Hà Nội: GRDP 6 tháng đầu năm 2023 tăng 5,97%

NHẬT NAM
Chia sẻ

(PNTĐ) -Chiều 30/6, UBND thành phố Hà Nội tổ chức họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội quý II/2023. Đồng chí Trương Việt Dũng - Chánh Văn phòng - người phát ngôn UBND TP chủ trì họp báo, với sự tham dự của đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan của Thành phố. Hội nghị được tổ chức trực tuyến đến 30 điểm cầu quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố.


Từ đầu năm 2023, tình hình thế giới tiếp tục biến động nhanh, phức tạp, khó lường; Kinh tế thế giới được dự báo là khó khăn hơn năm 2022. Kinh tế Thủ đô bị ảnh hưởng rõ rệt, nhất là thị trường xuất khẩu, sức mua của thị trường nội địa, sản xuất, kinh doanh xu hướng tăng chậm lại…Thành phố triển khai thực hiện quyết liệt các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ; Thành uỷ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, sâu sát các nhiệm vụ lâu dài mang tính chiến lược, thường xuyên quan tâm giải quyết các nhiệm vụ mang tính bức xúc dân sinh; HĐND Thành phố tổ chức các nội dung giám sát theo kế hoạch; UBND Thành phố kịp thời ban hành Chương trình hành động, trong đó giao 22 chỉ tiêu, 118 nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban ngành để thực hiện. Kinh tế - xã hội (KTXH) đạt được những kết quả quan trọng.

Cân đối thu – chi ngân sách được đảm bảo: Tổng thu NSNN trên địa bàn 6 tháng đầu năm 220.121 tỷ đồng, đạt 62,4% dự toán, bằng 122,9% so với cùng kỳ. Tổng chi ngân sách địa phương 39.769 tỷ đồng, đạt 37,8% dự toán, bằng 126,8% so với cùng kỳ, trong đó: Chi đầu tư phát triển 14.550 tỷ đồng, đạt 31% dự toán, bằng 135% so với cùng kỳ.

Hà Nội: GRDP 6 tháng đầu năm 2023 tăng 5,97% - ảnh 1
Quang cảnh buổi họp báo

 Tổng vốn đầu tư xã hội 6 tháng đầu năm 194.656 tỷ đồng, tăng 8,5%  (cùng kỳ tăng 8,8%); Nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn duy trì tăng trưởng, đáp ứng nhu cầu tín dụng của nền kinh tế; Luỹ kế 6 tháng đầu năm, vốn huy động tăng 2,28%, dư nợ tăng 3,58%; Lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng thương mại trong nước ở mức 7,5-10,7%/năm.

Chỉ số giá tiêu dùng được kiểm soát; bình quân 6 tháng đầu năm CPI tăng 1,22% - thấp hơn cùng kỳ (tăng 3,25%) và đạt mục tiêu đề ra (dưới 4,5%).

Tăng trưởng GRDP được duy trì, tuy nhiên mức tăng thấp hơn cùng kỳ và thấp hơn kịch bản đầu năm. GRDP 6 tháng đầu năm 2023 tăng 5,97% - là mức tăng khá trong bối cảnh kinh tế bị ảnh hưởng kép từ sự mất cân đối cung - cầu do xung đột vũ trang Nga - Ucraina và từ tác động chính sách thắt chặt tiền tệ của các quốc gia; Trong đó, quý I/2023 tăng 5,95% và quý II tăng 5,98%; Dịch vụ tăng 7,54% (cùng kỳ tăng 9,05%); Công nghiệp tăng 2,82% (cùng kỳ tăng 6,73%); Xây dựng tăng 4,14% (cùng kỳ tăng 5,54%); Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,24% (cùng kỳ tăng 2,39%). Để đạt chỉ tiêu tăng trưởng cả năm là 7,0% thì quý III phải tăng từ 7,54% trở lên, quý IV phải tăng từ 8,23% trở lên.

Các ngành kinh tế duy trì phát triển, tuy nhiên một số lĩnh vực có xu hướng tặng chậm lại

Du lịch và vận tải hành khách phục hồi mạnh; Tổng khách du lịch tăng 42%, khách quốc tế tăng 7 lần. Số lượt hành khách vận chuyển tăng 25,1% (cùng kỳ giảm 20%).

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng và vận tải hàng hoá tăng khá, tuy nhiên mức tăng thấp hơn cùng kỳ: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 10,4% (cùng kỳ tăng 13,6%); khối lượng hàng hóa vận chuyển tăng 20,8% (cùng kỳ tăng 30,8%).

Sản xuất công nghiệp, xây dựng duy trì tăng trưởng (3,28%), tuy nhiên mức tăng thấp hơn cùng kỳ (6,31%). Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định; Sản lượng thịt hơi xuất chuồng: Trâu, bò, lợn, gia cầm đều tăng; Các huyện, thị xã đẩy mạnh cơ cấu lại cây trồng theo hướng tăng lúa chất lượng cao, cây rau màu và chuyên canh cây lâu năm.

Thu hút vốn FDI 6 tháng đầu năm đạt 2.265 triệu USD, dẫn đầu cả nước và vượt kết quả năm 2022; Doanh nghiệp tiếp tục phát triển với 15.618 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 5%.


Tin cùng chuyên mục

Ưu tiên các nội dung triển khai Luật Thủ đô và liên quan đến lợi ích của cộng đồng dân cư

Ưu tiên các nội dung triển khai Luật Thủ đô và liên quan đến lợi ích của cộng đồng dân cư

(PNTĐ) - Chiều 24/10, Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị thống nhất nội dung kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 19) và kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 (kỳ họp thứ 20) của HĐND thành phố khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026.
Hà Nội thành lập Trung tâm Phục vụ Hành chính công

Hà Nội thành lập Trung tâm Phục vụ Hành chính công

(PNTĐ) - Thực hiện Nghị quyết số 108/NQ-CP ngày 10/7/2024 của Chính phủ, thành phố Hà Nội đã triển khai xây dựng Đề án thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công là cơ quan hành chính (ngang sở) thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố.Ngày 4/10/2024, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Nghị quyết số 35/NQ-HĐND thông qua Đề án thí điểm và thành lập Trung tâm Phục vụ Hành chính công.
Văn hóa có thể được coi như “mã số định danh” của mỗi quốc gia, mỗi con người trong quá trình hội nhập quốc tế

Văn hóa có thể được coi như “mã số định danh” của mỗi quốc gia, mỗi con người trong quá trình hội nhập quốc tế

(PNTĐ) - Việc đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong lĩnh vực văn hóa - văn nghệ phải là vấn đề tự thân, tự nguyện đến từ trong ý thức của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân. Để làm được điều này, mỗi tập thể, cá nhân cần làm tốt vai trò, nhiệm vụ của mình; khi gặp khó khăn, vướng mắc cần có sự chia sẻ, giúp đỡ, phối hợp giữa các đơn vị để có thể chủ động, linh hoạt và làm tốt nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong lĩnh vực văn hóa.