Kỳ họp thứ 4 Hội đồng nhân dân TP Hà Nội khoá XVI: Công khai các dự án chậm tiến độ, tạo đồng thuận và giám sát của người dân

Chia sẻ

Sáng nay (ngày 8/4), Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Bùi Duy Cường đã thay mặt UBND TP Hà Nội trình bày Tờ trình HĐND TP về biện pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư, tập trung xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn Thủ đô.

Theo báo cáo của UBND TP, đến nay, đối với các dự án chưa được Nhà nước giao đất, cho thuê đất có 135 dự án. Trong đó, 11 dựán đang triển khai theo tiến độ đã được phê duyệt, phê duyệt điều chỉnh; 12 dự án đề nghị loại bỏ khỏi danh sách do trùng lặp, nhà đầu tư đề xuất nghiên cứu khi chưa có ý kiến của UBND TP; 38 dự án đã chấm dứt hoạt động dự án theo quy định; 74 dự án được UBND TP giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục kiểm tra, rà soát, đề xuất xử lý.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Bùi Duy Cường trình bày Tờ trìnhGiám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Bùi Duy Cường trình bày Tờ trình

Đối với các dự án đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, UBND TP chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và UBND cấp huyện thanh tra, kiểm tra với 404 dự án. Trong đó, 96 dự án với diện tích 290,9ha đất; sau thanh tra, chủ đầu tư đã chủ động khắc phục các tồn tại đề nghị đưa ra khỏi danh sách các dự án chậm tiến độ, chậm triển khai; 29 dự án với tổng diện tích 1.844,3ha đất, kiến nghị trình UBND TP thu hồi đất, bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất.

Đến nay, UBND TP đã ban hành quyết định thu hồi đất 10 dự án với tổng diện tích 177,7ha. Có 60 dự án với tổng diện tích 9ha đất chậm tiến độ, chậm đưa đất vào sử dụng, UBND TP quyết định gia hạn sử dụng đất 24 tháng và chủ đầu tư phải nộp thêm cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian gia hạn 24 tháng. Có 63 dự án chậm hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng; 20 dự án chậm hoàn thành việc thực hiện nghĩa vụ tài chính. Ngoài ra, có 136 dự án có các vi phạm khác, đã kiến nghị và đề xuất các biện pháp xử lý cụ thể tại kết luận thanh tra đối với từng dự án.

Đối với các dự án còn nợ nghĩa vụ tài chính về đất, UBND TP giao Cục Thuế TP tiếp tục đôn đốc, thu nghĩa vụ tài chính theo quy định. Tính đến ngày 31/3/2022, UBND TP đã chỉ đạo Cục Thuế TP kiểm tra, rà soát đối với 170 dự án chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính. Trong đó, 136 dự án đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất, tổng số tiền 22.247 tỷ đồng; 34 dự án còn nợ 3.330 tỷ đồng (gồm 1.590 tỷ đồng nợ gốc; 1.758 tỷ đồng chậm nộp).

Trên cơ sở kết quả thực hiện, thực tiễn công tác xử lý đối với các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm tiến độ, chậm triển khai; để đảm bảo tính khả thi, tuân thủ các quy định của pháp luật, UBND TP kiến nghị HĐND TP xem xét, ban hành Nghị quyết chuyên đề về “Biện pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư, tập trung xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn TP Hà Nội” với 14 giải pháp. 

Trong đó, phân loại, rà soát các dự án đã có quyết định chủ trương (chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận đầu tư, văn bản giao chủ đầu tư) đến nay đã quá tiến độ thực hiện dự án nhưng chưa được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để xử lý theo quy định; kiên quyêt thu hồi với nhà đầu tư không còn phù hợp, không có năng lực triển khai dự án.

Kiểm tra, phân loại, xử lý đối với từng dự án đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng chưa giải phóng mặt bằng (để kéo dài nhiều năm hoặc chủ đầu tư không liên hệ, không phối hợp với chính quyền địa phương để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng) để thu hồi, hủy bỏ các quyết định và chỉ đạo các tổ chức, cá nhân liên quan phải dừng thực hiện dự án theo quy định của pháp luật.

UBND TP đề xuất rà soát, đôn đốc các dự án đã giải phóng mặt bằng đẩy nhanh tiến độ thực hiện; kiên quyết lập hồ sơ thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất (trừ trường hợp do bất khả kháng theo quy định của pháp luật) các trường hợp chủ đầu tư không đưa đất vào sử dụng có nguyên nhân chủ quan, đã được gia hạn theo quy định nhưng không đưa đất vào sử dụng, không chấp hành quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền.

Tiếp tục đôn đốc, giám sát đầu tư và yêu cầu chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ, cam kết thực hiện để sớm đưa dự án vào sử dụng theo tiên độ và quy định của pháp luật đối với các dự án đã giải phóng mặt bàng xong, đang xây dựng công trình hoặc đã xây dựng một phần dự án nhưng đến nay đang ngừng thực hiện. Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật, tổ chức kiểm tra, thanh tra, xử lý đối với từng dự án theo quy định; xử phạt, ngừng, chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư, thu hồi đất đã giao theo đúng quy định của pháp luật; kiên quyết xử lý nghiêm đối với trường hợp chây ì, tiếp tục vi phạm.

Cùng với đó, tiếp tục tổ chức công khai, minh bạch thông tin đối với các dự án chậm tiến độ, chậm triển khai, vi phạm pháp luật về đầu tư, quy hoạch, đất đai, thuê, xây dựng; các dự án vi phạm bị cưỡng chế, bị thu hồi, bị chấm dứt hoạt động dự án theo quy định để tạo sự đồng thuận, giám sát của người dân va doanh nghiệp trong việc thực hiện… 

Thẩm tra về Tờ trình, các ban HĐND TP khẳng định, việc UBND TP trình HĐND TP xem xét, ban hành Nghị quyết chuyên đề về biện pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư, tập trung xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn TP Hà Nội là phù hợp. Việc tập trung giải quyết, xử lý dứt điểm các dự án chậm triển khai để sớm đưa đất đai và nguồn lực đầu tư xã hội vào phát triển kinh tế là rất cần thiết, góp phần đóng góp cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội nhanh, mạnh mẽ hơn.

HẠNH LÊ

Tin cùng chuyên mục

 Bộ Công Thương chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm về hóa đơn điện tử bán lẻ xăng dầu

Bộ Công Thương chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm về hóa đơn điện tử bán lẻ xăng dầu

(PNTĐ) -Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện gửi Tổng cục Quản lý thị trường và các Cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.
Từ 1/4, Hà Nội thực hiện Điều tra dân số giữa kỳ năm 2024

Từ 1/4, Hà Nội thực hiện Điều tra dân số giữa kỳ năm 2024

(PNTĐ) - Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, thực hiện cuộc Điều tra dân số giữa kỳ năm 2024 diễn ra từ ngày 1/4 đến 30/4, Thành phố có 2.441 địa bàn điều tra, với 58.440 hộ điều tra phiếu ngắn, 14.790 hộ điều tra phiếu dài tại 557 xã, phường, thị trấn của 30 quận, huyện, thị xã. Đến nay, công tác chuẩn bị đã cơ bản hoàn tất, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ.