Tự hào tôi là người Việt Nam!

Kỳ 2: Bảo vệ lá quốc kỳ ở bên kia địa cầu

HOÀNG LAN
Chia sẻ

(PNTĐ) - Nhiều năm trước, tại Canada, một số phần tử quá khích đã tìm mọi chiêu thức để phủ nhận lá cờ Tổ quốc, chống phá Việt Nam. Nhưng, với lập trường, tư tưởng vững vàng, từ bên kia địa cầu, nhiều Việt kiều yêu nước đã đấu tranh, làm thất bại các luận điệu, hành vi sai trái, kiên quyết bảo vệ lá quốc kỳ, kết nối, giúp kiều bào hiểu đúng, hiểu rõ về chủ trương, đường lối phát triển của đất nước.

“Dù bị đe dọa tới mức nào, tôi cũng không chùn bước”

Đó là tuyên bố của bà Đinh Kim Nguyệt, sinh năm 1953, Việt kiều Canada trước những hành động chống lại Tổ quốc Việt Nam của nhóm người cực đoan quá khích.

Năm 2005, bà Đinh Kim Nguyệt đến Canada theo diện kết hôn. Từng là hướng dẫn viên du lịch, bà Kim Nguyệt dành mối quan tâm đặc biệt tới văn hóa của các dân tộc. Vì vậy, khi định cư tại một quốc gia đa sắc tộc, đa văn hóa như Canada, năm 2008, bà Kim Nguyệt đã cùng đại diện di dân của 8 dân tộc khác có sáng kiến đề nghị chính quyền tiểu bang Yukon Territory cấp kinh phí tổ chức Lễ hội về bảo tồn văn hóa truyền thống của người di dân, trong đó có Việt Nam.

“Bất kỳ người Việt Nam chân chính nào cũng sẵn có lòng tự hào về dân tộc và văn hóa dân tộc mình. Tổ chức lễ hội, tôi muốn cùng với cộng đồng kiều bào bảo tồn và lan tỏa văn hóa Việt Nam”, bà nhớ lại.

Song, nhóm cực đoan quá khích lại không chấp nhận bất kỳ ai nếu không phải là tay sai của nhóm này gây ấn tượng với cộng đồng nên trước ngày khai mạc lễ hội 1 tuần đã kéo tới nhà bà Nguyệt  đe dọa. Nhóm này yêu cầu bà nếu tổ chức lễ hội thì tại quầy trưng bày văn hóa của người Việt chỉ được treo cờ vàng thay cho lá cờ đỏ sao vàng.

“Tất nhiên là tôi không bao giờ đồng ý. Là một người Việt Nam yêu nước, tôi không có lý do gì để quay lưng chống lại đất nước”, bà Kim Nguyệt chia sẻ.

Không đạt được ý đồ, nhóm chống đối quá khích tiếp tục truyền tin, gửi email đe dọa hành hung, thậm chí là thủ tiêu bà. Trong tình thế đó, bà Nguyệt đã được chồng là một người Canada trung thực ủng hộ, lên phương án hỗ trợ bảo vệ. Một số kiều bào cũng đứng về phía bà, còn thống nhất mang theo máy quay phim, chụp hình đến Lễ hội để kịp thời ghi lại bằng chứng về các hoạt động chống phá. Trước thái độ kiên quyết không khoan nhượng của những người Việt yêu nước, cuối cùng, vào ngày khai mạc Lễ hội, những phần tử đứng đầu nhóm quá khích đã không dám ra mặt vì sợ bị máy quay ghi hình.

Kỳ 2: Bảo vệ lá quốc kỳ ở bên kia địa cầu  - ảnh 1

Bà Đinh Kim Nguyệt đứng trong gian trưng bày văn hóa của người Việt với những lá quốc kỳ được treo cao tại lễ hội Surrey Fusion tổ chức tại Vancouver, Canada năm 2019 (Ảnh: NVCC)

Năm 2009, bà Đinh Kim Nguyệt và các đồng sự lại tiếp tục tổ chức Lễ hội lần thứ 2. Lần này, Lễ hội được đón đại diện của Đại sứ quán Việt Nam tại Canada tới tham dự, tặng hoa. Đây là sự khẳng định của cộng đồng người Việt tại Canada một lòng hướng về quê hương Việt Nam.

Bà Đinh Kim Nguyệt tâm sự: “Nhóm người cực đoan quá khích thường tìm cách để lôi kéo bà con Việt kiều. Song, về bản chất, nhóm này chỉ muốn cô lập bà con, qua đó tự xưng là đại diện cho cộng đồng người Việt để mưu cầu lợi ích riêng”.

Năm 2010 là thời điểm bà Nguyệt đấu tranh mạnh mẽ buộc các đối tượng quá khích phải thu mình. Vào ngày Quốc khánh của Canada, bà phát hiện nhóm quá khích lấy danh nghĩa “đại diện cho cộng đồng người Việt” giăng cờ vàng, bồng súng gỗ đi diễu phố. Ngay lập tức, bà đã báo cáo chính quyền thành phố Whitehorse, khẳng định quốc kỳ của Việt Nam là cờ đỏ sao vàng, người dân Việt Nam yêu chuộng hòa bình chứ không bồng súng đi trên phố. Nhóm quá khích này không bao giờ là đại diện cho cộng đồng người Việt Nam tại Canada vì bà con kiều bào không chống lại Tổ quốc mình. Sau đó, phía chính quyền Whitehorse đã ra biện pháp mạnh, không để nhóm phần người khích tiếp tục tái diễn hành động sai trái.

Đến nay, từ sự thành công của bà tại Yukon, một phong trào mạnh mẽ của thanh niên Việt Nam tại Canada đã bùng nổ. Nhiều Việt kiều trẻ tuổi đã thẳng thắn từ chối hành vi ngăn cản và tự hào treo cao lá cờ đỏ sao vàng tại các hoạt động cộng đồng do người Việt tổ chức. Điển hình tại lễ hội Surrey Fusion tổ chức tại Vancouver từ năm 2013, các Việt kiều trẻ đã cương quyết chống lại sự đàn áp thô bạo của nhóm giương cờ vàng. Sau đó, đông đảo kiều bào đã cùng viết thư nêu rõ sự việc và bày tỏ quan điểm gửi chính quyền Surrey,Vancouver, bang British Colombia. Cuối cùng, cũng như tại Whitehorse, bang Yukon, chính quyền tại Surrey, Vancouver đã cương quyết cấm mọi hành động phá rối của “nhóm cờ vàng” từ đó đến nay.

20 năm sống ở Canada, nhưng đều đặn hàng năm, bà Kim Nguyệt đều về Việt Nam. Mỗi lần như vậy, bà và chồng đều cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt của quê hương. Bà đặc biệt ấn tượng bởi chính sách mở cửa, đoàn kết, tập hợp kiều bào của Nhà nước Việt Nam. “Ở Canada, thủ tục cấp đổi hộ chiếu, visa cho kiều bào tại đại sứ quán Việt Nam chỉ mất khoảng 2 ngày với lệ phí rất thấp. Khi về Việt Nam, tôi và chồng cũng chỉ cần qua một số thủ tục đơn giản là được cấp thẻ thường trú 3 năm. Hiện nay, tôi đang làm thẻ thường trú 10 năm ở Việt Nam. Với tất cả những điều đó, nếu nói Việt Nam là một đất nước không cởi mở là không đúng”, bà Nguyệt bày tỏ quan điểm.

Năm 2015, bà Đinh Kim Nguyệt vinh dự được tham gia đoàn kiều bào tiêu biểu ra thăm Trường Sa. Chuyến đi do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài phối hợp tổ chức đã giúp bà và các kiều bào càng thêm gắn bó và yêu thương mảnh đất quê hương.

Mở rộng lòng, xóa đi những hiểm lầm về “đất mẹ”

GS Nguyễn Đài Trang, 1 trong những người sáng lập và điều hành của Hội Canada - Việt Nam (Canada Vietnam Society), thông qua ngòi bút của mình cũng đã vạch trần, phủ nhận nhiều luận điệu, hành vi chống lại Tổ quốc của nhóm quá khích cực đoan. Đặc biệt GS Nguyễn Đài Trang đã cho ra mắt 5 cuốn sách viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng nhiều ngôn ngữ. 

Kỳ 2: Bảo vệ lá quốc kỳ ở bên kia địa cầu  - ảnh 2
GS Nguyễn Đài Trang ký tặng cuốn sách của bà viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh cho các độc giả (Ảnh: NVCC)

Bà chia sẻ: Khi mới sang định cư, nhiều bà con dễ có nguy cơ bị dụ dỗ, hăm dọa nghe theo cái xấu. Bên cạnh đó, một số kiều bào không có điều kiện tiếp cận với thông tin chính thống từ quê nhà. Thông tin mà họ nhận được từ nhóm cực đoan quá khích đã bị bóp méo khiến bà con mất niềm tin, không dám hướng về quê hương.

Trong bối cảnh đó, các Việt kiều tích cực ở Canada đã có nhiều hoạt động như gia nhập các hội nhóm chính thống, có đăng ký pháp lý với chính phủ Canada để cùng đoàn kết, gúp đỡ bà con Việt kiều như Hội Canada - Việt Nam. Với suy nghĩ “tiếng Việt còn thì nước Việt còn”, tại khu vực Bờ tây, bà Đinh Kim Nguyệt cũng đã tích cực xin từ Quỹ Hỗ trợ cộng đồng hơn 50.000 quyển sách dạy tiếng Việt để tặng cho các thư viện công mở những phòng đọc tiếng Việt.

Nhiều Việt kiều cao tuổi, gặp hạn chế về công nghệ thông tin đã triển khai các hoạt động hỗ trợ các bà con Việt kiều theo hình thức trực tiếp. Có những đợt, nhất là trong thời gian đại dịch Covid-19, các Việt kiều chia nhau vượt đường xa, tới tận nhà bà con ở những khu vực xa trung tâm để hỏi thăm, chia sẻ, tặng quà. Cùng với hoạt động thiện nguyện, các Việt kiều còn tích cực tuyên truyền thông tin chính thống, chính xác, khách quan về đường lối, chính sách, sự phát triển của đất nước Việt Nam, về quan hệ tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam-Canada tới với cộng đồng người Việt.

Tại Canada, một số Việt kiều trong quá khứ rời Việt Nam vì lý do chính trị nên mang nặng tư tưởng mặc cảm, không dám về lại Tổ quốc. Các Việt kiều yêu nước đã đứng ra động viên bà con hồi hương để tự mình cảm nhận các chính sách thu hút, tạo mọi điều kiện thuận lợi của Nhà nước Việt Nam dành cho Việt kiều, thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc.

Với sự động viên ấy, những bước chân kiều bào đã lần lượt trở về. Sau đó, có người không chỉ một và còn trở đi trở lại Việt Nam nhiều lần. Có nhiều người hiện nay đang rất tích cực đóng góp xây dựng Tổ quốc. Một số Việt kiều cũng đã trở về đăng ký lại quốc tịch Việt Nam, làm căn cước công dân Việt Nam.

“Quê hương không phải tự nhiên mà có. Muốn có quê hương thì phải biết giữ gìn, bảo vệ. Các chiến sĩ ở Trường Sa bảo vệ chủ quyền biển đảo theo hải lý. Còn chúng tôi, các Việt kiều đang bảo vệ sự trường tồn của Tổ quốc bằng đấu tranh trên mặt trận tư tưởng”- bà Đinh Kim Nguyệt.

Tin cùng chuyên mục

Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương

Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương

(PNTĐ) - Sau thời gian học tập ở Liên Xô, đồng chí Trần Phú được Quốc tế Cộng sản cử về nước hoạt động và được bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương lâm thời, sau đó ít lâu vào Ban Thường vụ Trung ương, đồng chí đã chủ trì dự thảo Luận cương chính trị của Đảng.
Khởi công dự án cấp nước cho phía Nam TP Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

Khởi công dự án cấp nước cho phía Nam TP Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

(PNTĐ) - Chiều 18/4, đoàn công tác UBND thành phố Hà Nội do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm trưởng đoàn làm việc với Thường trực Tỉnh ủy Hòa Bình. Tham gia đoàn có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn; lãnh đạo một số sở, ngành.
Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ Cộng sản kiên trung, bất khuất, ưu tú của dân tộc Việt Nam

Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ Cộng sản kiên trung, bất khuất, ưu tú của dân tộc Việt Nam

(PNTĐ) - Nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh của Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), tại thành phố Hà Tĩnh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy Hà Tĩnh vừa tổ chức Hội thảo khoa học “Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam”.
Đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng

Đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng

(PNTĐ) - Cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Trần Phú ngời sáng một nhân cách lớn, một tấm gương chiến đấu và hy sinh trọn đời cho đất nước và nhân dân. Nhân cách ấy được hình thành và hun đúc nên từ một gia đình yêu nước, một quê hương giàu truyền thống cách mạng, một dân tộc anh hùng. Chính từ truyền thống của quê hương, gia đình và thời đại lịch sử đã tạo nên Trần Phú - Người chiến sỹ cách mạng, lãnh tụ vẻ vang của Đảng và dân tộc.