Hưởng ứng ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11):

Hoài Đức: Chung tay trao truyền, tiếp nối dòng chảy di sản

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Huyện Hoài Đức có 55 di sản văn hoá phi vật thể, bao gồm các loại hình: Nghệ thuật trình diễn, tập quán xã hội, lễ hội truyền thống, tri thức dân gian, di sản ưu tiên bảo vệ và 1 di sản phi vật thể được UNESCO ghi danh. Để bảo vệ, gìn giữ, tạo điều kiện để các loại hình di sản văn hoá phi vật thể huyện Hoài Đức đã tạo không gian thực hành, tiếp cận gần hơn với thế hệ trẻ để trao truyền, tiếp nối dòng chảy di sản văn hoá đáng quý.

Sáng 25/11, tại Trường THCS An Khánh, UBND huyện Hoài Đức tổ chức Lễ hưởng ứng ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11) và tuyên truyền, giới thiệu các di sản văn hóa  phi vật thể trên địa bàn huyện Hoài Đức.

Hoài Đức: Chung tay trao truyền, tiếp nối dòng chảy di sản - ảnh 1
Các đại biểu dự chương trình

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức Nguyễn Trung Thuận cho biết: Hoài Đức là vùng đất cổ, có bề dày lịch sử hàng nghìn năm, là một trong những địa bàn sinh tụ chính của cư dân Văn Lang thời dựng nước. Do đó, trên địa bàn huyện phong phú cả về di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể. Theo Danh mục tổng kiểm kê di tích toàn thành phố huyện Hoài Đức có 269 di tích.

Hoài Đức: Chung tay trao truyền, tiếp nối dòng chảy di sản - ảnh 2
Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức Nguyễn Trung Thuận phát biểu

Tính đến tháng 5/2024, toàn huyện có 111 di tích được xếp hạng, trong đó có 69 di tích cấp Quốc gia, 42 di tích cấp thành phố. Đặc biệt, trên địa bàn huyện có hàng loạt các di tích thờ Lý Bí - vị Hoàng đế đầu tiên của dân tộc Việt Nam và Lý Phục Man - người có công xây dựng và bảo vệ nhà nước Vạn Xuân độc lập vào thế kỷ thứ VI.

Hoài Đức: Chung tay trao truyền, tiếp nối dòng chảy di sản - ảnh 3
Cảnh trong vở tuồng "Lửa Thiên trường", với nội dung ca ngợi  Trần Bình Trọng- một danh tướng nhà Trần, có công lớn hộ giá, bảo vệ vua trong cuộc chiến với quân Nguyên-Mông vào năm 1285

Tính đến hết năm 2024, trong lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể, huyện Hoài Đức có 5 nghệ nhân được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân ưu tú, 1 Nghệ nhân được Nhà nước truy tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú.

Hoài Đức cũng là nơi tập trung nhiều người tâm huyết, sáng tạo, đặc biệt là các nghệ nhân thuộc lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. 

Hoài Đức: Chung tay trao truyền, tiếp nối dòng chảy di sản - ảnh 4
Nghệ nhân nhân dân Bùi Thế Kiên (bên phải ngoài cùng) cùng các thành viên CLB Ca trù Ngãi Cầu biểu diễn

Trong mối quan hệ giữa di sản văn hoá phi vật thể với việc hình thành bản sắc văn hoá người Hoài Đức, nghệ nhân di sản với vai trò là trung tâm trao truyền di sản, năng động và sáng tạo trong thực hành di sản, góp phần lớn trong việc trao truyền những giá trị tinh tuý của văn hoá hàng nghìn năm, giúp kiến tạo vốn văn hoá cho con người Hoài Đức.

Tiêu biểu là 2 nghệ nhân Nhân dân, 4 nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể loại hình nghệ thuật hát Ca trù, nghệ thuật Tuồng; 70 nghệ nhân làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng.

Hoài Đức: Chung tay trao truyền, tiếp nối dòng chảy di sản - ảnh 5
Cảnh trong vở tuồng "Lửa Thiên trường", với nội dung ca ngợi  Trần Bình Trọng- một danh tướng nhà Trần, có công lớn hộ giá, bảo vệ vua trong cuộc chiến với quân Nguyên-Mông vào năm 1285

Các di sản văn hoá phi vật thể có vai trò quan trọng trong việc nhận diện và định vị bản sắc của mỗi địa phương. Nhắc đến Hoài Đức, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến đến lễ hội Giang Xá, lễ hội rước Giá xã Yên Sở, lễ hội rước lợn La Phù, lễ hội giằng bông xã Sơn Đồng, hát Ca trù Ngãi Cầu xã An Khánh hát tuồng xã An Thượng…

“Việc bảo vệ, gìn giữ, tạo điều kiện để các loại hình di sản văn hoá phi vật thể có không gian thực hành, tiếp cận gần hơn với thế hệ trẻ để trao truyền, tiếp nối dòng chảy di sản cần sự chung tay vào cuộc của các cấp, các ngành, các nhà trường và toàn xã hội”- ông Nguyễn Trung Thuận khẳng định.

Hoài Đức: Chung tay trao truyền, tiếp nối dòng chảy di sản - ảnh 6
Học sinh trường THCS An Khánh chăm chú xem các tiết mục biểu diễn

Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức Nguyễn Trung Thuận yêu cầu ngành Văn hóa & Thông tin, ngành Giáo dục huyện tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương, các nhà trường, tổ chức nhiều hoạt động hơn nữa để tăng cường công tác tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá và truyền dạy các loại hình di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện tới nhân dân, học sinh. 

Các nhà trường chủ động, tích cực phối hợp tổ chức các hoạt động để các em học sinh - thế hệ trẻ tương lai của đất nước có nhiều có hội tìm hiểu, tiếp cận, thắp ngọn lửa đam mê đối với ác loại hình di sản, giá trị văn hóa truyền thống.

Hoài Đức: Chung tay trao truyền, tiếp nối dòng chảy di sản - ảnh 7
Các đại biểu chụp ảnh ki niệm cùng các câu lạc bộ biểu diễn

Tại lễ hưởng ứng ngày Di sản Việt Nam có sự tham gia biểu diễn, truyền dạy của các Nghệ nhân Nhân dân và Nghệ nhân Ưu tú thuộc Câu lạc bộ Ca trù Ngãi Cầu (xã An Khánh), Câu lạc bộ Tuồng Ngự Câu (xã An Thượng) với các bài hát, liễu hát nói…

Thông qua buổi biểu diễn, truyền dạy, góp phần cung cấp cho các học sinh những kiến thức cơ bản về vốn văn hoá truyền thống, giúp các em hiểu, trân trọng, gìn giữ và thắp sáng ngọn lửa di sản, nuôi dưỡng tình yêu quê hương đất nước.

Hoài Đức: Chung tay trao truyền, tiếp nối dòng chảy di sản - ảnh 8
Học sinh Trường THCS An Khánh thi tìm hiểu về di sản văn hóa phi vật thể

Tại buổi lễ, học sinh Trường THCS An Khánh tham gia thi tìm hiểu về di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện.

Tin cùng chuyên mục

Trưởng ban Dân vận Thành ủy Đỗ Anh Tuấn thăm nguyên lãnh đạo Quân đội, Bộ Quốc phòng

Trưởng ban Dân vận Thành ủy Đỗ Anh Tuấn thăm nguyên lãnh đạo Quân đội, Bộ Quốc phòng

(PNTĐ) - Thay mặt lãnh đạo thành phố, Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Đỗ Anh Tuấn gửi lời chúc Trung tướng Đặng Quân Thụy và gia đình Đại tướng Văn Tiến Dũng nhiều sức khỏe; tiếp tục phát huy phẩm chất đạo đức cách mạng, tinh thần tiền phong, gương mẫu, tích cực động viên con, cháu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tham gia công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền địa phương và bồi dưỡng, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.
WinMart tăng 20% nguồn cung hàng hóa, đảm bảo bình ổn giá cuối năm

WinMart tăng 20% nguồn cung hàng hóa, đảm bảo bình ổn giá cuối năm

(PNTĐ) - Để phục vụ nhu cầu tiêu dùng tăng cao của người dân vào dịp lễ, Tết, hệ thống bán lẻ WinMart/WinMart+/WiN đã làm việc trước với các nhà cung cấp từ 2 đến 3 tháng trước Tết để tăng cường dự trữ hàng hóa 20% so với cùng kỳ, không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hoặc tăng giá đột biến.