Giấc mơ chinh phục thể thao đỉnh cao

Chia sẻ

Hiếm có vận động viên nào lại có bước tiến ấn tượng như nữ cung thủ Đỗ Thị Ánh Nguyệt (SN 2001, quê Văn Lâm, Hưng Yên).

Chỉ sau gần 2 năm tập luyện bắn cung, Ánh Nguyệt đã giành được Huy chương Vàng (HCV) SEA Games 2019, là vận động viên đầu tiên của Hà Nội dành được tấm vé danh giá tham dự Olympic 2020. Cũng trong năm 2020, Nguyệt trở thành 1 trong 10 gương mặt “Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu” do Hội LHPN TP Hà Nội bình chọn, tuyên dương.

Nữ cung thủ Đỗ Thị Ánh Nguyệt trong một buổi tập luyện.Nữ cung thủ Đỗ Thị Ánh Nguyệt trong một buổi tập luyện.

Rẽ ngang từ bóng rổ sang… bắn cung

Cái tên Đỗ Thị Ánh Nguyệt dù mới nổi trong bộ môn bắn cung Việt Nam nhưng lại gây ấn tượng đặc biệt bởi những thành tích nổi trội, vượt bậc trong các giải đấu. Con đường đến với bắn cung của cung thủ Ánh Nguyệt bắt nguồn từ việc… không có duyên với bóng rổ. Từ nhỏ, cô gái gốc Hưng Yên đã đam mê thể thao. Đến năm lớp 9, với chiều cao 1,64m, cùng sự nhanh nhẹn, hoạt bát hơn bạn cùng trang lứa, Ánh Nguyệt lọt vào “mắt xanh” của huấn luyện viên Đào Văn Kiên (Phó Trưởng bộ môn Bóng chuyền - Bóng rổ, phụ trách bóng rổ, thuộc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục Thể thao Hà Nội). Thầy Kiên đã động viên bố mẹ cho Nguyệt theo con đường thể thao.

Thế nhưng, những huấn luyện viên ở đội bóng rổ nữ Hà Nội nhìn thấy tố chất phù hợp với bộ môn bắn cung của Nguyệt hơn nên đã liên hệ với huấn luyện viên của đội trẻ bắn cung Hà Nội để cô đến với bộ môn này.

Khi đến với bắn cung, Nguyệt được huấn luyện viên hướng vào nội dung cung 1 dây, vốn đòi hỏi tố chất kỹ thuật nhiều hơn so với cung 3 dây. Nhưng để trụ được với bộ môn này cũng đòi hỏi

nền tảng thể lực cực tốt. Theo một số cung thủ, cây cung nặng tầm 5kg nhưng lực kéo khiến cây cung nặng tương đương với 17kg. Mỗi ngày, các cung thủ tập luyện 8 giờ, với ít nhất 400 lần bắn. Bất kể thời tiết nắng nóng hay mưa lạnh, các cung thủ vẫn phải tập ngoài trời để rèn luyện sức chịu đựng và kiên nhẫn, đồng thời làm chủ đường bắn, thích nghi với tốc độ gió… Do có sẵn thể lực từ trước, Nguyệt mất nửa tháng để làm quen và bắt nhịp với các cung thủ khác.

VĐV Đỗ Thị Ánh Nguyệt (bục giữa, tay phải) giành HCV SEA Game 30.VĐV Đỗ Thị Ánh Nguyệt (bục giữa, tay phải) giành HCV SEA Game 30.

Luyện tập với phương châm “đừng bao giờ nói không làm được”

Ở tuổi 18, VĐV Đỗ Thị Ánh Nguyệt có lẽ là VĐV hiếm hoi của thể thao Việt Nam khi chỉ 2 năm luyện tập, thi đấu đã giành thành tích cao. Dù chặng đường sự nghiệp thể thao mới chỉ bắt đầu nhưng giải thưởng là động lực để cô nỗ lực, cống hiến.

Đầu năm 2018, Ánh Nguyệt được lựa chọn thi đấu giải Vô địch Tay cung xuất sắc toàn quốc 2018 và giành tấm HCV đồng đội. Giữa năm 2018, Nguyệt tiếp tục nhận HCV cá nhân đầu tiên trong Giải trẻ toàn quốc. Bố Nguyệt đã treo tấm HCV đầu tiên ấy ở một nơi trang trọng nhất trong nhà để ai cũng có thể nhìn thấy được.

Tại giải Vô địch Cung thủ xuất sắc toàn quốc năm 2019, Ánh Nguyệt giành hàng loạt thành tích: HCV đấu loại cá nhân 1 dây nữ; HCV đồng đội 1 dây nữ; Huy chương Bạc (HCB) - Kiện tướng 70m 1 dây nữ; HCB 50m 1 dây nữ. Thừa thắng xông lên, tại giải Vô địch bắn cung trẻ toàn quốc 2019, Ánh Nguyệt sở hữu 6 HCV, 3 HCB, 1 Huy chương Đồng (HCĐ). Tại giải Vô địch bắn cung trẻ toàn quốc năm 2020, nữ cung thủ sở hữu 6 HCV, 1 HCB, 1 HCĐ. Mới đây, tại giải Vô địch bắn cung quốc gia năm 2020, Ánh Nguyệt giành 2 HCV, 1 HCB. Đặc biệt, tại giải đấu quốc tế, Ánh Nguyệt xuất sắc giành HCĐ nội dung sở trường cung 1 dây nữ tại giải Vô địch bắn cung Châu Á, đồng thời giành tấm vé trực tiếp tham dự Olympic Tokyo 2021. Cùng với trường hợp của Nguyễn Hoàng Phi Vũ, cái tên Đỗ Thị Ánh Nguyệt đã lập thành tích lịch sử cho bộ môn bắn cung Việt Nam lần đầu tiên giành vé dự giải đấu thể thao lớn nhất hành tinh. Giữ vững được phong độ thi đấu, Ánh Nguyệt đã giành HCV đồng đội nữ tại SEA Game 30.

Liên tục nhận được huy chương, nhưng nữ cung thủ trẻ tuổi Đỗ Thị Ánh Nguyệt vẫn rất khiêm tốn. Cô cho rằng, bản thân may mắn hơn các cung thủ khác là khi bắt đầu tập bắn cung đã có nền tảng thể lực tốt, đồng thời, yếu tố may mắn khiến cô gặt hái được nhiều thành công hơn. Năm 2019, Ánh Nguyệt được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và Bằng khen của Hội LHPN Việt Nam về thành tích xuất sắc giành HCV tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 30; được Hội LHPN Hà Nội tặng Bằng khen và tuyên dương top 10 “Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu” năm 2020.

HỒNG NHUNG

Tin cùng chuyên mục

Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

(PNTĐ) -Ngày 24/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"; với sự tham dự của hơn 300 cán bộ công đoàn, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Đan Phượng.
Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(PNTĐ) - Sáng 23/4, Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố Hà Nội phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy tổ chức lớp tập huấn việc thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và các Nghị định liên quan bằng hình thức trực tuyến từ điểm cầu Thành ủy đến 610 điểm cầu cơ sở. Đồng chí Đỗ Anh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Thành ủy, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố dự và phát biểu chỉ đạo.
Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên

Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên

(PNTĐ) - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), các cấp Hội Phụ nữ cả nước đã và đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm giáo dục truyền thống, tham gia chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, đặc biệt là hội viên phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.