Kiến nghị mức rút BHXH không phải là 50%, mà tương ứng với mức đóng

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Chiều 2/11, thảo luận ở Tổ về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội TP Hà Nội đã thống nhất với các điều khoản, điểm mới của dự án Luật; và trao đổi về các nội dung còn gây tranh luận như việc rút bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần, mức xử phạt đối với đơn vị sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng BHXH bắt buộc…

Mức rút BHXH không phải là 50%, mà tương ứng với mức đóng

Đại biểu Trần Thị Nhị Hà kiến nghị về đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện, cần đưa toàn bộ nhóm đối tượng là chủ hộ kinh doanh bao gồm cả phải đăng ký kinh doanh và không đăng ký kinh doanh vào nội dung quy định tại Điều 3.

Kiến nghị mức rút BHXH không phải là 50%, mà tương ứng với mức đóng - ảnh 1
Đại biểu Trần Thị Nhị Hà phát biểu

Tuy nhiên, cần đánh giá quy định về mức đóng BHXH bắt buộc của chủ hộ kinh doanh. Quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, đối với các đối tượng lao động thông thường, người lao động đóng 8%, người sử dụng lao động đóng 17%, tổng là 25%.

Quy định tại Khoản 3 Điều 39, đối tượng chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh thuộc diện phải đăng ký kinh doanh phải đóng toàn bộ 25%. Theo đó, cần đánh giá tác động xã hội của quy định này vì đối tượng tác động lớn, nhiều đối tượng thuộc nhóm yếu thế trong xã hội, trong khi, đây hoàn toàn có thể là đối tượng khuyến khích tham gia bảo hiểm tự nguyện, cần nghiên cứu mức đóng cho phù hợp.

Kiến nghị mức rút BHXH không phải là 50%, mà tương ứng với mức đóng - ảnh 2
Quang cảnh thảo luận tại tổ 1 - đoàn Hà Nội

Bày tỏ ủng hộ đề xuất giảm lợi ích từ việc rút bảo hiểm xã hội 1 lần theo phương án 2 của điểm đ tại Điều 77, đại biểu Trần Thị Nhị Hà kiến nghị mức rút bảo hiểm xã hội không phải là 50%, mà tương ứng với mức đóng bảo hiểm của người lao động, để người lao động chỉ có thể rút khoản tiền họ đóng vào quỹ, còn khoản tiền mà người sử dụng lao động đóng sẽ được giữ lại để chi trả một phần lương hưu sau này.

Giảm tỷ lệ đóng để đối tượng tham gia BHXH phủ rộng hơn

Đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, chúng ta không khuyến khích việc rút bảo hiểm 1 lần. Tất nhiên, người ta đóng vào thì người ta có có quyền được rút ra, nhưng là hưởng phần 8% đã đóng và phải trừ đi chi phí quản lý. Phần còn lại do doanh nghiệp đóng, người sử dụng lao động đóng thì sẽ đưa vào để trở thành Quỹ trợ cấp hưu trí.

Kiến nghị mức rút BHXH không phải là 50%, mà tương ứng với mức đóng - ảnh 3
Đại biểu Hoàng Văn Cường phát biểu

Về mức đóng BHXH, theo đại biểu Hoàng Văn Cường, quy định hiện nay về mức đóng của người lao động là  8%, người sử dụng lao động 14%, tổng cộng là 22% tiền lương không phải là con số nhỏ, đặc biệt đối với doanh nghiệp. Vì vậy, cần nghiên cứu lại tỷ lệ đóng góp này theo hướng tỷ lệ đóng góp có thể giảm xuống để đối tượng tham gia bảo hiểm phủ rộng hơn.

Ngừng sử dụng hoá đơn đối với người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng BHXH bắt buộc

Theo đại biểu Lê Nhật Thành, tại điểm B, khoản 2, Điều 5 quy định về các chế độ BHXH, đề nghị bổ sung "chế độ thất nghiệp  theo quy định của Luật Việc làm". Vì theo điểm 1, mục III, Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 về cải cách chính sách bảo hiểm, thì: "Bảo hiểm xã hội bắt buộc (với các chế độ hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, ốm đau, thai sản, thất nghiệp) dựa trên đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động...".

Kiến nghị mức rút BHXH không phải là 50%, mà tương ứng với mức đóng - ảnh 4
Đại biểu Lê Nhật Thành phát biểu

Điều 12 về trách nhiệm của người sử dụng lao động, đại biểu đề nghị bổ sung một khoản tại điều này, vì hiện nay chưa có chế tài đối với đơn vị sử dụng lao động trong việc thu hồi số tiền hưởng BHXH không đúng quy định của người lao động, cụ thể như sau: "7. Phối hợp với cơ quan BHXH thực hiện thu hồi số tiền hưởng BHXH không đúng quy định của người lao động nộp về  quỹ BHXH".

Đại biểu Lê Nhật Thành đề nghị quy định về xử lý vi phạm về chậm đóng, trốn đóng BHXH bắt buộc (Điều 37), tại khoản 2, theo hướng cơ quan có thẩm quyền quyết định ngừng sử dụng hoá đơn đối với người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng BHXH bắt buộc thời gian từ 6 tháng lên 12 tháng trở lên vì khi ngừng sử dụng hoá đơn sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với doanh nghiệp trong tình hình kinh tế khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp tới việc làm của  người lao động.

Kiến nghị mức rút BHXH không phải là 50%, mà tương ứng với mức đóng - ảnh 5
Đại biểu Nguyễn Thanh Hải (tỉnh Thừa Thiên - Huế) phát biểu

Thảo luận tại tổ 4, đại biểu Nguyễn Thanh Hải (tỉnh Thừa Thiên - Huế) cho biết thực tế, đóng BHXH chiếm đến 20-25% chi phí của doanh nghiệp nên nhiều doanh nghiệp lách luật để né đóng BHXH bằng nhiều cách. Đã có quy định chế tài hình sự đối với hành vi trốn đóng BHXH nhưng thời gian qua xử lý trách nhiệm hình sự là rất ít, chủ yếu xử lý pháp nhân mà chưa có cá nhân bị xử lý.

 

Tin cùng chuyên mục

Thể hiện “Tinh thần tương thân, tương ái” bằng những hành động thiết thực

Thể hiện “Tinh thần tương thân, tương ái” bằng những hành động thiết thực

(PNTĐ) - Lễ phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo” và an sinh xã hội năm 2024 diễn ra vào ngày 16/10 tới đây sẽ công bố hoàn thành  Chương trình xóa nhà ở xuống cấp cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn Thành phố với714 nhà Đại đoàn kết; Trao hỗ trợ khắc phục hậu quả bão, lũ trên địa bàn Thành phố gồm 29 nhà xây mới, 251 nhà sửa chữa từ nguồn Quỹ “Cứu trợ” cùng nhiều hoạt động ý nghĩa khác.
Thúc đẩy vai trò của phụ nữ trong phát triển bền vững

Thúc đẩy vai trò của phụ nữ trong phát triển bền vững

(PNTĐ) - Việc lựa chọn chủ đề cuộc thi năm 2024 là "Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo, chuyển đổi xanh" rất thiết thực, có ý nghĩa, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu gây nên những tổn thất đặc biệt nặng nề trong thời gian vừa qua. Qua đó, thúc đẩy vai trò của phụ nữ trong phát triển bền vững và thực hiện Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050.