Khai mạc Triển lãm ảnh kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam

MINH THƯ
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng 27/2 tại Trung tâm Hội nghị quốc tế (Hà Nội) đã khai mạc Triển lãm ảnh Kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943 - 2023). Triển lãm do Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức nhân kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hoá Việt Nam.

Tham dự có ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; ông Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; ông Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Chính phủ cùng các lãnh đạo, đại diện cho các Bộ, Ban ngành. 

Khai mạc Triển lãm ảnh kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam - ảnh 1
Các đồng chí lãnh đạo khai mạc triển lãm kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam.

Triển lãm ảnh Kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam đã giới thiệu tới công chúng hơn 80 bức ảnh quý, được bố cục thành 2 phần bao gồm: Những bức ảnh tư liệu được chụp và lưu trữ từ năm 1945 đến nay, hầu hết là ảnh đen trắng. Trong đó có nhiều tấm ảnh tư liệu quý như bản chụp toàn văn Đề cương về văn hóa Việt Nam in trên tạp chí Tiên phong số 1 (ra tháng 11/1945); ảnh về Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất năm 1946, ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước với các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và văn nghệ sĩ.

Phần thứ hai của Triển lãm là ảnh về những thành tựu đạt được trong gìn giữ, phát huy các giá trị di sản, bản sắc văn hóa của Việt Nam và một số hoạt động văn hóa nghệ thuật nổi bật trong những năm gần đây.

Khai mạc Triển lãm ảnh kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam - ảnh 2
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng cùng các đại biểu tham quan triển lãm ảnh kỷ niệm 80 năm đề cương Văn hóa Việt Nam (1943-2023). (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

Đề cương về văn hóa Việt Nam ra đời năm 1943, do đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh khởi thảo, thể hiện tầm nhìn, tư duy chiến lược của Đảng ta về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Cùng với lập trường, lý luận khoa học mác-xít mới mẻ về văn hóa, bản Đề cương còn là sự kế thừa và bổ sung hết sức quan trọng tư tưởng Hồ Chí Minh, Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, những chủ trương, đường lối và sự tổng kết thực tiễn lãnh đạo trong lĩnh vực văn hóa của Đảng ta qua các cao trào đấu tranh cách mạng kể từ sau khi thành lập. Mang sứ mệnh khơi thông những mạch nguồn của văn hóa dân tộc trong bối cảnh đẩy mạnh cao trào phản đế, phản phong, tiến tới Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, bản Đề cương đã tạo ra sự thống nhất về nhận thức, tư tưởng văn hóa cho nhân dân, nhất là tầng lớp trí thức, văn nghệ sĩ có tâm huyết, cổ vũ lòng tự hào dân tộc, khích lệ tinh thần dấn thân cho cách mạng, thật sự trở thành ngọn đuốc soi đường cho sự phát triển nền văn hóa mới. 

Đề cương về văn hóa đã khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa mới trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng Việt Nam, với nhận thức đúng đắn rằng: sự lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn hóa vừa là một tất yếu chính trị, vừa là một tất yếu khách quan. Cách mạng muốn xây dựng thành công nền văn hóa mới dứt khoát phải do Đảng tiền phong lãnh đạo. Mặt khác, có lãnh đạo được phong trào văn hóa, Đảng mới lan tỏa được tư tưởng cách mạng, tạo nên ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội. Việc xây dựng nền văn hóa mới phải gắn liền với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và sự nghiệp xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa. Công cuộc cải tạo xã hội, loại bỏ những gì cũ kỹ lạc hậu, hướng tới xây dựng một chế độ xã hội mới ưu việt hơn chỉ hoàn thành khi hình thành được nền văn hóa mới: “nền văn hóa xã hội chủ nghĩa”.

Phát biểu tại lễ khai mạc Triển lãm, ông Tạ Quang Đông, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẳng định, Triển lãm ảnh Kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam là một hoạt động rất ý nghĩa nhằm kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943 - 2023). Theo ông, 80 bức ảnh được trưng bày tại triển lãm tuy chưa thể phản ánh được một cách đầy đủ tất cả các hoạt động của lãnh đạo Đảng và Nhà nước đối với việc phát triển văn hóa nhưng cũng đã cho thấy từ khi bản Đề cương về văn hóa ra đời đến nay, các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề phát triển văn hóa.

Một số hình ảnh tại triển lãm:

Khai mạc Triển lãm ảnh kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam - ảnh 3
Triển lãm được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị quốc tế (Hà Nội).
Khai mạc Triển lãm ảnh kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam - ảnh 4
Khai mạc Triển lãm ảnh kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam - ảnh 5
Tác phẩm: Thực hành Then - Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại
Khai mạc Triển lãm ảnh kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam - ảnh 6
Một tác phẩm tư liệu tại triển lãm

Tin cùng chuyên mục

Những nữ giám đốc hợp tác xã Thủ đô năng động, sáng tạo

Những nữ giám đốc hợp tác xã Thủ đô năng động, sáng tạo

(PNTĐ) - Tự tin, mạnh dạn đổi mới sáng tạo, áp dụng công nghệ và mô hình kinh doanh hiện đại, tạo ra những sản phẩm chất lượng, an toàn, nhanh chóng được người tiêu dùng đón nhận và đánh giá cao, các nữ giám đốc hợp tác xã (HTX) – làm chủ mô hình kinh tế tập thể ở Hà Nội đang khẳng định sự thành công bằng việc mang lại nhiều giá trị cho xã hội, nhất là tạo việc làm người lao động, trong đó phần đa là lao động nữ ở nông thôn.
Nữ giám đốc HTX từ đam mê đến thành công trong sản xuất rau mầm

Nữ giám đốc HTX từ đam mê đến thành công trong sản xuất rau mầm

(PNTĐ) - Sẵn có ước mơ làm giàu từ khi còn là cô sinh viên Học viện Nông nghiệp, sau khi tốt nghiệp, Bùi Thị Thanh Hà (quê ở Ninh Sở, huyện Thường Tín, Hà Nội) đã mạnh dạn lập nghiệp với nghề trồng rau mầm, rồi trở thành nữ Giám đốc HTX Sản xuất và Dịch vụ nông nghiệp Thanh Hà cung cấp cho thị trường sản phẩm chất lượng, an toàn, mang lại việc làm và thu nhập cho nhiều người.