Không cần đi chợ, vẫn thỏa sức mua sắm

Chia sẻ

Trong khi các chợ tự phát phải tạm ngưng hoạt động nhằm phòng chống dịch, vào các siêu thị phải chen chúc với nhiều nguy cơ nhiễm dịch, không ít người chọn dịch vụ mua thực phẩm và hàng hóa cần thiết online.

Tình trạng dịch bệnh ngày càng phức tạp, Hà Nội và nhiều tỉnh thành đang thực hiện giãn cách xã hội. Khách hàng không đến cửa hàng mua hàng mua đồ hoặc ngại ra chợ nơi đông người. Các dịch vụ giao đồ ăn bị tạm ngưng, người dân chỉ được ra ngoài khi cần thiết, nhiều khu vực bị phong toả. Điều này dẫn đến việc khan hiếm hàng hoá nhất thời do vận chuyển khó khăn, người dân mua tích trữ và nhiều người buộc phải làm việc nội trợ vốn trước nay chưa từng làm.

Tại Hà Nội, ngồi ở nhà vẫn có thể chọn đầy đủ nguyên liệu tươm tất cho ba bữa cơm hằng ngày, nhiều người đang quen dần với cách mua sắm online, dịch vụ đi chợ hộ thay vì mua hàng trực tiếp để tránh chỗ đông người. Nhóm nền tảng mua hộ đầu tiên có thể lựa chọn là các sàn thương mại điện tử như Tiki, Shopee, Lazada, Sendo...

Theo Sở Công thương TP.HCM, với hơn 2.550 điểm bán có hình thức giao hàng trực tuyến, nguồn hàng đã được các siêu thị, cửa hàng phân bổ cho mảng online tăng cường gấp 2 - 5 lần so với trước. Còn tại Hà Nội có gần 12 nghìn trang web bán hàng trực tuyến đang ngày càng phát triển.

Hiện nay, người dân có m ột số cách mua đồ thiết yếu trực tuyến như: Nhóm nền tảng mua hộ thứ 2 là các "siêu" ứng dụng cung cấp dịch vụ đa dạng. Và nhóm thứ 3 chính là qua kên online. Với việc đặt hàng qua kênh Online: Facebook, Zalo, gọi điện, nhắn tin… Khách chủ động hơn trong việc tìm kiếm, tương tác, đặt các đơn hàng qua kênh Online.  Dù mua hàng trên nền tảng nào, các đơn vị đều đề nghị khách hàng nên bình tĩnh lựa chọn kênh mua sắm phù hợp nhu cầu, chỉ mua số lượng vừa đủ, không cần thiết phải tích trữ quá nhiều, gây quá tải lên các hệ thống. Tuy nhiên, nên lựa chọn những nhà bán hàng uy tín thông qua tham khảo bạn bè hoặc các bình luận, đánh giá.

Không cần đi chợ, vẫn thỏa sức mua sắm - ảnh 1

Hanofarm thành lập từ năm 2017 với hệ thống trang trại sản xuất rau công nghệ cao. Là chuỗi thực phẩm sạch với nhiều chứng nhận An toàn thực phẩm, chứng nhận sản xuất…theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế: VietGAP, HACCP, Organic . Hanofarm đang được nhiều khách hàng tin dùng và lựa chọn qua kênh online này. Trên những ứng dụng này, bạn có thể dễ dàng lựa chọn sản phẩm theo các nhóm đồ dùng, thực phẩm, đồ uống, đồ khô… với giao diện dễ sử dụng và niêm yết giá công khai. Bạn có thể nhặt hàng vào giỏ, biết được phần chi phí cần trả và đợi siêu thị xác nhận đơn hàng và giao hàng.

Ông Tô Đức Minh – Phó TGĐ Công ty cổ phần đầu tư Hanofarm chia sẻ, nếu trước kia, công ty tập trung mảng offline tại cửa hàng, có đầu tư nguồn lực phát triển kênh Online nhưng còn gặp khó khăn do chưa thay đổi được thói quen, hành vi mua thực phẩm của khách hàng. 80% khách qua kênh offline, là khách quen của Hanofarm. Sau giãn cách xã hội, tình trạng bệnh dịch cũng như chỉ thị của Chính phủ vô hình chung đã làm cho mọi người phải ở nhà. Khách hàng không đến cửa hàng mua hàng được. Khách hàng đặt hàng qua kênh Online: Facebook, Zalo, gọi điện, nhắn tin… Khách chủ động hơn trong việc tìm kiếm, tương tác, đặt các đơn hàng qua kênh Online.

Thực phẩm luôn tươi ngonThực phẩm luôn tươi ngon

Phần lớn sản phẩm là các gói sản phẩm bán lẻ, phục vụ cho nhu cầu của hộ gia đình. Có thêm các sản phẩm  cho doanh nghiệp: Combo Rau-Củ-Quả, Happ Box (Gồm: Rau, thịt, trứng, đồ khô, ngũ cốc…).Các doanh nghiệp có nhiều món quà thiết thực cho nhân viên, đối tác. Đặc biệt, trước kia công ty bán  hàng hình thức 80% Offline, 20% Online, nhưng khi dịch bệnh phức tạp thì hình thức này ngược lại, chỉ 10% Offline, 90% Online.

Với hình thức này, nhân viên sẽ nhận đơn, chốt đơn khách hàng thanh toán qua chuyển khoản, tránh dùng tiền măt, nguy cơ lây lan dịch bệnh. Nhiều người lo lắng, khi hê thống shipper có thể không an toàn phòng dịch, Hanofarm có đội ngũ chuyển hàng tới tận cửa nhà khách hàng hoặc khó đến các điêm. Tuy nhiên, công ty có xe ô tô nội bộ, đội ngũ shipper nội bộ của công ty. Xe ô tô đăng ký vận chuyển “luồng xanh”. Shipper đăng ký trên Sở giao thông vận tải. Có nhiều đơn vị, do không có, không xây dựng đội ngũ vận chuyển từ trước nên gặp khó khăn ở giai đoạn này vì không có người ship hàng. Với Hanofarm không gặp vấn đề vì từ trước đến nay, vẫn có dịch vụ đó để phục vụ khách hàng.

Lơi ích của việc mua hàng trực tuyến, khách sẽ chuẩn bị kế hoạch, triển khai theo xu hướng phát triển của xã hội, của kinh tế, của hành vi người tiêu dùng thay đổi. Đối với doanh nghiệp, sẽ tối ưu hơn do không mất chi phí mặt bằng cửa hàng.

Không cần đi chợ, vẫn thỏa sức mua sắm - ảnh 3

Hanofarm hiện có 4 cơ sở cửa hàng tại Hà Nội, tỷ lệ khách hàng trung thành tới 70%. Tỉ lệ tăng trưởng đạt 15%, không bị ảnh hưởng doanh số khi dịch bệnh bùng phát. Đây thực sự là hướng đi trong xu thế thời đại 4.0.

Chương trình phối hợp với Văn phòng điều phối Chương trình Xây dựng Nông thôn mới Thành phố Hà Nội.

HÀ LINH

Tin cùng chuyên mục

Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(PNTĐ) - MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về triển khai thực hiện các hoạt động thiết thực chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và các ngày lễ lớn; gắn với kỷ niệm ngày thành lập MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú...
Bổ sung danh mục năm 2024 với 217 dự án thu hồi đất

Bổ sung danh mục năm 2024 với 217 dự án thu hồi đất

(PNTĐ) - Tại Kỳ họp thứ 15, ngày 29/3, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua nghị quyết điều chỉnh, bổ sung danh mục các công trình, dự án thu hồi đất năm 2024; danh mục các dự án chuyển mục đích đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ năm 2024 trên địa bàn thành phố.