Kiểm soát lạm phát. phải kiểm soát nguồn cung ra thị trường

Chia sẻ

(PNTĐ) - Chiều 9/3, tại Diễn đàn trực tuyến “Kiểm soát lạm phát - Thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế” do Tạp chí Hải quan tổ chức, các chuyên gia cho rằng, muốn kiềm chế lạm phát, phải kiểm soát nguồn cung ứng sản phẩm ra thị trường; làm mọi giá để hàng hóa xuất - nhập khẩu phải được thông suốt.

Diễn đàn trực tuyến “Kiểm soát lạm phát - Thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế”.Các chuyên gia tham dự Diễn đàn trực tuyến “Kiểm soát lạm phát - Thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế”.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, khó lường, bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2021 ghi nhận các con số tăng trưởng khá tươi sáng. Cụ thể, GDP tăng 2,58%; bình quân chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 1,84% so với bình quân năm 2020 (mức tăng bình quân năm thấp nhất kể từ năm 2016); lạm phát cơ bản bình quân tăng 0,81% so với bình quân năm 2020. Việt Nam đã thành công khi kiềm chế lạm phát và chỉ tăng 1,84%, dưới 4% mục tiêu do Chính phủ đề ra. Chính phủ tiếp tục đặt ra mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 4% trong năm 2022.

Năm 2022, một số yếu tố không lường trước được như dịch bệnh bùng phát trở lại hay căng thẳng địa chính trị giữa Nga - Ukraine, đã khiến giá nhiều mặt hàng nhiên liệu tăng phi mã. Điều này đã tạo ra áp lực rất lớn trong việc thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 4%.

Theo ông Nguyễn Xuân Định, Phó phòng Chính sách tổng hợp, Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính dự báo, trong kịch bản xấu nhất, lạm phát của Việt Nam trong năm 2022 có thể vượt qua 4%, dao động trong khoảng 3,6% - 4,3%.

Đưa ra phân tích, tình hình căng thẳng Nga - Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, giá của nhiều loại nhiên liệu đã tăng giá chóng mặt. Đơn cử, bình quân giá dầu trên thị trường Singapore trong tháng 1/2022 là 98 USD/thùng, nhưng trong mấy ngày qua đã tăng lên 130 USD/thùng. Tương tự, giá than cũng tăng từ 200 USD/tấn lên 400 USD/tấn chỉ trong 2 tuần gần đây. Như vậy, giá than, giá dầu tăng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới ngành điện và sản xuất điện.

Ông Định cho rằng: “Nhiên liệu như xăng, dầu, than hay điện đều là những mặt hàng chi phối trong việc phát triển kinh tế, xã hội. Bất kỳ lúc nào các mặt hàng nhiên liệu tăng giá, đều gây ra áp lực trong công tác kiểm soát lạm phát”.

Bên cạnh đó, năm 2021, Việt Nam chưa điều chỉnh một số giá của một số dịch vụ công do ảnh hưởng của dịch bệnh. Do đó, mọi áp lực đều đổ dồn trong năm 2022.

Nhận định về những tác động tới lạm phát, ông Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng, Tổng cục Thống kê cho rằng, hiện nay, Việt Nam đang phải chịu áp lực lạm phát từ 3 yếu tố. Đầu tiên, tổng cầu trong nước đang tăng đột biến. Khi nhu cầu nội địa tăng, chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới lạm phát. Thứ hai, kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu. Do đó, khi giá nhiên liệu thế giới tăng, lạm phát tại Việt Nam cũng sẽ tăng theo. Cuối cùng, nguyên nhân gây ra lạm phát nặng nhất chính là tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng.

Ông Nguyễn Bích Lâm đưa ra cảnh báo, trong trường hợp xấu nhất, lạm phát trở nên tồi tệ, có thể mặt bằng giá mới sẽ được thiết lập. Như vậy, mọi kế hoạch kinh doanh, đầu tư sẽ phải xây dựng dựa trên mặt bằng giá khác, cao hơn. Đó là chưa kể, khi xảy ra lạm phát, thu nhập thực của người dân cũng bị hao hụt, đồng tiền nội địa cũng trở nên mất giá.

Vì vậy, theo ông Nguyễn Bích Lâm, muốn kiềm chế lạm phát, trước mắt phải kiểm soát nguồn cung ứng sản phẩm ra thị trường, để đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa. Đặc biệt là phải đảm bảo đủ các mặt hàng nhiên liệu như xăng, dầu, khí đốt. Bên cạnh đó, Việt Nam phải làm mọi cách để không làm đứt gãy chuỗi cung ứng giữa các địa phương, và tuyệt đối không để đứt gãy cung ứng giữa thế giới với Việt Nam.

Ông Lâm nhấn mạnh: “Trong năm 2021, chúng ta phải đối mặt với tình trạng này, do chi phí vận tải đường biển tăng gấp đôi, thiếu container để thuê. Vì vậy, chúng ta phải làm mọi giá để hàng hóa xuất - nhập khẩu phải được thông suốt”.

Ông Nguyễn Bá Khang, Phó giám đốc Trung tâm Thông tin giám sát tài chính Quốc gia thuộc Ủy ban Giám sát tài chính Quốc giaÔng Nguyễn Bá Khang, Phó giám đốc Trung tâm Thông tin giám sát tài chính Quốc gia thuộc Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia

Đề cập đến việc liệu giá xăng dầu biến động có ảnh hưởng đến lạm phát có khiến giá vàng, tỷ giá tăng hay không, ông Nguyễn Bá Khang, Phó giám đốc Trung tâm Thông tin giám sát tài chính Quốc gia thuộc Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho rằng, giá vàng luôn có xu hướng tăng trong thời hạn, khi lạm phát tăng thì nhà đầu tư sẽ chuyển dịch sang kênh tài sản khác như vàng hoặc bất động sản, nhưng lạm phát lại ko phải nguyên nhân chủ yếu khiến giá vàng tăng.

Về tỷ giá, tỷ giá của Việt Nam không phục thuộc lớn vào lạm phát. Bởi nếu quan sát kĩ có thể thấy, hiện nay lạm phát tại Việt Nam còn thấp hơn lạm phát tại Mĩ, yếu tố lạm phát gây áp lực lên tỷ giá bây giờ đã khác trước hoàn toàn.

Theo ông Nguyễn Bá Khang, việc ổn định tỷ giá trong bối cảnh hiện nay của chúng ta không phải là vấn đề đáng lo ngại bởi trong cả một giai đoạn vừa qua chúng ta đã tạo được nền tảng có nhiều yếu tố thuận lợi để ổn định tỷ giá. Phương thức điều hành đã giúp cho cung cầu ngoại tệ ổn định hơn trong khi dự trữ ngoại hối tăng lên rất nhanh, điều này tạo sự thuận lợi lớn trong chính sách tiền tệ và điều hành tỷ giá trong năm 2022.

Để kiểm soát lạm phát, ông Nguyễn Bá Khang cho rằng, trước hết Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới, kịp thời cảnh báo các nguy cơ ảnh hưởng đến giá cả, lạm phát trong nước.

Đặc biệt, cần dự báo các mặt hàng, nguyên vật liệu nào có khả năng thiếu hụt tạm thời và trong dài hạn để có chính sách ứng phó phù hợp. Kiểm soát giá nguyên vật liệu đầu vào, tăng cường sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước, dần thay thế nguồn nhập khẩu.

Về phía Bộ Công Thương và Bộ Tài chính theo dõi sát diễn biến giá xăng dầu thế giới, kết hợp Quỹ bình ổn xăng dầu để kiểm soát tăng giá của mặt hàng, tránh tác động tiêu cực đối với CPI.

Đối với các nguyên liệu đầu vào quan trọng như sắt thép, vật liệu xây dựng cần thúc đẩy tăng năng lực sản xuất trong nước, ưu tiên cung ứng cho thị trường trong nước hơn thị trường xuất khẩu. Đồng thời, cần chủ động các biện pháp bình ổn giá các mặt hàng, không để xảy ra các trường hợp tăng giá bất hợp lý.

Cần điều hành linh hoạt đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra. Thông tin kịp thời, minh bạch, tạo sự đồng thuận trong dư luận đối với công tác điều hành giá của Chính phủ, ổn định tâm lý người tiêu dùng và ổn định kỳ vọng lạm phát.

VÂN NGA

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô

Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô

(PNTĐ) -Gần 300 đại biểu khách mời trong nước và quốc tế sẽ tham gia Hội thảo khoa học cấp thành phố Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” do UBND thành phố Hà Nội tổ chức vào ngày 21/3 tới tại Khách sạn Thắng Lợi,Tây Hồ, Hà Nội.
Mỗi sản phẩm báo chí phải thấm đẫm tính nhân văn, lắng đọng giá trị văn hóa dân tộc

Mỗi sản phẩm báo chí phải thấm đẫm tính nhân văn, lắng đọng giá trị văn hóa dân tộc

Với chủ đề "Đoàn kết – Chuyên nghiệp – Văn hóa – Sáng tạo”, sau 3 ngày mở cửa (từ 17-19/3/2023) đón tiếp công chúng và những người làm báo cả nước, Hội báo toàn quốc năm 2023 do Hội Nhà báo Việt Nam, UBND thành phố Hà Nội đồng chủ trì phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức đã thành công tốt đẹp.
Điều nguy hiểm nhất là ngòi bút bị bẻ cong

Điều nguy hiểm nhất là ngòi bút bị bẻ cong

(PNTĐ) - Sáng ngày 19/03/2023, tại Bảo tàng Hà Nội, trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc năm 2023, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức Tọa đàm “Hội ngộ Giải A Giải Báo chí Quốc gia” với sự tham dự của nhà tác giả, nhóm tác giả đoạt giải A Giải Báo chí Quốc gia trong 5 năm trở lại đây.