Gia Lâm: Nhiều tập thể, cá nhân được khen trong phong trào thi đua yêu nước

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng 30/1, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban NTTQ Việt Nam huyện Gia Lâm tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác thi đua khen thưởng và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sông văn hóa” năm 2023; phát động phong trào thi đua năm 2024.

Gia Lâm: Nhiều tập thể, cá nhân được khen trong phong trào thi đua yêu nước - ảnh 1
Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Đặng Thị Huyền phát biểu.

Báo cáo tại hội nghị, Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Đặng Thị Huyền cho biết: Năm 2023, huyện phát động phong trào thi đua tới từng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trong toàn huyện, góp phần vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, nhiệm kỳ 2020-2025.

Ghi nhận một số kết quả nổi bật như: Hoạt động kinh tế của huyện tiếp tục phục hồi và phát triển với nhiều chỉ tiêu tăng trưởng cao; hoàn thành và hoàn thành vượt mức 16/17 chỉ tiêu kế hoạch thành phố giao; giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu do huyện quản lý ước tăng 10,02% so với năm 2022; tổng thu ngân sách nhà nước đạt 6.239,8 tỷ đồng, bằng 106,1% dự toán thành phố và huyện giao; thu nhập bình quân đạt 75,8 triệu đồng/người/năm.

Năm 2023, huyện thực hiện giải phóng mặt bằng 50 dự án, tổng diện tích 42,7ha; giải ngân đạt hơn 1.500 tỷ đồng; đã hoàn thành, bàn giao và đưa vào sử dụng 92 dự án. Huyện trồng mới 7.321 cây xanh bóng mát; nhân dân duy trì tổng vệ sinh môi trường sáng thứ 7, Chủ nhật hằng tuần; tỷ lệ rác thải được thu gom, vận chuyển trong ngày đạt 100%; có 95,3% số hộ chăn nuôi và khu chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện áp dụng biện pháp xử lý mùi và chất thải...

Gia Lâm: Nhiều tập thể, cá nhân được khen trong phong trào thi đua yêu nước - ảnh 2
Trưởng ban thi đua khen thưởng Thành phố Nguyễn Công Bằng trao bằng khen Chiến sĩ thi đua cấp Thành phố cho Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra Huyện uỷ Gia Lâm Nguyễn Đức Hồng.

Huyện hoàn thành hồ sơ trình thành phố công nhận 5 xã chuẩn nông thôn mới nâng cao, 2 xã nông thôn mới kiểu mẫu. Tính đến hết năm 2023, Gia Lâm có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao theo bộ tiêu chí giai đoạn 2021-2025; 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (25%). Đoàn thẩm tra thành phố cũng đã về thẩm định và chỉ đạo huyện hoàn thiện hồ sơ trình Trung ương thẩm định, công nhận huyện đạt nông thôn mới nâng cao, dự kiến trong tháng 3/2024.

Gia Lâm: Nhiều tập thể, cá nhân được khen trong phong trào thi đua yêu nước - ảnh 3
Các đồng chí được khen thưởng Chiến sĩ thi đua cấp huyện.

Phong trào đền ơn đáp nghĩa, thực hiện chính sách xã hội được quan tâm thực hiện chu đáo, kịp thời, đóng góp tích cực vào việc bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn huyện. Toàn huyện trao tặng tới 59.757 lượt đối tượng, số tiền hơn 31,7 tỷ đồng; hỗ trợ xây mới, sửa chữa 14 nhà ở đối với người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ, tổng kinh phí 960 triệu đồng. Huyện giữ vững không có hộ nghèo, số hộ cận nghèo giảm còn 148 hộ, chiếm tỷ lệ 0,18%; giải quyết việc làm cho 8.668 lao động, đạt 105,1% kế hoạch.

Trong công tác xây dựng chính quyền, cải cách hành chính, tỷ lệ thủ tục hành chính cấp huyện và cấp xã đủ điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến một phần đạt hơn 93%. Trong kỳ tiếp nhận 90.209 hồ sơ (cấp huyện 19.719 hồ sơ, cấp xã 70.490 hồ sơ), đã giải quyết 89.544 hồ sơ đến hạn, 100% hồ sơ giải quyết đúng hạn.

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội, địa phương, đơn vị trên địa bàn huyện hoạt động tích cực, có nhiều tập thể, cá nhân được các cấp biểu dương, khen thưởng, trong đó: Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Dương Xá được Chủ tịch Nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì; Ban Tổ chức Huyện ủy được Chủ tịch Nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba; 5 tập thể, 19 cá nhân được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen; nhiều tập thể, cá nhân được UBND thành phố khen thưởng; 912 tập thể, 1.906 cá nhân được Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm. khen thưởng...

Gia Lâm: Nhiều tập thể, cá nhân được khen trong phong trào thi đua yêu nước - ảnh 4
Các cá nhân được nhận khen thưởng Chiến sĩ thi đua cấp Thành phố

Phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2024, Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Đặng Thị Huyền đề nghị các phòng, ban, ngành, đoàn thể của huyện, các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp trên địa bàn, cán bộ, đảng viên và nhân dân toàn huyện tập trung thực hiện các nhiệm vụ: Đẩy mạnh phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; điều hành ngân sách tập trung, linh hoạt, đảm bảo cân đối thu chi ngân sách; tăng cường công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch và đầu tư, quản lý đô thị, xây dựng theo quy hoạch, gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường; hoàn thành công tác xây dựng nông thôn mới nâng cao, phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 -2025 trên địa bàn huyện, gắn với Đề án thành lập quận và các phường thuộc quận Gia Lâm.

 

Tin cùng chuyên mục

Biểu dương, tôn vinh 50 phụ nữ cao tuổi tiêu biểu của Thủ đô trong phong trào thi đua yêu nước

Biểu dương, tôn vinh 50 phụ nữ cao tuổi tiêu biểu của Thủ đô trong phong trào thi đua yêu nước

(PNTĐ) - Sáng 8/5/2024, tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Hội LHPN Hà Nội và Ban Đại diện Hội người cao tuổi Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình gặp mặt, biểu dương 50 phụ nữ cao tuổi tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước thành phố Hà Nội giai đoạn 2019-2024. Đây là chương trình ý nghĩa thiết thực kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 -7/5/2024), 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024), hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 -10/10/2024).
Những thành tựu mà Thủ đô Hà Nội đạt được sau gần 40 năm đổi mới rất to lớn và toàn diện

Những thành tựu mà Thủ đô Hà Nội đạt được sau gần 40 năm đổi mới rất to lớn và toàn diện

(PNTĐ) - Qua gần 40 năm đổi mới, Hà Nội đã thu được những thắng lợi quan trọng. Thủ đô đã vượt qua các thời kỳ khó khăn, liên tục đạt nhịp độ tăng trưởng cao. Nhiều chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục... của TP Hà Nội đứng đầu cả nước.
Bản hùng ca bất diệt của các chiến sĩ Điện Biên năm xưa

Bản hùng ca bất diệt của các chiến sĩ Điện Biên năm xưa

(PNTĐ) - Hà Nội hiện nay có khoảng 2.200 người là chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến và 159 gia đình thân nhân liệt sĩ trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ đang sinh sống trên địa bàn Thành phố. Các chiến sĩ năm xưa tuy giờ tuổi đã cao, sức yếu, nhưng ý chí và truyền thống yêu nước, lòng nhiệt huyết xây dựng quê hương đã truyền lửa cho các thế hệ trẻ của Thủ đô hôm nay.