Hội LHPN Hà Nội: Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa ứng dụng công nghệ cao

Chia sẻ

(PNTĐ) -Ngày 27/5, tại hội trường Huyện ủy Đông Anh, Hội LHPN Hà Nội tổ chức tọa đàm “Phát huy vai trò của các cấp Hội phụ nữ trong phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa ứng dụng công nghệ cao” trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Hội LHPN Hà Nội: Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa ứng dụng công nghệ cao - ảnh 1
Quang cảnh hội nghị

Phát biểu tại tọa đàm, đồng chí Phạm Thị Thanh Hương, Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội cho biết: Nhận thức được vai trò, trách nhiệm của phụ nữ và tổ chức Hội trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới, gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, trong những năm qua, Hội LHPN Hà Nội đã triển khai thực hiện có hiệu quả nhiều hoạt động, góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội. 

Hội LHPN Hà Nội: Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa ứng dụng công nghệ cao - ảnh 2
Đồng chí Phạm Thị Thanh Hương, Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội phát biểu tại hội nghị

Điểm nổi bật là các cấp Hội phụ nữ tuyên truyền sâu rộng, vận động, hỗ trợ hội viên, phụ nữ thay đổi về tư duy, nhận thức một cách toàn diện về phát triển nông nghiệp; Tích cực tham gia xây dựng các mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị; góp phần hình thành nền kinh tế “xanh”, các vùng sản xuất nông sản sạch, nông nghiệp hàng hóa; Khuyến khích phụ nữ mạnh dạn khởi nghiệp; hỗ trợ thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủphát triển kinh tế khu vực nông thôn.

Tính đến nay, các cấp Hội đã hỗ trợ thành lập 17 hợp tác xã, 20 tổ hợp tác, 50 tổ liên kết do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển sản xuất như: HTX sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ Cuối Quý (huyện Đan Phượng), HTX nông nghiệp hữu cơ Tàm Xá (huyện Đông Anh); HTX gạo hữu cơ Đồng Phú (Chương Mỹ) ...  cấp Hội cũng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển thương mại điện tử nhằm hỗ trợ quảng bá, giới thiệu sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm có thế mạnh của các địa phương, kết nối nhà sản xuất - nhà phân phối - người tiêu dùng trên địa bàn Thành phố (sàn thương mại điện tử ”Chợ nhà mình”, 141 điểm phân phối thực phẩm sạch tới người tiêu dùng của các chuỗi sản xuất an toàn của Thành phố có sự tham gia của Hội...). Các cấp Hội hiện tín chấp cho vay vốn từ các chương trình hơn 7.300 tỷ đồng giúp phụ nữ phát triển kinh tế ...

Hội LHPN Hà Nội: Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa ứng dụng công nghệ cao - ảnh 3

Là hội viên Hội liên hiệp phụ nữ huyện Đông Anh, thành viên BCH Hội nữ tri thức Hà Nội đồng thời là một nhà nghiên cứu độc lập, Chị Phạm Thị Lý - Chủ tịch HĐQT HTX Nông nghiệp Hữu cơ Tiên Dương,huyện Đông Anh giới thiệu cho các đại biểu một loại chế phẩm sinh học để xử lý chất thải hữu cơ trong chăn nuôi               

Hiện nay, khi các địa phương chuyển sang giai đoạn thực hiện các tiêu chí nông thôn mới nâng cao; hoạt động của các cấp Hội cũng đã và đang lựa chọn các nội dung phù hợp để tiếp tục phát huy vai trò trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn. Trong đó quan tâm đặc biệt đến việc hỗ trợ phụ nữ phát triển sản xuất và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao (nhất là công nghệ sinh học) trong sản xuất nông sản theo chuỗi giá trị gắn với hỗ trợ thiêu thụ sản phẩm, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nông sản trên thị trường.

Đặc biệt, nhiều mô hình phát triển kinh tế do phụ nữ làm chủ đã vừa sáng tạo chuyển đổi sản xuất, vừa bảo tồn các nghề truyền thống; đưa các giá trị văn hóa vào phát triển kinh tế theo hướng bền vững, an toàn, nông nghiệp xanh, nông nghiệp sinh thái.

Hội LHPN Hà Nội: Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa ứng dụng công nghệ cao - ảnh 4
Đồng chí Thạch Thị Hoa, Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Gia Lâm phát biểu tại hội nghị tọa đàm

Tại hội nghị, nhiều ý kiến đóng góp chia sẻ những nội dung về việc đánh giá thực trạng vai trò của các cấp Hội phụ nữ trong hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao. Sự tham gia của tổ chức Hội trong tuyên truyền, vận động thành lập và hỗ trợ hoạt động của các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn; trong hỗ trợ đề xuất chính sách, hỗ trợ nguồn lực ...

Đồng chí Thạch Thị Hoa, Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Gia Lâm chia sẻ: Với vai trò, trách nhiệm của mình, trong những năm qua các cấp Hội phụ nữ của huyện đã tập trung triển khai các chương trình, kế hoạch, đề án hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tham gia xây dựng nông thôn mới nâng cao và đô thị văn minh. Hội LHPN huyện đã hỗ trợ kết nối để chị em có thể  vay được các nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng Bản Việt, Liên Việt; hỗ trợ tư vấn pháp lý đăng ký các thương hiệu sản phẩm; kết nối hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm đối với một số mô hình cụ thể như: Mô hình trồng rau thủy canh của gia đình bà Đặng Thị Phác, xã Đa Tốn; mô hình nuôi nấm Linh Chi, nấm Đông Trùng Hạ Thảo của gia đình chị Vũ Thị Thập, xã Phú Thị; mô hình trồng dưa Bạch Ngọc, dưa lê siêu ngọt hữu cơ tại xã Đặng Xá, xã Yên Thường;mô hình trồng súp lơ vàng, su hào tím tại vùng rau an toàn xã Văn Đức…

Với mong muốn có những sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn, tận dụng tài nguyên sẵn có từ rơm rạ sau thu hoạch, từ rác thải hữu cơ tại hộ gia đình, đồng chí Phạm Thị Thanh, Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Sóc Sơn cho biết: LHPN huyện đã xây dựng Đề án “Phụ nữ Sóc Sơn phân loại, xử lý rác thải hộ gia đình và khởi nghiệp từ rác hữu cơ giai đoạn 2021-2023”, hàng năm xây dựng kế hoạch thực hiện mô hình “Xử lý rơm rạ thành phân hữu cơ” để triển khai đến 26/26 xã, thị trấn trên địa bàn. Cán bộ hội viên được tuyên truyền, hướng dẫn ký thuật ủ rơm rạ thành phân hữu cơ, phương pháp tạo chế phẩm men vi sinh IMO để xử lý rác hữu cơ thành phân hữu cơ để phục vụ sản xuất nông nghiệp sạch

Hội LHPN Hà Nội: Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa ứng dụng công nghệ cao - ảnh 5
Chị Phạm Thị Lý, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã Nông nghiệp Hữu cơ Tiên Dương, huyện Đông Anh chia sẻ tại hội nghị

Chị Phạm Thị Lý, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã Nông nghiệp Hữu cơ Tiên Dương, huyện Đông Anh cho biết:  Hợp tác xã chúng tôi tự hào đã góp phần nhỏ bé của mình để cùng huyện Đông Anh đạt chuẩn nông thôn mới, 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; phát triển nền nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường nông thôn, góp phần thực hiện thành công các chương trình kế hoạch và mục tiêu của Huyện và Thành phố”.

           Đồng thời nêu những khó khăn, vướng mắc trong tham gia xây dựng nông thôn mới đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất, bài toán tính “đầu ra” cho sản phẩm; hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm; kiến nghị, đề xuất các giải pháp để phát huy vai trò của tổ chức Hội phụ nữ trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao thời gian tới.

Chiều cùng ngày, các đại biểu đã có chuyến tham quan các mô hình do phụ nữ làm chủ tham gia phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại HTX Nông nghiệp hữu cơ (xã Tiên Dương), HTX Ba chữ (xã Vân Nộn), huyện Đông Anh.

Hội LHPN Hà Nội: Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa ứng dụng công nghệ cao - ảnh 6
Các đại biểu lãnh đạo TP, huyện tới thăm mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại HTX Nông nghiệp hữu cơ (xã Tiên Dương)

 

Hội LHPN Hà Nội: Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa ứng dụng công nghệ cao - ảnh 7

Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ Tiên Dương (xã Tiên Dương, huyện Đông Anh) là đơn vị tiêu biểu của Hà Nội trong thực hiện mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo chuỗi liên kết “5 nhà” (nhà quản lý, nhà khoa học, nhà nông, nhà phân phối và người tiêu dùng).

Hội LHPN Hà Nội: Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa ứng dụng công nghệ cao - ảnh 8
Nắm bắt được điều này, HTX Nông nghiệp hữu cơ Tiên Dương đã ứng dụng công nghệ quản lý sản xuất và truy xuất nguồn gốc
Hội LHPN Hà Nội: Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa ứng dụng công nghệ cao - ảnh 9

Dán tem, sử dụng mã QR để truy xuất nguồn gốc nông sản là một giải pháp để HTX sản xuất khẳng định uy tín, thương hiệu sản phẩm của mình

Hội LHPN Hà Nội: Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa ứng dụng công nghệ cao - ảnh 10
Những chế phẩm sinh học, thuốc trừ sâu hữu cơ cũng được chế từ các thảo dược sẵn có trong tự nhiên, thân thiện với môi trường, không độc hại cho người sử dụng. Nhờ vậy, các sản phẩm rau hữu cơ của HTX Nông nghiệp hữu cơ Tiên Dương đã khẳng định được chất lượng, tạo niềm tin với người tiêu dùng.
Hội LHPN Hà Nội: Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa ứng dụng công nghệ cao - ảnh 11
Có thể thấy, lợi ích từ việc ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp là rất lớn,góp phần nâng cao năng suất sản phẩm
Hội LHPN Hà Nội: Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa ứng dụng công nghệ cao - ảnh 12
Một trong những yếu tố then chốt tạo nên thành công của các HTX nông nghiệp phải kể đến việc áp dụng khoa học, kĩ thuật vào sản xuất.. Trong ảnh các đại biểu tới thăm quan mô hình trồng rau an toàn của HTX Ba Chữ (xã Vân Nội, huyện Đông Anh). Thời gian qua, nắm bắt nhu cầu sử dụng các thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc, xuất xứ của người tiêu dùng, HTX Ba Chữ đã đẩy mạnh trồng rau hữu cơ, không sử dụng thuốc hóa học, thuốc bảo vệ thực vật. 

Bài và ảnh: Thanh Thanh

 

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

(PNTĐ) - Sáng 19/4, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền - Phó trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng, phát triển 5 huyện thành quận dẫn đầu đoàn công tác của UBND thành phố Hà Nội đã làm việc với huyện Hoài Đức về: Rà soát tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong công tác xây dựng và phát triển huyện Hoài Đức thành quận theo Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thành phố; đánh giá tính khả thi phát triển huyện thành quận của Hoài Đức đến năm 2025.
Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương

Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương

(PNTĐ) - Sau thời gian học tập ở Liên Xô, đồng chí Trần Phú được Quốc tế Cộng sản cử về nước hoạt động và được bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương lâm thời, sau đó ít lâu vào Ban Thường vụ Trung ương, đồng chí đã chủ trì dự thảo Luận cương chính trị của Đảng.
Khởi công dự án cấp nước cho phía Nam TP Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

Khởi công dự án cấp nước cho phía Nam TP Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

(PNTĐ) - Chiều 18/4, đoàn công tác UBND thành phố Hà Nội do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm trưởng đoàn làm việc với Thường trực Tỉnh ủy Hòa Bình. Tham gia đoàn có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn; lãnh đạo một số sở, ngành.
Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ Cộng sản kiên trung, bất khuất, ưu tú của dân tộc Việt Nam

Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ Cộng sản kiên trung, bất khuất, ưu tú của dân tộc Việt Nam

(PNTĐ) - Nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh của Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), tại thành phố Hà Tĩnh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy Hà Tĩnh vừa tổ chức Hội thảo khoa học “Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam”.