Hà Nội tổ chức Hội thảo 30 năm triển khai phong trào “Người tốt, việc tốt”

HẢI NAM
Chia sẻ

(PNTĐ) -Thiết thực kỷ niệm 74 năm ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi Thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2022), 30 năm triển khai phong trào “Người tốt, việc tốt” trên địa bàn, sáng 9/6, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Thành phố tổ chức Hội thảo “30 năm - phong trào Người tốt, việc tốt Thủ đô”.

Tham dự Hội thảo có đồng chí Phan Văn Hùng, Phó Trưởng Ban TĐKT Trung ương, các đồng chí nguyên lãnh đạo thành phố Hà Nội, đồng chí Lê Hồng Sơn, Ủy viên BTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố, Phó Chủ tịch Thứ nhất Hội đồng TĐKT Thành phố…

Phát biểu khai mạc Hội thảo, đồng chí Lê Hồng Sơn, Ủy viên BTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố nhấn mạnh, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc nêu gương người tốt,việc tốt. Bác đã dạy: “Mỗi người tốt mỗi việc tốt là một bông hoa đẹp, cả dân tộc ta là một rừng hoa đẹp”. Bác thường xuyên động viên nhân dân “lấy những gương người tốt, việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau, là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”. Mỗi khi đọc báo, nghe đài, thấy có gương người tốt việc tốt, Bác thường đánh dấu lại, yêu cầu xác minh và thưởng Huy hiệu của Người cho những gương người tốt đó. Theo Bác, người tốt, việc tốt ở đâu cũng có, địa phương, đơn vị, giới, tuổi nào cũng có; việc làm dù nhỏ, nhưng có ý nghĩa lớn lao, những giọt nước thấm chảy thành suối, thành sông, hợp thành biển cả. Những việc làm đó cần được biểu dương, khen thưởng đúng mức để khuyến khích mọi người hăng hái làm những việc ích nước, lợi nhà.

Thực hiện lời dạy của Bác Hồ và ý kiến chỉ đạo của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng khi về thăm chúc Tết Đảng bộ và nhân dân Hà Nội, ngày 28/3/1992, Thành ủy Hà Nội ban hành Chỉ thị số 04-CT/TU tổ chức chỉ đạo phong trào “Người tốt, việc tốt” ở Thủ đô, UBND Thành phố đã ban hành Quy chế xét tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt”.

Hà Nội tổ chức Hội thảo 30 năm triển khai phong trào “Người tốt, việc tốt” - ảnh 1

Đồng chí Lê Hồng Sơn, Ủy viên BTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố phát biểu

30 năm qua, thành phố đã 5 lần ban hành, bổ sung quy chế xét tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt”, 02 lần ban hành, bổ sung quy chế xét tặng danh hiệu “Công dân Thủ đô ưu tú”, 02 lần ban hành, bổ sung quy chế về phát hiện, bồi dưỡng, tuyên truyền nhân rộng và thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt,việc tốt, xuất bản sách “Những bông hoa đẹp” thường xuyên hằng năm. Có thể nói,việc bổ sung, hoàn thiện các quy chế về tổ chức, triển khai phong trào, quy định về tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục xét tặng các danh hiệu “Người tốt, việc tốt”, “Công dân Thủ đô ưu tú” cho thấy phong trào “Người tốt, việc tốt” của thành phố Hà Nội luôn đảm bảo sự phù hợp với thực tiễn và sức sống mãnh liệt, sự lan tỏa mạnh mẽ, góp phần tích cực để hoàn thành xuất sắc, toàn diện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội của thành phố qua các giai đoạn.

Để Hội thảo có kết quả tốt, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Thành phố đề nghị các đại biểu tiếp tục tập trung thảo luận, làm rõ một số vấn đề trọng tâm sau:

Một là, làm rõ vai trò, ý nghĩa của phong trào “Người tốt, việc tốt” trong phong trào thi đua xây dựng và phát triển Thủ đô hiện nay.

Hai là, những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn tổ chức triển khai phong tràothi đua “Người tốt, việc tốt”.

Ba là, đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng,hiệu quả phong trào thi đua trong thời gian tới đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thành phố.

Bốn là, công tác tuyên truyền, phổ biến, khơi nguồn sức mạnh trong các cấp,ngành, địa phương và nhân dân từ phong trào thi đua với mục tiêu là lan tỏa ngày càng nhiều hơn cái tốt, cái đẹp, đẩy lùi, hạn chế cái xấu; góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

Tham luận tại Hội thảo, Nhà báo Hồ Quang Lợi, Nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, Nguyên Ủy viên Ban Thường vụ, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội chia sẻ, tính đến nay, phong trào" Người tốt, việc tốt" ở Hà Nội đã có quá trình phát triển ba mươi năm. Trong buổi họp mặt chúc Tết Đảng bộ và nhân dân Thủ đô Xuân Nhâm Thân năm 1992, Cối vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Phạm Văn Đồng đã nhấn mạnh: "Bác Hồ vô vàn kính yêu của chúng ta lúc sinh thời luôn luôn dành cho Thủ đô sự quan tâm đặc biệt, Bác luôn luôn mong muốn Hà Nội ngày càng có nhiều gương "Người tốt, việc tốt", xứng đáng là Thủ đô trái tim của cả nước".

Thăng Long - Hà Nội là nơi hội tụ, kết tinh và lan tỏa các giá trị cao quý nhất của dân tộc ta. Nơi đây có bề dày truyền thống, văn hóa Thăng Long ngàn năm văn hiến kết hợp văn hóa xứ Đoài. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, văn hóa Thăng Long - Hà Nội vẫn mải miết chảy, bồi đắp và lắng đọng, truyền tỏa những điều tốt đẹp. Dù ở trong hoàn cảnh nào, trong gian khó của chiến tranh, hay gần đây nhất là thử thách khắc nghiệt của đại dịch Covid-19, cốt cách người Hà Nội vẫn luôn tỏa sáng. Nhiều nhà nghiên cứu đã đúc kết những nét đặc trưng nổi bật khi đề cập đến phẩm cách người Hà Nội.

Đại diện cho Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội, đồng chí Lê Kim Anh, Chủ tịch Hội LHPN Thành phố tham luận tại Hội thảo. Đồng chí nhấn mạnh, Phụ nữ Thủ đô chiếm 50,4% dân số, gần một nửa lực lượng lao động thành phố, nhiều phụ nữ có trình độ cao. Luôn khắc ghi lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò quan trọng của phụ nữ: "Non sông gấm vóc Việt Nam, do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp rực rỡ","Tất cả phụ nữ phải hăng hái nhận lây trách nhiệm của người làm chủ đất nước, tức là phải ra sức thi đua tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm để xây dựng nước nhà, xây dựng chủ nghĩa xã hội".  Trong những năm qua, phụ nữ Hà Nội có mặt ở tất cả các ngành, lĩnh vực, các địa phương, luôn tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, người tốt, việc tốt, góp phần lan tỏa nét đẹp của phụ nữ Thủ đô, góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

Phát huy vai trò nòng cốt, dẫn dắt trong phong trào phụ nữ thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội đã tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, bám sát nhiệm vụ chính trị của Thành phổ, chỉ đạo của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, phát động và chỉ đạo triển khai nhiều phong trào, cuộc vận động thiết thực gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ' Chí Minh, đa dạng các hình thức tuyên truyền, động viên, khích lệ, lôi cuốn đông đảo cán bộ, hội viên, phụ nữ tham gia: phong trào "Phụ nữ Thủ đô tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc", cuộc vận động phụ nữ rèn luyện phẩm chất đạo đức "Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang", "Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp", phụ nữ Thủ đô sáng tạo, khởi nghiệp, "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch", thi đua an toàn thực phẩm, phòng chống ma túy từ gia đình. Nhiều mô hình cụ thể’ đã được các cấp Hội xây dựng và nhân rộng mang lại hiệu quả thiết thực cho cộng đồng, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, vì phụ nữ, trẻ em, hỗ trợ sự phát triển toàn diện của phụ nữ; khơi dậy và phát huy tinh thần tương thân, tương ái, ý thức tự giác, trách nhiệm với cộng đồng, xã hội của cán bộ và hội viên, phụ nữ Thủ đô.

Thi đua giúp nhau phát triển kinh tế, cụ thể thể hóa phong trào "Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau", các cấp Hội đã triển khai các hoạt động giúp phụ nữ nghèo, cận nghèo có địa chỉ thoát nghèo, đề án hỗ trợ phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp, Tuần lễ vàng tiết kiệm vì phụ nữ nghèo, "Hà Nội kết nối vươn xa", quản lý gần 7.000 tỷ đồng giúp hội viên phát triển kinh tế... Hàng năm, Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội đã triển khai Cuộc thi ý tưởng, sản phẩm sáng tạo của phụ nữ, tổ chức Ngày hội sáng tạo phụ nữ Thủ đô, tôn vinh biểu dương 10 sản phẩm, ý tưởng sáng tạo tiêu biểu.

Tích cực tham gia hoạt động đảm bảo an sinh xã hội, các cấp Hội triển khai cuộc vận động xây, sửa mái ấm tình thương, tổ chức chương trình Tết ấm yêu thương, Đám cưới tập thể cho người khuyết tật, Triệu phần quà san sẻ yêu thương, chương trình Đồng hành cùng con, Mẹ đỡ đầu, Đồng hành cùng phụ nữ biên cương.... Đến nay, các cấp Hội toàn thành phố' đã vận động, nhận đỡ đầu 403 trẻ em mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hỗ trợ giúp các cháu vượt khó vươn lên trong học tập và cuộc sống.

Góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, Thủ đô xanh, nông thôn mới, đô thị văn minh, các cấp Hội phát động cuộc vận động "Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp" (năm 2018), mô hình "Chi hội phụ nữ văn minh trong việc cưới, việc tang", chi hội phụ nữ thực hiện an toàn thực phẩm, có tác dụng tích cực tuyên truyền vận động phụ nữ thực hiện hai Quy tắc ứng xử của thành phố' về văn hóa công sở và nơi công cộng", lễ hội áo dài hương sắc Tràng An, Phụ nữ Thủ đô mặc áo dài - đeo khẩu trang - đi bầu cử, mô hình đoạn đường, tuyến phố phụ nữ tự quản xanh, sạch, đẹp, nở hoa, vẽ tranh bích họa, triền đê nở hoa, sân chơi an toàn, "Đổi phế liệu, giữ màu xanh", Sông xanh, gấp túi giấy thay túi nilon, dùng làn đi chợ, "Gia đình tình nguyện, cộng đồng tình nguyện"... Từ 2021, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố phát động cuộc thi đoạn đường, tuyến phố' phụ nữ tự quản nở hoa kiểu mẫu tại 5 cụm thi đua, tổ chức tổng kết, đánh giá, biểu dương, trao thưởng, tạo động lực thi đua giữa các địa phương, tạo sự chuyển biến tích cực về cảnh quan môi trường...

Đặc biệt, trong tham gia phòng, chống dịch Covid-19, cán bộ, hội viên phụ nữ thành phô' tâm huyết, trách nhiệm tích cực ủng hộ, triển khai "Bếp ăn ẵm tình", suất cơm - nồi cháo nghĩa tình, "Đi chợ giúp nhau", "Gian hàng 0 đồng", "Giọt sữa yêu thương", "Túi thuốc 0 đồng", chung tay tiêu thụ nông sản... góp phần cùng Thành phố' thực hiện nhiệm vụ chống dịch, lan tỏa tinh thần "Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước".

Hà Nội tổ chức Hội thảo 30 năm triển khai phong trào “Người tốt, việc tốt” - ảnh 2

Đồng chí Lê Kim Anh, Chủ tịch Hội LHPN Thành phố tham luận tại Hội thảo

Từ các phong trào thi đua, các cuộc vận động đã xuất hiện nhiều mô hình hay, sáng kiến và cách làm sáng tạo, điển hình người tốt việc tốt, những hành động dũng cảm, việc làm thiện nguyện, nghĩa cử cao đẹp của cán bộ và hội viên phụ nữ Thủ đô, những người đang từng ngày, từng giờ cống hiến sức lực và trí tuệ trên khắp các lĩnh vực công tác và đời sống xã hội...

Sau thời gian làm việc nghiêm túc và khẩn trương, Hội thảo đã nghe nhiều ý kiến tham luận được trình bày tại Hội thảo. Các tham luận đã tập trung làm rõ thêm cả về lý luận và thực tiễn của phong trào Người tốt, việc tốt trên địa bàn Thành phố nói chung và của đơn vị, địa phương nói riêng. Qua đó, khẳng định vị trí, ý nghĩa và sức sống của phong trào Người tốt, việc tốt để tiếp tục đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Trưởng ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương Phan Văn Hùng cho rằng, phong trào “Người tốt, việc tốt” đã trở thành “nếp văn hóa” hằng ngày của người dân Thủ đô, bản sắc riêng của mảnh đất nghìn năm văn hiến, đã tạo động lực và niềm tin trong nhân dân với hàng trăm, hàng nghìn bông hoa người tốt, việc tốt.

Đồng chí đề nghị, thời gian tới, thành phố Hà Nội cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TƯ của Bộ Chính trị (khóa XI) về đổi mới công tác thi đua, khen thưởng; nâng cao trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức các phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt”; thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức, gắn phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” với việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và các phong trào thi đua yêu nước do Trung ương, thành phố phát động.

Phát biểu kết luận hội thảo, thay mặt Hội đồng Thi đua - Khen thưởng thành phố, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng thành phố Nguyễn Lan Hương giao Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố tiếp thu, tham mưu thành phố chỉ đạo các cấp, các ngành tiếp tục triển khai thực hiện phong trào “Người tốt, việc tốt”.

Về nhiệm vụ thời gian tới, đồng chí yêu cầu cần tập trung thực hiện một số nội dung và giải pháp trọng tâm. Đó là nâng cao nhận thức, trách nhiệm, vai trò của cấp ủy, chính quyền các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức phong trào thi đua nói chung và phong trào “Người tốt, việc tốt” nói riêng; thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức các phong trào thi đua theo hướng thiết thực, trọng tâm, hiệu quả, hướng về cơ sở, bám sát nhiệm vụ chính trị được giao của từng địa phương, đơn vị.

Cùng với đó, đẩy mạnh tuyên truyền, bồi dưỡng, nhân rộng và học tập các gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trên hệ thống thông tin truyền thông các cấp; nâng cao hiệu quả hoạt động công tác phát hiện, đề xuất khen thưởng điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt từ thành phố tới cơ sở, đồng thời, kịp thời có hình thức thích hợp biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích trong các phong trào thi đua yêu nước và phong trào “Người tốt, việc tốt” nhằm lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng và trong nhân dân các việc làm tốt, hành động đẹp, các mô hình, giải pháp, cách làm hiệu quả, sáng tạo.

 

Tin cùng chuyên mục

Xã Kim Sơn (Sơn Tây) đón nhận Bằng công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu

Xã Kim Sơn (Sơn Tây) đón nhận Bằng công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu

(PNTĐ) - Ngày 20/4, Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Kim Sơn (thị xã Sơn Tây) đã tổ chức Lễ đón Bằng công nhận xã Kim Sơn đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là những ghi nhận cho sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Kim Sơn trong việc xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023 (đạt chuẩn với 5 lĩnh vực: An ninh trật tự, Văn hóa, Y tế, Du lịch, Chuyển đổi số).
Liên tục nợ thuế, Kim Oanh Group có đủ sức làm dự án 15.000 tỷ đồng?

Kim Oanh Group nợ thuế triền miên vẫn được Bình Dương chấp thuận làm dự án 15.000 tỷ đồng

Nhiều công ty nằm trong hệ sinh thái của Kim Oanh Group liên tục nằm trong danh sách nợ thuế, báo lỗ nhưng gần đây vẫn được UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận cho làm dự án Đầu tư xây dựng Một Thế Giới – The One World (dự án Hoà Lân) với tổng vốn đầu tư khoảng 15.000 tỷ đồng.