Huyện Gia Lâm tổng kết 30 năm phong trào thi đua “Người tốt - việc tốt“

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 7/10, Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ huyện Gia Lâm long trọng tổ chức Tổng kết 30 năm Tổng kết 30 năm phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” (1992-2022); Biểu dương gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; Tổng kết Cuộc thi viết về “Gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt” năm 2022 và chào mừng kỷ niệm 68 năm ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2022).

Dự hội nghị có Ủy viên BTV Thành ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hoàng Trọng Quyết.

Huyện Gia Lâm tổng kết 30 năm phong trào thi đua “Người tốt - việc tốt“ - ảnh 1
Phó Bí thư Huyện ủy- Chủ tịch UBND huyện - Chủ tịch hội đồng Thi đua - Khen thưởng huyện Gia Lâm Đặng Thị Huyền phát biểu

Thông tin tại hội nghị, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm- Chủ tịch hội đồng Thi đua - Khen thưởng huyện Gia Lâm Đặng Thị Huyền cho biết, hưởng ứng phong trào “Người tốt, việc tốt” do Thành phố phát động, từ năm 1992 đến nay, trải qua 30 năm, phong trào “Người tốt, việc tốt” của Huyện ngày càng có sức lan tỏa mạnh mẽ, đi sâu vào tất cả các mặt của đời sống xã hội, gắn liền với các cuộc vận động, các phong trào thi đua khác để trở thành một nét riêng trong phong trào thi đua yêu nước của huyện Gia Lâm.

Công tác chỉ đạo tuyên truyền, biểu dương, tôn vinh gương “Người tốt, việc tốt” cũng được Huyện, các phòng, ban, đơn vị và các xã, thị trấn quan tâm làm tốt. Hằng năm, Huyện tổ chức kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10, đồng thời cũng là ngày biểu dương các gương “Người tốt, việc tốt” của các phòng, ban, đơn vị, UBND xã, thị trấn trên địa bàn.

Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” gắn với thực hiện Chỉ thị số 05 về học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đạt được nhiều kết quả nổi bật. Việc học tập và làm theo Bác trên địa bàn Huyện của các tập thể, cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân đã góp phần xây dựng Đảng, hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh.

Huyện Gia Lâm tổng kết 30 năm phong trào thi đua “Người tốt - việc tốt“ - ảnh 2
Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội Hoàng Trọng Quyết trao thưởng cho các cá nhân.

Từ phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt, những cán bộ, đảng viên tận tụy, trách nhiệm với công việc, với xã hội, gần dân, gắn bó với nhân dân, phục vụ nhân dân, được các cấp khen thưởng, biểu dương, điển hình như "ông Nguyễn Văn Kỷ - Chủ tịch UBND xã Yên Viên", hay "ông Bùi Văn Quyên - Chủ tịch Hội Nông dân xã Kim Sơn",…

Huyện Gia Lâm tổng kết 30 năm phong trào thi đua “Người tốt - việc tốt“ - ảnh 3
Bí thư Huyện ủy Gia Lâm Lê Anh Quân trao giấy khen cho các cá nhân

Trong lao động, sản xuất kinh doanh đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu, có đóng góp tích cực để duy trì và phát triển kinh tế xã hội của Huyện, tiểu biêu như ông Nguyễn Văn Sơn, Tổng Giám đốc công ty Cổ phần Hãng Sơn Đông Á, hay bà Nguyễn Thị Bé – chủ cơ sở sản xuất tinh bột nghệ khô Bà Bé, xã Dương Xá với sản phẩm đạt OCOP 4 sao. Thầy Nguyễn Đức Trường - Giáo viên trường THCS Đa Tốn, là một nhà giáo nghị lực, bản thân bị tật, nhưng thầy không chỉ là giáo viên giỏi mà còn tham gia biên soạn sách tham khảo môn Toán, đóng góp thiết thực cho ngành giáo dục của Huyện nói riêng, của Thủ đô nói chung.

Huyện Gia Lâm tổng kết 30 năm phong trào thi đua “Người tốt - việc tốt“ - ảnh 4
Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện- Chủ tịch hội đồng Thi đua - Khen thưởng huyện Gia Lâm Đặng Thị Huyền trao thưởng cho các tập thể, cá nhân

Phong trào thể dục, thể thao của huyện phát triển mạnh, nhiều vận động viên giành huy chương cho thể thao Việt Nam tại các giải quốc gia, quốc tế, điển hình phải kể đến vận động viên Hoàng Thị Hương Giang - xã Đông Dư, Đội tuyển Wushu Việt Nam hay vận động viên Nguyễn Xuân Định - xã Phù Đổng, Đội tuyển Vật Việt Nam, đạt Huy chương vàng SEAGAME 31.

30 năm qua, đã có gần 2.000 người tốt, việc tốt được khen thưởng cấp Huyện, gần 300 gương người tốt, việc tốt được Thành phố khen thưởng. Đặc biệt, từ năm 2010, Thành phố ban hành Quy chế xét tặng danh hiệu “Công dân Thủ đô ưu tú”, huyện Gia Lâm có 5 cá nhân được vinh danh có nhiều cống hiến, đóng góp cho Thủ đô, hầu hết là người lao động trực tiếp. Hằng năm vào dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10), Huyện tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt tiêu biểu, tổng kết phong trào đảm bảo trang trọng, tiết kiệm.

Các phong trào thi đua được triển khai có hiệu quả, phát huy tinh thần đoàn kết của cộng đồng trong thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho người dân. Đến nay, Huyện không còn hộ nghèo.

Gia Lâm là địa phương thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"; phong trào “Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thi đua thực hiện văn hóa công sở và nơi công cộng” nhằm thực hiện có hiệu quả 2 bộ quy tắc ứng xử của Thành phố.

Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” tiếp tục được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp tích cực hưởng ứng đã phát huy sức mạnh đại đoàn kết, cổ vũ động viên tạo không khí thi đua sôi nổi góp phần tích cực hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ chính trị trọng tâm của Huyện, nhất là trong các đợt sinh hoạt chính trị lớn như: Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp, Đại hội Đảng các cấp.

Huyện Gia Lâm tổng kết 30 năm phong trào thi đua “Người tốt - việc tốt“ - ảnh 5
Các cá nhân được khen thưởng "Người tốt - việc tốt"

Các phong trào thi đua của Mặt trận Tổ quốc tập trung phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội, tăng cường đối thoại, đóng góp ý kiến xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, các cuộc vận động “Vì người nghèo” ... được tập trung đổi mới, hướng về cơ sở và các khu dân cư với nhiều cách làm sáng tạo; nội dung, phương thức hoạt động đổi mới theo hướng gần dân, sát dân, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân.

Phong trào thi đua người tốt việc tốt của Hội Liên hiệp Phụ nữ Huyện được gắn với phong trào thi đua“Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, phối hợp Phòng Tài nguyên và Môi trường triển khai Kế hoạch liên tịch tổ chức Cuộc thi “Khu dân cư xanh - sạch - văn minh”. Kết quả 22 thôn, tổ dân phố tham gia cuộc thi, đã trồng 15 đoạn đường nở hoa, vẽ 4.860m2 tranh tường bích họa, tổng kinh phí xã hội hóa trên 686 triệu đồng.

Tiêu biểu phải kể đến như: ông Đỗ Hồng Minh, công dân thôn Yên Thường, trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, đã thành lập “Chuyến xe không đồng” nhằm tình nguyện chở hàng hóa, nhu yếu phẩm cho các khu vực bị phong tỏa trên địa bàn.

 Bà Lê Thị Khai, Chi hội Phụ nữ thôn Kim Quan, xã Yên Viên, với tấm lòng bao dung mỗi 1 năm bà thực hiện hỗ trợ đỡ đầu cho 1 cháu với số tiền là 2 triệu đồng/năm.

Bà Vũ Thị Hoan, Chủ tịch Hội Nông dân xã Dương Hà, từ  năm 2010 đến nay, bà đã tham gia hiến máu tổng cộng là 16 lần, góp phần tạo hình ảnh đẹp của người cán bộ xã đối với các phong trào hoạt động của địa phương.

Ông Trần Văn Thuận, công dân thôn Ngọc Động, xã Đa Tốn, tạo việc làm cho từ 12 đến 15 người làm việc tại khu trồng ra công nghệ cao với mức thu nhập bình quân là 5,5 triệu/người/tháng.

Từ khi dịch bệnh bùng phát đến nay, Thành phố, Huyện đã kịp thời khen thưởng, biểu dương các điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt thuộc Huyện trong công tác phòng, chống dịch Covid-19: Chủ tịch UBND Thành phố tặng Bằng khen cho 30 tập thể, 17 cá nhân, hộ gia đình; Chủ tịch UBND Huyện tặng Giấy khen cho 268 tập thể, 512 cá nhân.

Huyện Gia Lâm tổng kết 30 năm phong trào thi đua “Người tốt - việc tốt“ - ảnh 6
Các tập thể được khen thưởng 

Điểm nổi bật trong phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” là Huyện biên tập, xuất bản các tập sách viết về gương người tốt, việc tốt và những tấm gương mới được phát hiện có tác dụng tích cực lan tỏa trong đời sống xã hội sẽ được ban biên tập thẩm định để xuất bản thành sách “Người tốt, việc tốt” vào dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô hằng năm. Đến nay, Huyện đã biên tập, xuất bản 20 tập, các cuốn sách luôn được quan tâm cải tiến, ngày càng chất lượng, đã khắc họa, lan tỏa khoảng 700 gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt.

Bên cạnh các mặt đạt được, Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Đặng Thị Huyền cũng nêu một số hạn chế, tồn tại cần được khắc phục, đó là: Nhận thức của một số cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và Nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” chưa thật đầy đủ; có nơi sự quan tâm chỉ đạo, thực hiện phong trào chưa đúng mức. Công tác tuyên truyền, nhân rộng gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt tuy đã có nhiều chuyển biến, nhưng nội dung, hình thức tuyên truyền, biểu dương khen thưởng tại một số xã, thị trấn chưa thực sự hấp dẫn, tính lan tỏa chưa cao.

Để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Đặng Thị  Huyền đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn Huyện quan tâm thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm như: Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 34 của Bộ Chính trị (khóa 11) về đổi mới công tác thi đua, khen thưởng. Cấp ủy, chính quyền các cấp thường xuyên, kịp thời tổ chức quán triệt, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của thi đua yêu nước; tuyên truyền, phổ biến, thi đua cùng điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt, để phong trào thực sự là động lực thúc đẩy hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của huyện.

Huyện Gia Lâm tổng kết 30 năm phong trào thi đua “Người tốt - việc tốt“ - ảnh 7
Các cá nhân có thành tích xuất sắc trong cuộc thi viết về "Gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt" được khen thưởng

Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về thi đua, khen thưởng. Kịp thời tham mưu ban hành mới, sửa đổi, bổ sung các văn bản nhằm hoàn thiện hệ thống quy định trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng của Huyện, đảm bảo phù hợp với pháp luật hiện hành, phù hợp với điều kiện tình hình thực tiễn và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức các phong trào thi đua theo hướng thiết thực, trọng tâm, hiệu quả, hướng về cơ sở, bám sát nhiệm vụ chính trị được giao; gắn phong trào “Người tốt, việc tốt” với việc thực hiện “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”…

Dịp này, có 16 cá nhân của huyện được UBND thành phố khen thưởng gương "Người tốt, việc tốt" năm 2022. UBND huyện khen thưởng 12 tập thể có thành tích xuất sắc trong 30 năm (1992-2022) thực hiện phong trào thi đua "Người tốt, việc tốt" và 35 cá nhân điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trên địa bàn huyện. UBND huyện Gia Lâm cũng khen thưởng 8 tập thể, 8 cá nhân có thành tích xuất sắc trong cuộc thi viết về "Gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt".

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(PNTĐ) - MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về triển khai thực hiện các hoạt động thiết thực chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và các ngày lễ lớn; gắn với kỷ niệm ngày thành lập MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú...
Bổ sung danh mục năm 2024 với 217 dự án thu hồi đất

Bổ sung danh mục năm 2024 với 217 dự án thu hồi đất

(PNTĐ) - Tại Kỳ họp thứ 15, ngày 29/3, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua nghị quyết điều chỉnh, bổ sung danh mục các công trình, dự án thu hồi đất năm 2024; danh mục các dự án chuyển mục đích đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ năm 2024 trên địa bàn thành phố.