Góp ý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi):

Đại biểu kiến nghị bổ sung đối tượng kinh doanh đặt cược chịu thuế

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Góp ý vào dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai đề nghị cần tiếp tục hoàn thiện một số nội dung liên quan đến đối tượng chịu thuế, mức thuế suất, và quy trình hoàn, khấu trừ thuế nhằm tăng tính minh bạch, công bằng trong thực thi.

Đề nghị bổ sung đối tượng các hình thức đặt cược chịu thuế

Đại biểu Quốc hội Phạm Thị Thanh Mai cho biết, sau khi nghiên cứu dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) và các tài liệu có liên quan (trong đó có Báo cáo số 1279/BC-UBTVQH15 ngày 8/5/2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật), dự thảo Luật sau khi được tiếp thu, chỉnh lý (gồm 4 chương và 11 điều) cơ bản đã đáp ứng yêu cầu về hình thức, nội dung của văn bản pháp luật thuế chuyên ngành; khắc phục những bất hợp lý của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành; có tính khả thi, phù hợp với Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 đã được ban hành kèm theo Quyết định số 508/QĐ-TTg ngày 23/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Đại biểu kiến nghị bổ sung đối tượng kinh doanh đặt cược chịu thuế - ảnh 1
Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai góp ý kiến vào dự thảo luật

Để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật, đại biểu đóng góp một số ý kiến. Cụ thể, về đối tượng chịu thuế (Điều 2), tại Khoản 2 có nêu người sử dụng các “dịch vụ” nêu tại dự thảo Luật là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thường là người có thu nhập cao. Do đó, việc điều tiết thu nhập để bảo đảm công bằng giữa các hoạt động kinh doanh dịch vụ và nhằm thực hiện mục tiêu quản lý tốt hơn. Vì vậy, đề nghị tại dự thảo Luật quy định nguyên tắc rõ ràng về việc lựa chọn đối tượng dựa trên tiêu chí xa xỉ hoặc có hại cho sức khỏe và môi trường, đảm bảo tính nhất quán trong chính sách thuế.

Ttại khoản 2 Điều 2 dự thảo Luật, đại biểu cho rằng nên sửa đổi bổ sung: Đối tượng chịu thuế. 2. Dịch vụ: d) kinh doanh đặt cược bao gồm đặt cược thể thao, giải trí, đặt cược trực tuyến, game online và các hình thức đặt cược khác theo quy định của pháp luật; đ)kinh doanh gôn (golf) bao gồm kinh doanh sân tập gôn, bán thẻ hội viên, vé chơi gôn; e)kinh doanh xổ số; f) dịch vụ làm đẹp, thẩm mỹ”.

Liên quan đến đối tượng không chịu thuế (Điều 3), đại biểu Phạm Thị Thanh Mai đề nghị cần rà soát, bổ sung tại dự thảo Luật các trường hợp hàng hóa do cơ sở sản xuất trực tiếp xuất khẩu, ủy thác xuất khẩu, bán cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu thuộc diện không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Theo đó, hàng hóa xuất khẩu bao gồm "hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài và bán cho khu phi thuế quan và phục vụ cho sản xuất kinh doanh của khu phi thuế quan".

Về thuế suất và mức thuế tuyệt đối (Điều 8), ở điểm 2 mục I “Hàng hoá “ Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt”quy định: Từ 1/1/2026, đối với rượu từ 20 độ trở lên, thuế suất là 65%; rượu dưới 20 độ, thuế suất từ năm 2026 là 35%. Theo đại biểu, việc quy định mức thuế suất giữa 2 loại rượu từ 20 độ và trên 20 độ nêu trên có biểu thuế suất chênh lệch cao (30%). Điều này sẽ dễ dẫn đến việc doanh nghiệp có thể chỉ sản xuất rượu có nồng độ cồn dưới 20 độ (ví dụ 19,5 độ) để tránh mức đánh thuế cao hơn 35% so với rượu có nồng độ cồn 20 độ. Vì vậy, đại biểu đề nghị nghiên cứu, điều chỉnh tại dự thảo Luật cho phù hợp.

Riêng đối với nội dung nêu tại điểm 5 mục II “Dịch vụ”, ĐBQH Phạm Thị Thanh Mai cho rằng, đối với dịch vụ kinh doanh gôn (golf) cần tăng mức thuế suất, từ mức 20% nêu tại dự thảo Luật lên mức 30% vì đây là loại dịch vụ cao cấp nhưng hiện được điều tiết gần thấp nhất trong các dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (chỉ cao hơn dịch vụ kinh doanh xổ số nêu tại điểm 5 mục II Dịch vụ ở mức 15%).

Cần làm rõ tiêu chí, thời hạn, hồ sơ... đảm đảm công bằng trong thực thi hoàn thuế, khấu trừ thuế

Đại biểu Phạm Thị Thanh Mai cho biết, liên quan đến hoàn thuế, khấu trừ thuế (Điều 9) cần làm rõ hơn một số nội dung sau. Cụ thể, tại Khoản 1, Điểm a, đề nghị cần làm rõ tiêu chí, thời hạn và hồ sơ chứng minh việc xuất khẩu thực tế để tránh bị lạm dụng và bảo đảm công bằng trong thực thi. Còn tại Điểm b, đề nghị xem xét bổ sung quy định chi tiết về trình tự, hồ sơ, thời gian quyết toán để tránh gây khó khăn cho doanh nghiệp và cơ quan thuế trong xử lý sau khi doanh nghiệp không còn hoạt động. Tại Khoản 2, đại biểu cho rằng cần bảo đảm quy trình kiểm tra chứng từ hợp lệ rõ ràng, tránh tình trạng doanh nghiệp bị kéo dài thời gian khấu trừ do thiếu minh bạch về quy trình.

Đại biểu cũng kiến nghị đơn giản hóa thủ tục và đẩy mạnh số hóa, quá trình hoàn thuế, khấu trừ thuế nên được thực hiện qua hệ thống điện tử, giảm thủ tục giấy tờ, tăng hiệu quả quản lý và minh bạch. Bên cạnh đó, đề nghị bổ sung nguyên tắc khấu trừ thuế TTĐB; bổ sung quy định về việc hướng dẫn quyết toán thuế trong trường hợp doanh nghiệp giải thể, phá sản.

Về nội dung giảm thuế (Điều 10), đại biểu đề nghị bổ sung thêm các trường hợp bất khả kháng khác như “thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn” để phù hợp với quy định tại điểm a khoản 27 Điều 3 Luật Quản lý thuế.

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất tăng thuế rượu, bia, thuốc lá và thêm nước ngọt có đường từ năm 2027

Đề xuất tăng thuế rượu, bia, thuốc lá và thêm nước ngọt có đường từ năm 2027

(PNTĐ) - Ngày 9/5, dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đã trở thành tâm điểm thảo luận tại Kỳ họp Quốc hội, thu hút sự quan tâm đặc biệt của các đại biểu cũng như dư luận xã hội. Những đề xuất điều chỉnh thuế suất đối với các mặt hàng quen thuộc như rượu, bia, thuốc lá và đặc biệt là việc bổ sung nước giải khát có đường vào danh mục chịu thuế đang mở ra những tranh luận sâu sắc về tác động kinh tế, xã hội và mục tiêu bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Ngày hội “Sinh viên 5 tốt”: Để sinh viên Hà Nội thể hiện trí tuệ, sự năng động và khát vọng cống hiến

Ngày hội “Sinh viên 5 tốt”: Để sinh viên Hà Nội thể hiện trí tuệ, sự năng động và khát vọng cống hiến

(PNTĐ) - Đất nước đang trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, trong nhiệm vụ đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng của dân tộc, vai trò của sinh viên càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Vì vậy, mỗi sinh viên cần chủ động thích nghi với những chuyển đổi nhanh chóng của xã hội, nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện đạo đức, thể lực, kỹ năng hội nhập; khơi dậy trách nhiệm với cộng đồng và đổi mới sáng tạo. Ngày hội “Sinh viên 5 tốt” không chỉ vinh danh, mà còn là diễn đàn để khơi nguồn cảm hứng, để sinh viên Hà Nội thể hiện trí tuệ, sự năng động, khát vọng cống hiến và tinh thần hội nhập.
Hà Nội sẽ gặp mặt và biểu dương người làm báo tiêu biểu Thủ đô nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Hà Nội sẽ gặp mặt và biểu dương người làm báo tiêu biểu Thủ đô nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

(PNTĐ) - Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn vừa ký ban hành Kế hoạch số 126/KH-UBND về tổ chức Hội nghị “Gặp mặt và biểu dương người làm báo tiêu biểu Thủ đô” nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) và Trao giải Cuộc thi viết về điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt năm 2025.