Đề xuất mở rộng đối tượng viên chức được thành lập, tham gia quản lý, điều hành, làm việc tại doanh nghiệp

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp, nhiều đại biểu Quốc hội kiến nghị, cần rà soát mở rộng đối tượng viên chức được thành lập, tham gia quản lý, điều hành, làm việc tại doanh nghiệp.

Về sửa đổi, bổ sung về đối tượng được thành lập, tham gia quản lý, điều hành, làm việc tại doanh nghiệp bao gồm viên chức, Dự thảo Luật theo Tờ trình số 286/TTr-CP đã tiếp thu ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc rà soát các quy định có liên quan tại các dự án Luật cùng trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 9, quy định thống nhất tại dự án Luật này các nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Doanh nghiệp theo hướng sửa đổi quy định tại điểm b khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 17 Luật Doanh nghiệp, bổ sung trường hợp viên chức làm việc tại cơ sở giáo dục đại học công lập được quyền góp vốn vào doanh nghiệp do cơ sở đó thành lập hoặc tham gia thành lập để thương mại hóa kết quả nghiên cứu do cơ sở đó tạo ra. 

Đề xuất mở rộng đối tượng viên chức được thành lập, tham gia quản lý, điều hành, làm việc tại doanh nghiệp - ảnh 1
Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung (Đoàn Thái Bình) thảo luận.

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung (Đoàn Thái Bình) cho biết, trong thực tế, cơ sở giáo dục nghề nghiệp cũng có nhu cầu thành lập doanh nghiệp nhằm thương mại hóa kết quả nghiên cứu. Do đó, không chỉ quy định mỗi cơ sở giáo đại học được thực hiện mà cơ sở giáo dục nghề nghiệp cũng cần được tham gia.

Đại biểu đề nghị sửa đổi, bổ sung cụm từ “cơ sở giáo dục nghề nghiệp” tại điểm b, khoản 2, Điều 17 như sau: “Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, trừ viên chức làm việc tại cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập được tham gia quản lý, điều hành nghiệp do cơ sở đó thành lập hoặc tham gia thành lập để thương mại hóa kết quả nghiên cứu do cơ sở đó tạo ra.

Trường hợp viên chức là người lao động thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học công lập, cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập; trường hợp viên chức quản lý là người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học công lập, cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thì phải được sự đồng ý của cấp trên quản lý trực tiếp”.

Đề xuất mở rộng đối tượng viên chức được thành lập, tham gia quản lý, điều hành, làm việc tại doanh nghiệp - ảnh 2
Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp) thảo luận.

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp) đề xuất cần xây dựng quy định kiểm soát chặt chẽ và có cơ chế hậu kiểm đối với viên chức làm việc tại cơ sở giáo dục đại học công lập tham gia góp vốn vào doanh nghiệp do chính cơ sở đó thành lập hoặc tham gia thành lập.

Đồng thời, cần yêu cầu các viên chức này định kỳ báo cáo minh bạch hoạt động của doanh nghiệp để đảm bảo sự công bằng, bình đẳng với các doanh nghiệp khác không có vốn hoặc không có sự tham gia của viên chức, nhằm tránh trường hợp viên chức lợi dụng vị trí để trục lợi.

Đề xuất mở rộng đối tượng viên chức được thành lập, tham gia quản lý, điều hành, làm việc tại doanh nghiệp - ảnh 3
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng giải trình.

Giải trình về nội dung sửa đổi, bổ sung đối tượng được phép tham gia thành lập, quản lý, điều hành và làm việc tại doanh nghiệp, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 193 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt để tạo đột phá trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã cho phép viên chức quản lý tại các tổ chức khoa học và công nghệ công lập, cơ sở giáo dục đại học công lập được tham gia góp vốn, quản lý, điều hành doanh nghiệp do các đơn vị này thành lập hoặc tham gia thành lập, nhằm thương mại hóa kết quả nghiên cứu.

Hiện nay, dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo đã thể chế hóa chủ trương này đối với viên chức làm việc tại tổ chức khoa học và công nghệ công lập. Tuy nhiên, nhằm thể chế hóa tại luật đối với đối tượng còn lại là viên chức làm việc tại cơ sở giáo dục đại học công lập, dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp đề xuất sửa đổi điểm b khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 17 Luật Doanh nghiệp nhằm bổ sung quy định đối tượng viên chức, viên chức quản lý làm việc tại cơ sở giáo dục đại học công lập được góp vốn tham gia quản lý điều hành doanh nghiệp do cơ sở đó thành lập hoặc tham gia thành lập để thương mại hóa kết quả nghiên cứu do cơ sở đó tạo ra.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho rằng, nội dung đề xuất không trùng lặp với quy định trong Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo mà nhằm bổ sung, hoàn thiện khung pháp lý cho đối tượng viên chức trong lĩnh vực giáo dục đại học. 

Về đề nghị mở rộng thêm đối tượng áp dụng là cơ sở giáo dục nghề nghiệp, Bộ trưởng cho biết sẽ tiếp thu và nghiên cứu thêm.

Theo Bộ trưởng, chúng ta đảm bảo quan điểm những gì đã rõ đã chín chúng ta sẽ đưa vào luật, còn gì chưa rõ chưa chín chúng ta tiếp tục thí điểm. Hiện nội dung cho phép viên chức tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia quản lý doanh nghiệp đang được thí điểm trong khuôn khổ Luật Thủ đô. Vì vậy, nên tiếp tục theo dõi quá trình triển khai tại Hà Nội để có cơ sở thực tiễn đánh giá, từ đó có thể cập nhật, hoàn thiện quy định pháp luật trong thời gian tới.

 

Tin cùng chuyên mục

​  Sửa đổi, bổ sung 11/41 điều của Luật MTTQ Việt Nam

​ Sửa đổi, bổ sung 11/41 điều của Luật MTTQ Việt Nam

(PNTĐ) - Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 (Dự thảo) đặc biệt tập trung vào hai trụ cột quan trọng: Vị thế, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) trong hệ thống chính trị đổi mới và việc tái cấu trúc mô hình tổ chức chính quyền địa phương.
Tham mưu kịp thời các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm

Tham mưu kịp thời các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm

(PNTĐ) - Sáng 21/5, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Nguyễn Doãn Toản chủ trì buổi làm việc với Sở Quy hoạch Kiến trúc về thực hiện Chỉ thị số 07-CT/TU ngày 1-10-2021 và Chỉ thị số 36-CT/TU ngày 28/11/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Thông qua ngày bầu cử đại biểu Quốc hội Khoá XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp

Thông qua ngày bầu cử đại biểu Quốc hội Khoá XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp

(PNTĐ) - Sáng 21/5, tiếp tục kỳ họp thứ 9, Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026; Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 – 2031, với 449/449 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, đạt tỷ lệ 100%.