Giải pháp nâng cao nhận thức văn hóa doanh nghiệp cho người lao động

THẢO HƯƠNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 8/6, Trung tâm Hỗ trợ phát triển Phụ nữ Hà Nội phối hợp với tổ chức ADRA Việt Nam tổ chức hội thảo tham vấn thực hiện dự án "Nâng cao nhận thức về văn hóa doanh nghiệp cho người lao động, nhà quản lý doanh nghiệp và đối tác kinh doanh giữa Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc".

Giải pháp nâng cao nhận thức văn hóa doanh nghiệp cho người lao động - ảnh 1
Bà Nguyễn Thị Hảo - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển phụ nữ Hà Nội phát biểu tại hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo, bà Nguyễn Thị Hảo - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển phụ nữ Hà Nội cho biết: Tính đến năm 2021, Việt Nam có khoảng 580.000 người đang làm việc ở nước ngoài. Trong đó, khoảng 230.000 đang làm việc tại Nhật Bản, 50.000 người đang làm việc ở Hàn Quốc, và 30.000 người ở các nước Đông Nam Á.

Đáng nói, không ít lao động Việt Nam chưa được trang bị đầy đủ kiến thức và nhận thức về sự khác biệt văn hóa, các quy định pháp luật và nội quy lao động của quốc gia họ sẽ làm việc trước khi rời Việt Nam. Điều này dẫn đến một số vấn đề tiêu cực nảy sinh trong mối quan hệ với người sử dụng lao động, cộng đồng bản địa.

Giải pháp nâng cao nhận thức văn hóa doanh nghiệp cho người lao động - ảnh 2
Quang cảnh buổi hội thảo tham vấn

Trong thời gian gần đây, Việt Nam cũng thu hút nhiều nhà đầu tư, phần lớn đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc. Sư hợp tác giữa họ và các đối tác Việt Nam cũng có những bất cập. Nguyên nhân ban đầu cũng bắt nguồn từ sự khác biệt về văn hóa doanh nghiệp.

"Bởi vậy, nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác phát triển lao động tại 3 quốc gia Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung tâm Hỗ trợ phát triển Phụ nữ Hà Nội (Hội LHPN Hà Nội) phối hợp với tổ chức ADRA Việt Nam triển khai Dự án "Nâng cao nhận thức về văn hóa doanh nghiệp cho người lao động, nhà quản lý doanh nghiệp và đối tác kinh doanh giữa Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc". Mục tiêu của dự án nhằm xây dựng cẩm nang nâng cao hiểu biết về văn hóa giữa Việt Nam và các nước Nhật bản, Hàn Quốc cho những lao động Việt Nam đi học tập, lao động tại nước bạn và ngược lại" - bà Nguyễn Thị Hảo thông tin.

Giải pháp nâng cao nhận thức văn hóa doanh nghiệp cho người lao động - ảnh 3
Ông Phạm Mạnh Cường - cán bộ tổ chức ADRA tại Việt Nam đã trình bày kết quả của "Nghiên cứu vấn đề nhận thưc sự khác biệt văn hóa doanh nghiệp giữa ba nước Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc"

Theo đó, thông tin từ dự án có giá trị là một góc nhìn về hiện trạng nhận thức sự khác biệt văn hóa doanh nghiệp, cũng như mong đợi về nhau của người lao động - người sử dụng lao động - nhà đầu tư. Qua đó đề xuất giải pháp nhằm dung hòa và thúc đẩy sự hòa hợp về văn hóa trong doanh nghiệp giữa các đối tượng này. Đồng thời, làm nền tảng để Hội LHPN các cấp phối hợp với doanh nghiệp xuất khẩu lao động có sự chuẩn bị tốt cho người lao động khi tham gia các chương trình tu nghiệp, làm việc tại Hàn Quốc, Nhật Bản.

Tại hội thảo, ông Phạm Mạnh Cường - cán bộ tổ chức ADRA tại Việt Nam đã trình bày kết quả của "Nghiên cứu vấn đề nhận thưc sự khác biệt văn hóa doanh nghiệp giữa ba nước Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc", đặc biệt ở người lao động. Nghiên cứu cho thấy, chỉ có 8% lao động xuất khẩu hiểu rõ khái niệm "văn hóa doanh nghiệp", còn lại 92% chưa từng nghe tới khái niệm này hoặc đã từng nghe tới nhưng chưa thật sự hiểu về nó. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới cách ứng xử, lợi ích của người lao động khi đi xuất khẩu tại nước bạn.

Giải pháp nâng cao nhận thức văn hóa doanh nghiệp cho người lao động - ảnh 4
Đại diện một đơn vị đào tạo cho lao động Việt Nam sang Nhật học tập, lao động chia sẻ những khó khăn họ gặp phải cũng như kiến nghị để lao động Việt Nam làm tốt hơn công việc của mình.

Về phía doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc có sử dụng lao động là người Việt Nam, cũng như các công ty phái cử, đơn vị đào tạo, hỗ trợ người lao động làm việc ở Hàn Quốc, Nhật Bản... đều đánh giá cao tay nghề, sự chịu khó, sáng tạo, hiếu khách... của lao động Việt Nam trong công việc. Tuy nhiên, đại diện các đơn vị trên cũng bày tỏ những mong muốn với lao động Việt Nam trong việc trau dồi thêm vốn tiếng Nhật, Hàn; chủ động trong công việc; có thói quen trao đổi trực tiếp, hỏi lại người quản lý bản địa để hiểu và làm đúng trong suốt quá trình làm việc.

Trên cơ sở đó, các khách mời tham dự hội thảo đã đưa ra những tham vấn, khuyến nghị trong công tác đào tạo, hỗ trợ lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc, Nhật Bản, chẳng hạn: Nên đào tạo cho lao động Việt Nam thật chắc về ngôn ngữ trước khi họ xuất khẩu lao động; có kế hoạch giúp người lao động hiểu văn hóa của Nhật, Hàn trước khi họ qua nước bạn làm việc; các tài liệu tập huấn cho lao động Việt Nam nên nhấn mạnh các nội dung về hội thoại tại môi trường công sở, tinh thần làm việc trong các bệnh viện, trại dưỡng lão tại Nhật Bản, các xí nghiệp, nhà máy Hàn Quốc, các thủ tục cần làm ngay khi vừa tới Nhật Bản và Hàn Quốc, hay kinh nghiệm thường thức khi sống và làm việc tại Nhật Bản và Hàn Quốc...

Một số hình ảnh khác tại buổi hội thảo:

Giải pháp nâng cao nhận thức văn hóa doanh nghiệp cho người lao động - ảnh 5
Bà Nguyễn Thị Kim Bình - cán bộ phòng Đào tạo, Cục quản lý lao động ngoài nước đánh giá cao giá trị của Dự án, đồng thời đề xuất cần bổ sung thêm vấn đề xã hội thay vì chỉ có văn hóa doanh nghiệp vào nghiên cứu.
Giải pháp nâng cao nhận thức văn hóa doanh nghiệp cho người lao động - ảnh 6
Đại diện một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực hợp tác, đào tạo, đưa người Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc cho biết, người Việt Nam có thể tìm hiểu thông tin về văn hóa Hàn Quốc qua trang web của các trung tâm đưa người Việt sang Hàn xuất khẩu lao động hoặc du học.
Giải pháp nâng cao nhận thức văn hóa doanh nghiệp cho người lao động - ảnh 7
Anh Nguyễn Văn Đương - đại diện một công ty du học tại Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình đào tạo, hỗ trợ lao động Việt qua Hàn Quốc lao động, học tập.

Tin cùng chuyên mục

Ra mắt Câu lạc bộ Nhà báo bảo vệ quyền trẻ em

Ra mắt Câu lạc bộ Nhà báo bảo vệ quyền trẻ em

(PNTĐ) - Sáng 18/7, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt Câu lạc bộ Nhà báo bảo vệ quyền trẻ em. Đây là tổ chức tự nguyện của các nhà báo, hội viên Hội Nhà báo các cấp và những người hoạt động truyền thông liên quan đến trẻ em, do Tổng Biên tập Tạp chí Trẻ em Việt Nam Nguyễn Mạnh Huy làm Chủ nhiệm.
Thiêng liêng và xúc động với hành trình “Về nguồn” của Công an Hà Nội

Thiêng liêng và xúc động với hành trình “Về nguồn” của Công an Hà Nội

(PNTĐ) - Ngày 18/7, đoàn công tác Công an thành phố Hà Nội do Đại tá Nguyễn Ngọc Quyền, Phó Bí thư Đảng uỷ, Phó Giám đốc Công an thành phố làm trưởng đoàn đã thực hiện chương trình “Về nguồn” đầy ý nghĩa và xúc động khi đến thăm Khu di tích Nha Công an Trung ương (xã Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang).
Chủ động rà soát, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Chủ động rà soát, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

(PNTĐ) -  Chiều 18/7, HĐND phường Cửa Nam khóa I, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ 2 để xem xét, thông qua các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp chuyên đề quan trọng sau khi bộ máy chính quyền phường Cửa Nam mới chính thức đi vào hoạt động.