Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô

NGUYÊN VŨ
Chia sẻ

(PNTĐ) -Gần 300 đại biểu khách mời trong nước và quốc tế sẽ tham gia Hội thảo khoa học cấp thành phố Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” do UBND thành phố Hà Nội tổ chức vào ngày 21/3 tới tại Khách sạn Thắng Lợi,Tây Hồ, Hà Nội.

Hội thảo khoa học cấp thành phố

Khách mời trong nước có đại diện Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương; các Bộ, ngành Trung ương, UBND các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, Vùng Thủ đô; các chuyên gia, nhà khoa học; các tổ chức chính trị - xã hội; các doanh nghiệp; các đơn vị của Thành phố. Ngoài ra, hội thảo mời một số chuyên gia quốc tế có nhiều nghiên cứu về văn hóa Việt Nam như: GS.TS. Philippe Papin, chuyên gia Việt Nam học tại Trường Cao học Thực hành Paris, giáo viên thỉnh giảng tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn; GS. Momoki Shiro (Đại học Quốc gia Osaka, Nhật Bản), giáo viên thỉnh giảng tại Trường Đại học Việt Nhật, Đại học Quốc gia Hà Nội. 

Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô  - ảnh 1
Quang cảnh buổi họp báo giới thiệu về công tác tổ chức Hội thảo 

Đại biểu trong và ngoài nước tham gia hội thảo sẽ tập trung làm rõ 4 nội dung chính. Nội dung thứ nhất, Văn hóa Thăng Long - Hà Nội, Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại, các đại biểu sẽ phân tích, làm rõ giá trị, đặc điểm của văn hóa Thăng Long - Hà Nội, nhấn mạnh văn hóa văn minh, thanh lịch Người Hà Nội; nội hàm Văn hiến - Văn minh - Hiện đại.

Ở nội dung mang tên Nguồn lực văn hóa Thăng Long - Hà Nội, các đại biểu sẽ đưa ra các phân tích nhằm nhận diện các nguồn lực văn hóa của Thủ đô; trong đó bao gồm các nguồn vốn xã hội, các vấn đề về con người Hà Nội.

Với nội dung Hà Nội - Thủ đô di sản, Thành phố sáng tạo, khát vọng phát triển, các đại biểu sẽ đánh giá các giá trị và các giải pháp để bảo tồn phát huy, phát triển giá trị của Thủ đô di sản; đặc biệt thông qua việc phát triển thương hiệu Thành phố sáng tạo.

Nội dung thứ tư là các điều kiện, nhiệm vụ, giải pháp huy động huy động nguồn lực để phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, các đại biểu tập trung giải quyết vấn đề phát triển công nghiệp văn hóa, một số vấn đề cụ thể cần ưu tiên tập trung trong huy động giá trị và nguồn lực văn hóa để phát triển Thủ đô (các công trình văn hóa, quy hoạch, kiến trúc, thiết chế văn hóa, nghệ thuật biểu diễn, tác phẩm nghệ thuật…).

Ngoài ra, nhằm phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Thăng Long - Hà Nội, Hội thảo tổ chức không gian trưng bày một số sản phẩm nghề truyền thống đặc trưng của Hà Nội như: gỗ mỹ nghệ, khảm trai, gốm Bát Tràng, tranh Hàng Trống…; không gian trưng bày các ấn phẩm văn hóa của Thủ đô Hà Nội; không gian trưng bày các mũi tên đồng khai quật từ Thành Cổ Loa của Bảo tàng Lịch sử; trình bày và trình diễn bộ sản phẩm mô phỏng Nỏ thần của Vua An Dương Vương.

Nhiều nghiên cứu tâm huyết

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải: “Hội thảo khoa học rất quan trọng, được UBND thành phố chuẩn bị từ lâu. Có thể khẳng định, các khâu chuẩn bị đã hoàn tất, để Hội thảo diễn ra đúng tính chất một hội thảo khoa học thực thụ, đề cao tính khoa học và tính dân chủ, thực tiễn.

Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô  - ảnh 2
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Hà Minh Hải trả lời những câu hỏi của báo giới trong buổi họp báo 

Hội thảo sẽ là dịp để lắng nghe các ý kiến của chuyên gia, các nhà khoa học, người dân, doanh nghiệp, cộng đồng… góp phần nhận diện, làm rõ thêm nội hàm của Văn hiến - Văn minh - Hiện đại, cũng như các ý tưởng gợi mở để xây dựng và phát triển Thủ đô trong tương lai”.

“Chúng tôi trực tiếp gửi thư mời các giáo sư, nhà khoa học và nhận về những bài nghiên cứu sâu, rất tâm huyết. Mong muốn của thành phố là lắng nghe các ý kiến nhiều chiều, để hiểu rõ, hiểu sâu, từ đó định hình các công việc tiếp theo, đưa vào chương trình hành động cụ thể và tạo sự đồng thuận, lan tỏa trong các tầng lớp nhân dân. Hội thảo mong muốn và hy vọng khơi dậy niềm tự hào trong thế hệ những người Hà Nội hôm nay, để cùng chung tay xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải nhấn mạnh.

Ông Đào Xuân Dũng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, cho biết: “Từ Nghị quyết XIII của Đảng đã nhấn mạnh phát huy vai trò của văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực của sự phát triển. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã khẳng định: “Đi vào kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập, làm sao giữ cho được bản sắc riêng của Hà Nội, con người Hà Nội với chiều sâu văn hóa, phong cách đàng hoàng, thanh lịch, văn minh”.

Hội thảo khoa học lần này sẽ thảo luận những vấn đề quan trọng trong việc phát huy nguồn lực giá trị văn hóa Thăng Long - Hà Nội, đồng thời định hình về triết lý phát triển Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, sánh vai với các Thủ đô khác trên thế giới. Hội thảo lắng nghe những ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học… trên cơ sở đó sẽ có những giải pháp phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

Hội thảo đã nhận được 70 bài tham luận chất lượng, giàu tính khoa học với các cách tiếp cận và nhìn nhận nhiều chiều về văn hóa Thăng Long - Hà Nội; nhiều bài viết thể hiện tính khoa học, tâm huyết, trách nhiệm của các nhà khoa học với sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô. Kết quả của Hội thảo sẽ là một trong những căn cứ khoa học để các cấp, các ngành của Thành phố nhằm cụ thể hóa Chương trình, Kế hoạch hành động thực hiện các Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 09 của Thành ủy về phát triển công nghiệp văn hóa, Chương trình số 06 của Thành ủy, góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.    

Tin cùng chuyên mục

Ấn tượng chương trình nghệ thuật “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

Ấn tượng chương trình nghệ thuật “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

(PNTĐ) - Tối 26/4, tại Quảng trường thành phố Điện Biên Phủ, Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”; tổng kết Cuộc thi tìm hiểu 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024) và 70 năm Ngày ký hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 – 21/7/2024).
Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

(PNTĐ) - Tại Hội nghị Geneve, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiên định với lập trường: "Đi tới một giải pháp hoàn chỉnh là đình chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương đi đôi với giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, Lào và Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước Đông Dương".
Bảo mật dữ liệu trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Bảo mật dữ liệu trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(PNTĐ) - Sau khi xảy ra liên tiếp các vụ tấn công mã hóa dữ liệu, các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp trong nước đã quan tâm đầu tư hơn vào an toàn thông tin. Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cũng đã ráo riết chỉ đạo công tác này.
Hà Nội công nhận Điểm du lịch Lệ Mật - phường Việt Hưng

Hà Nội công nhận Điểm du lịch Lệ Mật - phường Việt Hưng

(PNTĐ) - Tối 26/4, Quận ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Long Biên long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định công nhận điểm du lịch Lệ Mật - phường Việt Hưng; khai mạc Tuần lễ Văn hóa - Thương mại - Làng nghề gắn với Lễ hội truyền thống đình làng Lệ Mật.