Đại biểu Quốc hội đề xuất giao dịch vàng có bán, có mua

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Đánh giá cao về việc 4 ngân hàng Nhà nước tham gia bán vàng, Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) đề xuất việc giao dịch vàng nên thực hiện hai chiều, có bán ra, có mua vào, không nên chỉ thực hiện bán ra mà không mua vào như hiện nay.

Theo Ngân hàng Nhà nước, từ chiều nay (3/6), sẽ có 4 ngân hàng quốc doanh (gồm Vietcombank, BIDV, Agribank, Vietinbank) và Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC)và Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) bắt đầu bán vàng bình ổn trực tiếp cho người dân ở 11 tỉnh, thành phố.

Thông tin này nhận được sự quan tâm của dư luận, nhất là nhiều người đặt câu hỏi vì sao 4 ngân hàng chỉ bán ra mà không mua lại vàng.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giao dịch vàng có bán, có mua - ảnh 1
Đại biểu Phạm Văn Hoà (đoàn Đồng Tháp) trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội sáng 3/6

Trước thông tin này, bên hành lang Quốc hội, sáng 3/6, đại biểu Phạm Văn Hoà (đoàn Đồng Tháp) cho rằng: Tôi đánh giá rất cao tính cầu thị của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã cho phép 4 ngân hàng lớn của Việt Nam thực hiện bán vàng miếng ra thị trường, phục vụ nhu cầu của người dân. Đây là tín hiệu rất đáng mừng để thực hiện ổn định được thị trường vàng trong nước, dần tiệm cận với giá vàng trên thế giới.

Tuy nhiên, đại biểu Phạm Văn Hòa cũng bày tỏ băn khoăn về việc 4 ngân hàng của Nhà nước sẽ bán vàng bình ổn bao lâu, liệu có duy trì thường xuyên, liên tục hay chỉ bán trong một giai đoạn nhất định rồi nghỉ. Nếu vậy, cần làm rõ đến giai đoạn nào thì ngân hàng không còn bán vàng nữa vì nếu ngân hàng không bán nữa thì lại tác động đến thị trường.

Như vậy thì khi người dân vẫn có nhu cầu mua, mà ngân hàng không bán nữa, người ta lại phải tìm ở những nguồn khác ngoài thị trường, kích thích giá ngoài thị trường lên cao.

Đại biểu Phạm Văn Hoà cũng đặt câu hỏi tại sao ngân hàng chỉ bán mà không mua, như vậy làm sao có đủ để cung cấp thường xuyên cho thị trường, cho người dân.

Vì vậy, đại biểu kiến nghị Ngân hàng Nhà nước cần quan tâm vấn đề có bán là phải có mua. Người dân có nhu cầu mua thì mình bán, người dân có nhu cầu bán thì ngân hàng cũng phải mua lại để mình có nhu cầu tái tạo, để lưu chuyển nguồn hàng.

 
 

Tin cùng chuyên mục

Cử hành trọng thể Lễ truy điệu và an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cử hành trọng thể Lễ truy điệu và an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Chiều ngày 26/7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình đã tổ chức trọng thể Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, theo nghi thức Quốc tang tại Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội); Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và tại quê nhà Nhà Văn hóa, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng là tấm gương tiêu biểu, mẫu mực, sáng ngời về bản lĩnh, đạo đức cách mạng, "chí công vô tư"

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng là tấm gương tiêu biểu, mẫu mực, sáng ngời về bản lĩnh, đạo đức cách mạng, "chí công vô tư"

(PNTĐ) - Trong Lời điếu đọc tại Lễ Truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Trưởng Ban Lễ tang đọc trước lĩnh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Nước nhấn mạnh: "Đồng chí Nguyễn Phú Trọng là tấm gương tiêu biểu, mẫu mực, sáng ngời về bản lĩnh, đạo đức cách mạng, "chí công vô tư". Báo Phụ nữ Thủ đô xin trân trọng đăng toàn văn lời điếu.