Đề xuất bổ sung nội dung “đảm bảo tính đặc thù của các tổ chức thành viên” trong Hiến pháp sửa đổi

HOÀNG LAN (TỔNG HỢP)
Chia sẻ

(PNTĐ) - Thống nhất với Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013, bà Trần Thu Thủy, Nguyên Chánh văn phòng Trung ương Hội LHPN Việt Nam cho rằng Dự thảo đã nêu khá rõ những vấn đề của hệ thống các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Do vậy, việc thực hiện chủ trương của Đảng về nghiên cứu sắp xếp lại các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ về trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là điều cần thiết.

Cụ thể, một số tồn tại như như còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc trung gian, chức năng, nhiệm vụ còn có sự giao thoa, trùng lắp; có lúc, có nơi chưa thực hiện sâu sát cơ sở, nắm tình hình Nhân dân chưa kịp thời; vẫn còn tồn tại tình trạng một việc nhiều tổ chức cùng làm, một người tham gia nhiều tổ chức;

Do vậy, việc thực hiện chủ trương của Đảng về nghiên cứu sắp xếp lại các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ về trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để thu gọn đầu mối, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị, đồng thời để đồng bộ với cơ cấu tổ chức đảng hiện nay, là điều cần thiết để các tổ chức chính trị - xã hội thích ứng với tình hình mới, đáp ứng yêu cầu gần dân, sát dân, đại diện, bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân.

Đề xuất bổ sung nội dung “đảm bảo tính đặc thù của các tổ chức thành viên” trong Hiến pháp sửa đổi - ảnh 1
Bà Trần Thu Thủy, Nguyên Chánh văn phòng Trung ương Hội LHPN Việt Nam

Dự thảo Nghị quyết cũng khẳng định lại vị trí trung tâm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên tắc hoạt động của Mặt trận và các tổ chức thành viên đó là hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động dưới sự chủ trì của Mặt trận. Chỉ duy nhất có thêm một nội dung trong Điều 10 quy định về việc Công đoàn Việt Nam là đại diện của người lao động ở cấp quốc gia trong quan hệ lao động và quan hệ quốc tế.

Theo bà Thu Thủy, sau sửa đổi Hiến pháp thì Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể sẽ có những sửa đổi điều lệ và cách thức hoạt động của tổ chức mình, song, bà còn có một số băn khoăn sau:

Về mặt lãnh đạo: Trong bổ sung sửa đổi có nêu: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo", bà Thủy hoàn toàn nhất trí vì từ trước tới nay mặc dù câu này không có trong Hiến pháp 2013 thì hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội như Hội Phụ nữ vẫn hoàn toàn theo sự lãnh đạo của Đảng.

Tuy nhiên trong Khoản 2 Điều 9 của Hiến pháp sửa đổi đang đề ra: “Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam là các tổ chức chính trị - xã hội trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên, hội viên tổ chức mình; được tổ chức và hoạt động thống nhất trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cùng với các tổ chức thành viên khác của Mặt trận hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động dưới sự chủ trì của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”.

Đề xuất bổ sung nội dung “đảm bảo tính đặc thù của các tổ chức thành viên” trong Hiến pháp sửa đổi - ảnh 2
Đại diện trí thức, người dân tham gia góp ý Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013

Bà Thu Thủy đặt câu hỏi, vậy nguyên tắc hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động dưới sự chủ trì của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là như thế nào? Mặt trận sẽ là lãnh đạo trực tiếp các tổ chức chính trị-xã hội? Điều này có tác động khá lớn tới cách thức hoạt động của Hội LHPN Việt Nam. Cụ thể:

Thứ nhất, Hội LHPN Việt Nam còn đại diện cho phụ nữ Việt Nam nữa không hay chỉ đại diện cho hội viên, thành viên của mình (vì trong Dự thảo sửa đổi chỉ đề cập đến việc bảo vệ quyền lợi ích chính đáng cho hội viên, thành viên tổ chức mình)? Theo bà Thủy, ở bình diện quốc tế, hiện vấn đề phụ nữ và bình đẳng giới ngày càng nổi lên như là một thước đo cho sự phát triển toàn diện của một quốc gia. Hội LHPN Việt Nam cũng là thành viên của nhiều tổ chức và diễn đàn quốc tế. Do vậy cách thức hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động dưới dự chủ trì của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ như thế nào để có những định hướng, quyết định kịp thời vì sự phát triển của phụ nữ.

Thứ hai: Theo sửa đổi Điều 84 thì Hội LHPN cũng như các cơ quan trung ương của tổ chức thành viên sẽ không có quyền trình Dự án luật trước Quốc hội và trình dự án pháp lệnh trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội như trước. Với việc sửa đổi này thì Hội LHPN cũng như các tổ chức thành viên sẽ phản ánh ý kiến, kiến nghị và góp ý các văn bản Luật pháp, chính sách thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Điều này sẽ gọn về đầu mối, tuy nhiên sẽ có nguy cơ là những vấn đề của phụ nữ và bình đẳng giới có thể sẽ bị xem nhẹ hơn so với những vấn đề khác giữa các tổ chức thành viên. Theo bà Thủy, hiện mặt bằng nhận thức, hiểu đúng và sâu sắc về bình đẳng giới vẫn còn là một khoảng cách khá lớn giữa các thế hệ, bình đẳng giới vẫn thường bị coi là vấn đề của phụ nữ.

Thứ ba: Ở cấp địa phương/cơ sở, cụ thể là xã, phường thực tế cho thấy mạng lưới của Hội LHPN (thông qua các chi tổ, ấp, thôn, bản) và Hội Nông dân là những mạng lưới hoạt động khả năng động và mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng. Vậy mạng lưới này sau sát nhập sẽ như thế nào?

Theo bà Thủy, không nói về mặt quản lý, vì chắc chắn Mặt trận Tổ quốc cấp xã sẽ có sự phân công, phân nhiệm. Tuy nhiên cần phải nhận thức là các Hội tồn tại thì cần có hội viên, và hiện Hội Phụ nữ đã và đang có một mạng lưới cấp hội cơ sở vô cùng quý giá được hình thành và phát triển từ nhiều thập kỷ qua. Vậy Mặt trận cơ sở sẽ hiệp thương, phối hợp thống nhất hành động cụ thể như thế nào để duy trì và phát triển hiệu quả hơn mạng lưới này cho việc thu thập thông tin và truyền thông có nhạy cảm giới?

Với những băn khoăn đó bà Thu Thủy đề nghị trong Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 nên bổ sung 1 câu về “đảm bảo tính đặc thù của các tổ chức thành viên” sau đoàn phối hợp thống nhất hành động dưới sự chủ trì của Mặt trận Tổ quốc. Vì những câu chữ này sẽ là cơ sở pháp lý cho việc cụ thể hóa các nội dung trong điều lệ sửa đổi của Mặt trận cũng như của các tổ chức thành viên.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Sư đoàn Phòng không 361 đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc Hạng Nhất

Sư đoàn Phòng không 361 đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc Hạng Nhất

(PNTĐ) - Tròn 60 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, sáng 17/5, Sư đoàn Phòng không 361 long trọng kỷ niệm Ngày truyền thống và đón nhận phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước: Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất. Đây không chỉ là sự ghi nhận những chiến công hiển hách trong lịch sử, mà còn là động lực to lớn để cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn vững bước bảo vệ vững chắc bầu trời Tổ quốc trong tình hình mới.
Đề nghị bỏ quy định cấm áp dụng hợp đồng thu phí trực tiếp từ người sử dụng đối với các dự án PPP

Đề nghị bỏ quy định cấm áp dụng hợp đồng thu phí trực tiếp từ người sử dụng đối với các dự án PPP

(PNTĐ) - Sáng 17/5, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.