĩnh và các điểm, bãi đỗ xe công cộng mới chỉ đáp ứng khoảng 8-10% nhu cầu đỗ xe của tổng số phương tiện hiện có, còn lại 90% nhu cầu đang đỗ tại các bãi đất trống, đất xen kẹt, đất dự án chậm triển khai, các khu vực công cộng.

Với tốc độ phát triển của kết cấu hạ tầng giao thông không theo kịp tốc độ phát triển phương tiện gây áp lực rất lớn hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đô thị, đặc biệt là mạng lưới giao thông tĩnh (bãi đỗ xe, điểm đỗ xe…).

Khó khăn về kêu gọi nhà đầu tư các bãi đỗ xe tĩnh

Trước thực trạng trên, các cử tri các quận, huyện: Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Gia Lâm… đề nghị Thành phố quan tâm, chỉ đạo thực hiện phân cấp, ủy quyền trong công tác quản lý lòng đường và thoát nước cho một đầu mối, thuận tiện cho công tác tiếp nhận duy tu duy trì, sửa chữa khi có sự cố.

Cử tri Hà Nội đề nghị Thành phố đầu tư công nghệ, camera giám sát giao thông - ảnh 2
Các đại biểu và cử tri tham gia trực tuyến

Về những khó khăn về kêu gọi nhà đầu tư các bãi đỗ xe tĩnh, cử tri đề nghị TP xem xét có cơ chế chính sách đặc thù đối với các Nhà đầu tư thực hiện theo hình thức xã hội hóa khi đầu tư xây dựng các bãi đỗ xe cao tầng. Cử tri cũng đặt câu hỏi về tiến độ thi công công tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Bùi Danh Liên, đất lòng đường vỉa hè là của Nhà nước hoặc cơ quan quản lý, tùy theo từng tuyến phố, quận, huyện có nhiệm vụ cho thuê. Khi cho thuê phải xác định diện tích, giá cả, thời gian thuê, quy chế thuê, trách nhiệm của các bên… Bên thuê phải ký hợp đồng thuê và thanh toán kinh phí thuê lòng đường vỉa hè cho quận, huyện theo Luật Ngân sách (nghiêm cấm việc mua đi bán lại hợp đồng), người thuê phải là người cư trú tại phường, quận có diện tích cho thuê.

Cử tri đề nghị, đã đến lúc Thành phố cần xã hội hóa các bến xe của Nhà nước, giao các bến xe nhà nước cho doanh nghiệp tư nhân đầu tư phát triển để tăng chất lượng và công suất phục vụ.

Cử tri đề nghị sắp xếp lại lực lượng Thanh tra giao thông, rút bớt lực lượng này về tăng cường cho các quận, huyện quản lý để giúp các địa phương quản lý xe tư nhân, thu thuế khoán kinh doanh vận tải, xử lý xe giả danh hợp đồng, xe dù bến cóc...

Trả lời cử tri, Phó Giám đốc Sở QH-KT Phạm Quốc Tuyến cho biết, Thành phố ban hành kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện với nhiệm vụ trung hạn 2021-2025, trên cơ sở đó triển khai thực hiện và bố trí nguồn vốn. Trong quá trình triển khai quy hoạch thì thực hiện theo các quy định của luật cũng như các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc thì tất cả hạ tầng về giao thông vận tải và tính toán các chỉ tiêu đáp ứng của các đồ án quy hoạch.

Tuy nhiên, quá trình tổ chức thực hiện do nhu cầu phát triển đô thị, do nhu cầu phát triển đột biến của loại phương tiện như ô tô, xe máy, 2 loại phương tiện này kết hợp với xác định nguồn vốn đầu tư cho kỳ trung hạn thì cơ bản không theo kịp tốc độ phát triển đô thị...

Cử tri Hà Nội đề nghị Thành phố đầu tư công nghệ, camera giám sát giao thông - ảnh 3
Giám đốc Sở GT-VT Hà Nội Nguyễn Phi Thường trả lời cử tri

Theo Giám đốc Sở GT-VT Hà Nội Nguyễn Phi Thường, Thành phố có khoảng 10 triệu người, phương tiện giao thông tăng nhanh, nên thời gian qua, Thành phố quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Các chỉ tiêu không đạt về diện tích dành cho giao thông còn xa so với mục tiêu, trong đó diện tích đất dành cho giao thông tĩnh chưa đến 1%. Giao thông công cộng Thành phố cũng đặt ra trọng tâm, nhưng mới đạt 19,05%.

Năm 2022, Thành phố có 35 điểm ùn tắc giao thông, ngành đã nỗ lực xử lý được 8 điểm, thì lại phát sinh thêm 10 điểm... do kết cấu hạ tầng giao thông chưa theo kịp, các tuyến vành đai đang triển khai, chưa hoàn chỉnh...

Về giao thông tĩnh, do cơ chế chính sách, cách thức triển khai thực hiện, nên dù trên địa bàn có 1.620 bãi đỗ xe theo quy hoạch đã được phân cấp cho các quận huyện quản lý nhưng chỉ có 57 bãi đỗ xe được thực hiện đang khai thác; 66 dự án đang triển khai; 73 bãi đỗ xe ngầm chưa được thực hiện.

Đồng chí Nguyễn Phi Thường tiếp thu, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền rà soát, xem vướng ở đâu báo cáo UBND TP chỉ đạo tháo gỡ. Giải pháp mạnh cho lĩnh vực xử lý vi phạm an toàn giao thông hiện nay là triển khai mạnh mẽ việc gắn camera phạt nguội, sẽ nâng cao ý thức người dân.

Cử tri Hà Nội đề nghị Thành phố đầu tư công nghệ, camera giám sát giao thông - ảnh 4
Đại tá Trần Đình Nghĩa, Trưởng phòng Cảnh sát Giao thông (Công an thành phố Hà Nội) phát biểu.

Đại tá Trần Đình Nghĩa, Trưởng phòng Cảnh sát Giao thông (Công an TP Hà Nội) cho biết, Hà Nội hiện chỉ đường bộ và 1 tuyến đường sắt đô thị Cát Linh- Hà Đông, trong khi hơn 8 triệu phương tiện giao thông cá nhân, chưa tính đến các phương tiện của đơn vị quân đội và các tỉnh về Hà Nội giao thoa kinh tế. Tuyến đường Tố Hữu - Lê Văn Lương kéo dài chung cư san sát, đồng bộ giờ cao điểm người dân ra đường, dẫn đến ùn ứ. Tuyến vành đai 2 qua đường Trường Chinh, cần quy hoạch đồng bộ từ cầu Vĩnh Tuy lên hết đường Láng, quận Cầu Giấy nhưng đến Ngã Tư Sở lại ùn ứ như cái phễu...

Đại tá Trần Đình Nghĩa cũng đề nghị lãnh đạo Thành phố quan tâm đầu tư quỹ giao thông tĩnh đề đầu tư bến bãi. Khi triển khai cần đồng bộ cùng lúc từ điện, nước, cáp ngầm... để tránh tình trạng làm xong đường lại đào thi công nước, điện gây ùn tắc.

Thành phố nên tính toán mật độ quy hoạch kiến trúc gắn với quy hoạch giao thông đồng bộ; đầu tư vào công nghệ, gắn camera giám sát để quản lý giao thông ở các điểm, giảm sức người.

Giải pháp tháo gỡ khả năng thiết lập hệ thống giao thông toàn thành phố

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, vấn đề giao thông nói chung và trật tự an toàn giao thông, vấn đề lòng đường hè phố hiện nay diễn ra ở khu vực đô thị và ngoài khu vực đô thị đều rất phức tạp, phải kiểm soát chặt chẽ. Hiện nay, Thành phố mới quản lý được giao thông động, phần giao thông tĩnh vẫn rất khó, theo quy hoạch giao thông tĩnh phải đảm bảo 4% nhưng hiện nay mới đạt 0,7-0,8%. Vì thế, các quy định đỗ xe tạm dưới lòng đường vỉa hè đang diễn ra, đây cũng là "vấn nạn" chung ở các thành phố lớn.

Cử tri Hà Nội đề nghị Thành phố đầu tư công nghệ, camera giám sát giao thông - ảnh 5
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn phát biểu

Thực hiện các quy định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GT-VT và Thành ủy Hà Nội về quản lý lĩnh vực giao thông, TP Hà Nội đã triển khai 6 giải pháp trọng tâm: Tập trung nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; tăng cường phát triển ưu tiên vận tải hành khách công cộng; nâng cao chất lượng công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật; tăng cường kiểm tra, kiểm soát xử lý; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý...

UBND Thành phố kiến nghị HĐND Thành phố hoàn chỉnh điều chỉnh quy hoạch giao thông vận tải phục vụ điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn 2065 theo quy định. Dự kiến tháng 6/2024, Hà Nội sẽ báo cáo Quốc hội, Chính phủ quy định điều chỉnh chung quy hoạch chung Thủ đô với tầm nhìn lớn, có giải pháp tháo gỡ khả năng thiết lập hệ thống giao thông toàn thành phố. UBND TP Hà Nội sẽ tập trung cao độ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông hoàn chỉnh.

Thành phố chỉ có giao thông đường bộ nổi còn giao thông tĩnh chưa có, đường sắt đô thị thấp. Để phát triển giao thông tĩnh, cần tháo gỡ ách tắc về cơ chế thu hút nguồn lực đầu tư. 

Với câu hỏi về tiến độ đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội bao giờ hoàn thành, theo Phó Chủ tịch UBND Dương Đức Tuấn cho biết, TP đặt lộ trình chạy thử vào tháng 12/2023 và dự kiến vận hành chính thức vào 30/4/2024. Khi đi vào hoạt động sẽ tăng tỷ lệ vận tải hành khách công cộng và đạt mục tiêu tỷ lệ vận tải hành khách công cộng 30% vào năm 2025.

Cử tri Hà Nội đề nghị Thành phố đầu tư công nghệ, camera giám sát giao thông - ảnh 6
Quang cảnh hội nghị tiếp xúc cử tri

Kết luận buổi tiếp xúc cử tri, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh, đây là lĩnh vực khó được lãnh đạo TP quan tâm chỉ đạo. Thời gian qua, Thành uỷ, HĐND, UBND đã có nhiều chỉ đạo lĩnh vực này; nhiều công trình, dự án lớn được triển khai hoàn thành phục vụ nhu cầu của người dân như đường Vành đai 2, Vành đai 3, cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2…

Tuy nhiên, việc quản lý, tổ chức giao thông cũng còn những tồn tại hạn chế cần đánh giá, nhận diện kỹ về thực trạng để có giải pháp khắc phục từ thực tiễn, trong đó chú trọng các giải pháp quy hoạch; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; cơ chế chính sách; phân cấp; thu hút đầu tư…
Thành phố cần chú trọng nâng cao hiệu quả công tác quản lý lĩnh vực giao thông, đặc biệt là quản lý lòng đường, vỉa hè. Các cấp, các ngành cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt sâu rộng trong nhân dân về việc chấp hành pháp luật về giao thông, thực hiện kỷ cương, kỷ luật về giao thông.

Với đô thị lớn như Hà Nội, tốc độ tăng dân số cơ học nhanh, phương tiện tăng, vì vậy đề nghị Sở GT-VT phối hợp với các hiệp hội vận tải rà soát, đánh giá phương tiện, để tham mưu với UBND Thành phố các giải pháp xử lý.

Đánh giá các ý kiến phát biểu của cử tri và trao đổi của lãnh đạo sở, ngành rất tâm huyết, xác đáng, thiết thực, hiệu quả, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn yêu cầu các đơn vị, địa phương tổng hợp đầy đủ các ý kiến, cả ý kiến bằng văn bản để trả lời cử tri theo đúng quy định.

 

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng là tấm gương tiêu biểu, mẫu mực, sáng ngời về bản lĩnh, đạo đức cách mạng, "chí công vô tư"

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng là tấm gương tiêu biểu, mẫu mực, sáng ngời về bản lĩnh, đạo đức cách mạng, "chí công vô tư"

(PNTĐ) - Trong Lời điếu đọc tại Lễ Truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Trưởng Ban Lễ tang đọc trước lĩnh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Nước nhấn mạnh: "Đồng chí Nguyễn Phú Trọng là tấm gương tiêu biểu, mẫu mực, sáng ngời về bản lĩnh, đạo đức cách mạng, "chí công vô tư". Báo Phụ nữ Thủ đô xin trân trọng đăng toàn văn lời điếu.
Gần 3.000 cán bộ, hội viên phụ nữ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất Mẹ  ​

Gần 3.000 cán bộ, hội viên phụ nữ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất Mẹ ​

(PNTĐ) - 13 giờ ngày 26/7, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP Hà Nội. Lễ an táng lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.
Bạn cũ trào nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Bạn cũ trào nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Trong hai ngày diễn ra lễ Quốc tang, dòng người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng xếp hàng kín các con đường hướng về Nhà văn hoá thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội và Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Nhân Tông. Trong dòng người đó, có những người bạn học cũ từ thời niên thiếu, bạn đại học của Tổng Bí thư. Họ đều tuổi đã cao, mắt mờ, chân run, tóc bạc hoa râm, vẫn lặng lẽ tiễn đưa người bạn lớn…
Phụ nữ Thủ đô nguyện tích cực xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh như đồng chí Tổng Bí thư từng căn dặn

Phụ nữ Thủ đô nguyện tích cực xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh như đồng chí Tổng Bí thư từng căn dặn

(PNTĐ) - Sáng ngày 26/7, tại Nhà Tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), Đoàn đại biểu phụ nữ Thủ đô do đồng chí Lê Kim Anh, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội làm Trưởng đoàn đã thành kính viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và chia buồn cùng gia quyến.