Hà Nội chỉ có khoảng 6% dân số không có thẻ bảo hiểm y tế

HÀ LINH
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng 6/3, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với hồ sơ dự thảo nghị quyết quy định mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế mà không phải là dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước thuộc thành phố Hà Nội.

Tại hội nghị, các nhà khoa học, chuyên gia đã nêu ý kiến sâu sắc, tâm huyết đóng góp vào dự thảo. Theo đó, các đại biểu đều nhất trí và cho rằng việc ban hành nghị quyết là sự cần thiết, phù hợp với tình hình thực tế cũng như đáp ứng giá dịch vụ khám, chữa bệnh hiện nay.

Ông Phạm Ngọc Thảo, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ - Pháp luật, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố cho rằng cần bổ sung vào mức tăng như thế nào, đánh giá tác động đến xã hội như thế nào, bổ sung thêm đối tượng áp dụng là các cơ quan, tổ chức thực hiện, giám sát. Đặc biệt, ông Thảo cho biết, hiện nay giá giường dịch vụ quá cao, nhiều giường 800-1 triệu đồng/ngày, đắt hơn ở khách sạn. Đề nghị cơ quan bảo hiểm cần xem xét lại việc quy định chữa một bệnh hay hai bệnh cùng một lúc nằm viện. Năm ngoái bản thân ông  phải mổ mắt và chữa đột quỵ, khi thanh toán, ông chỉ được thanh toán một bệnh là đột quỵ, còn mổ mắt phải tự chi trả theo yêu cầu.

Hà Nội chỉ có khoảng 6% dân số không có thẻ bảo hiểm y tế - ảnh 1
Đồng chí Nguyễn Lan Hương, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội phát biểu tại hội nghị

Ông Nguyễn Văn Dung, Chủ tịch Hội Đông y Hà Nội cho rằng, độ bao phủ y tế càng rộng thì người dân tiếp cận dịch vụ càng tốt. Quan điểm của Đảng, Nhà nước thể hiện một nền y tế công bằng, hiệu quả, phát triển. Theo Bảo hiểm xã hội Thành phố, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế của Hà Nội đạt 94% dân số, với gần 8 triệu người dân, tăng 4,7% so với cùng thời điểm năm 2023 và tăng so với cuối năm 2023. Như vậy, chỉ còn khoảng 6% dân số (hơn 500 nghìn người) không tham gia bảo hiểm y tế, đây không thuộc đối tượng nghèo hoặc cận nghèo. Giá dịch vụ đề xuất theo Thông tư 22/2023/TT-BYT tăng khoảng 10% so với giá cũ. Cụ thể giá dịch vụ khám chữa bệnh, hội chẩn tăng khoảng 9%, giá dịch vụ ngày giường bệnh tăng khoảng 10% đến 14%, giá dịch vụ kỹ thuật, xét nghiệm hầu hết tăng nhẹ từ 1-4%.

Theo kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, năm 2024, Thành phố đặt mục tiêu tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6,5-7%, thu nhập bình quân đầu người 160-162 triệu đồng (năm 2023 là 151 triệu đồng). Năm 2023, GRDP của Thành phố tăng 6,27%, tổng thu ngân sách nhà nước của Thành phố đạt hơn 400 nghìn tỷ đồng, bằng 113,5% kế hoạch, tăng 20% so với năm 2022, thu nhập bình quân 151 triệu đồng, tăng trên 6% so với năm 2022. Như vậy, cái giá theo nghị quyết là đảm bảo đáp ứng được với sự phát triển kinh tế xã hội và thu nhập của người dân.Tuy nhiên, người dân thường quan tâm đến chất lượng và căng thẳng tình hình bệnh của mình như thế nào, mong muốn được bác sĩ tư vấn, khám chữa bệnh nhiệt tình.

Ông Vũ Hào Quang, Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Tổng hợp và phân tích Dư luận xã hội cho biết thêm, việc ban hành Nghị quyết quy định mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế mà không phải là dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước thuộc thành phố Hà Nội theo trình tự, thủ tục rút gọn là cần thiết vì nó thực hiện theo sự chỉ đạo của Bộ Y tế. Thứ nữa, ngày 14/05/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định về mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức là 1,8 triệu đồng trong khi khung giá khám chữa bệnh vẫn còn ở mức lương cơ sở cũ là 1,49  triệu đồng. Tuy nhiên, ông băn khoăn về thời hạn thực hiện Nghị quyết này vì từ 1/7/2024 chế độ tiền lương thay đổi, mức lương cơ sở có thể thay đổi, việc trả lương theo chức vụ và vị trí việc làm có thể kéo theo nhiều quy định khác về tiền lương. Do đó việc dựa vào bậc lương cơ sở để áp giá cho hoạt động khám chữa bệnh có thể sẽ không còn giá trị. Đối với làm công ăn lương ở khu vực nhà nước lẫn khu vực ngoài nhà nước thì mức giá dịch vụ y tế hiện nay có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, đối với người nghèo, cận nghèo thì giá dịch vụ còn khá cao. Mức thu nhập và mức lương khác nhau, cho nên cần đưa tiêu chí mức nghèo đa chiều nông thôn và thành thị vào căn cứ giá dịch vụ.

Vấn đề y tế của Việt Nam là rất bức xúc, dịch vụ kém, nhiều người dân khi đi khám, chữa bệnh cùng trong bệnh viện, nhưng khám dịch vụ và bảo hiểm y tế khác người có thẻ bảo hiểm y tế bị đối xử lạnh nhạt, thờ ơ hơn so với người khám tự nguyện (dịch vụ). Nhiều người cho rằng, muốn chữa bệnh tốt hơn thì người bệnh vẫn nên khám dịch vụ.

Qua 13 ý kiến đóng góp, phản biện của các chuyên gia, nhà khoa học cho thấy các ý kiến đều thống nhất cho rằng sự cần thiết ban hành nghị quyết, đề nghị bổ sung thêm giá vật tư, thuốc… Các ý kiến nhất trí về việc tăng giá khám chữa bệnh không thuộc bảo hiểm y tế, tuy nhiên cần đánh giá thêm tác động xã hội, công khai rõ các dịch vụ để người dân dễ nhìn, dễ thấy. Việc tăng giá dịch vụ cần đi kèm với chất lượng dịch vụ.

Đồng chí Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cảm ơn những ý kiến tâm huyết, cụ thể, xác đáng của các đại biểu. Đồng chí xin hứa sẽ tiếp thu các ý kiến để sao cho có nghị quyết tốt nhất đi vào cuộc sống, đảm bảo quyền lợi của người dân, đồng thời chỉ đạo các cơ sở y tế đảm bảo chất lượng các dịch vụ. Hiện tại khám bảo hiểm y tế, Hà Nội đang bao phủ 94%, các đối tượng nghèo, cận nghèo đều có bảo hiểm y tế, chỉ còn 6% là đối tượng kinh doanh cá thể chưa muốn mua bảo hiểm y tế. Hiện Hà Nội có 36 cơ sở y tế ngoài công lập, tự chủ hoàn toàn chi thường xuyên, lương, phụ cấp cho cán bộ, nhân viên, việc định giá để đảm bảo công bằng giữa đối tượng bảo hiểm và không bảo hiểm, giữa cơ sở khám chữa bệnh nhà nước và ngoài nhà nước.  

Hà Nội chỉ có khoảng 6% dân số không có thẻ bảo hiểm y tế - ảnh 2
Đồng chí Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cảm ơn những ý kiến tâm huyết, cụ thể, xác đáng của các đại biểu.

Đồng chí Nguyễn Lan Hương, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội kết luận hội nghị. Theo đó, Hội nghị đánh giá cao công tác chuẩn bị của Thành phố, Sở Y tế để trình HĐND Thành phố. Qua các ý kiến phát biểu xin được thống nhất một số nội dung. Thứ nhất, tán thành việc ban hành tờ trình dự thảo nghị quyết. Cơ sở pháp lý đã tạo sự công bằng giữa bệnh viện trung ương và Hà Nội. Nội dung, cơ sở thực tiễn khoa học, tuy nhiên cần đảm bảo việc tăng mức giá còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tăng vật tư, thuốc, trang thiết bị y tế, nếu chúng ta chỉ dựa vào tăng lương cơ sở thì chưa đầy đủ. Mức giá điều chỉnh, cách lựa chọn của Thành phố là dùng mức thấp nhất, đó là thể hiện sự đầu tư tốt nhất của Thành phố cho lĩnh vực y tế. Cần thể hiện rõ vai trò của Sở Y tế trong việc tổ chức thực hiện, thanh tra, giám sát của Mặt trận tổ quốc Thành phố, truyền thông để người dân nắm được. Cần quan tâm, ban hành chính sách đặc thù của Thành phố dành cho người có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận dịch vụ y tế; nâng cao chất lượng dịch vụ tại cơ sở y tế, giảm khoảng cách giữa các bệnh viện công và bệnh viện tư; song song việc tăng giá dịch vụ, cần nâng cao chất lượng y tế đối với bệnh viện công lập, để người dân khi đến khám chữa bệnh được cảm nhận sự chu đáo, nhiệt tình từ khâu tiếp đón đến khám chữa bệnh.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng là tấm gương tiêu biểu, mẫu mực, sáng ngời về bản lĩnh, đạo đức cách mạng, "chí công vô tư"

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng là tấm gương tiêu biểu, mẫu mực, sáng ngời về bản lĩnh, đạo đức cách mạng, "chí công vô tư"

(PNTĐ) - Trong Lời điếu đọc tại Lễ Truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Trưởng Ban Lễ tang đọc trước lĩnh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Nước nhấn mạnh: "Đồng chí Nguyễn Phú Trọng là tấm gương tiêu biểu, mẫu mực, sáng ngời về bản lĩnh, đạo đức cách mạng, "chí công vô tư". Báo Phụ nữ Thủ đô xin trân trọng đăng toàn văn lời điếu.
Gần 3.000 cán bộ, hội viên phụ nữ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất Mẹ  ​

Gần 3.000 cán bộ, hội viên phụ nữ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất Mẹ ​

(PNTĐ) - 13 giờ ngày 26/7, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP Hà Nội. Lễ an táng lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.
Bạn cũ trào nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Bạn cũ trào nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Trong hai ngày diễn ra lễ Quốc tang, dòng người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng xếp hàng kín các con đường hướng về Nhà văn hoá thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội và Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Nhân Tông. Trong dòng người đó, có những người bạn học cũ từ thời niên thiếu, bạn đại học của Tổng Bí thư. Họ đều tuổi đã cao, mắt mờ, chân run, tóc bạc hoa râm, vẫn lặng lẽ tiễn đưa người bạn lớn…
Phụ nữ Thủ đô nguyện tích cực xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh như đồng chí Tổng Bí thư từng căn dặn

Phụ nữ Thủ đô nguyện tích cực xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh như đồng chí Tổng Bí thư từng căn dặn

(PNTĐ) - Sáng ngày 26/7, tại Nhà Tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), Đoàn đại biểu phụ nữ Thủ đô do đồng chí Lê Kim Anh, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội làm Trưởng đoàn đã thành kính viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và chia buồn cùng gia quyến.