Lấy ý kiến về dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung về thương mại điện tử

Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 3/11, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung NĐ số 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ về thương mại điện tử. Tham dự có đại diện các Bộ, ngành, các cơ quan, hiệp hội và các diễn giả, chuyên gia, doanh nghiệp.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng phát biểuThứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng phát biểu (Ảnh: BCT)

Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng - Trưởng ban soạn thảo Nghị định sửa đổi cho rằng, để đạt được những kết quả nêu trên, có sự đóng góp rất lớn của khuôn khổ pháp lý về TMĐT được hình thành từ khá sớm và mang tính đón đầu. Trong đó, nổi bật là Nghị định 52 với vai trò là văn bản mang tính định hướng, tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động TMĐT tại Việt Nam suốt thời gian qua.

Với bản chất của TMĐT là hoạt động thương mại ứng dụng các thành tựu công nghệ số, lĩnh vực TMĐT cũng đang chịu nhiều tác động và thay đổi nhanh chóng. Nhiều mô hình TMĐT mới xuất hiện, đa dạng về cách thức hoạt động và chủ thể tham gia, đặc biệt các mạng xã hội đang nổi lên là một phương thức giao dịch TMĐT phổ biến nhưng chưa được điều chỉnh; các hành vi vi phạm trong TMĐT diễn ra ngày càng phức tạp, đặc biệt là vấn nạn hàng giả, hàng lậu, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên các sàn giao dịch TMĐT và mạng xã hội; hoạt động TMĐT có yếu tố nước ngoài phát sinh dưới nhiều hình thức; và một số vấn đề khác đang đặt ra yêu cầu mới đối với cơ quan quản lý nhà nước. Chính vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung thêm một số điều của Nghị định 52 là hết sức cần thiết.

Năm 2018, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị sơ kết Nghị định số 52. Hội nghị được lắng nghe ý kiến nhiều chiều từ cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực TMĐT, từ đó, tổng kết đánh giá và đề xuất với Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định. Ngày 07/10/2020, Chính phủ đã thông qua Nghị quyết số 144/NQ-CP về việc xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52 về thương mại điện tử.

Trong đó, Nghị quyết đã thông qua 4 chính sách lớn, là những bổ sung mới so với Nghị định 52 trước đó như: Thu gọn đối tượng thực hiện thủ tục hành chính; Minh bạch thông tin hàng hóa, dịch vụ trong hoạt động TMĐT, chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; Quản lý hoạt động TMĐT trên mạng xã hội; Quản lý hoạt động TMĐT có yếu tố nước ngoài.

Thứ trưởng Cao Quốc Hưng nhấn mạnh, việc xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP hướng đến hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về TMĐT để đáp ứng yêu cầu phát triển, đặc biệt trong bối cảnh TMĐT là hoạt động thương mại hiện đại có tăng trưởng nhanh và mạnh mẽ góp phần hướng đến phát triển kinh tế số và chuyển đổi số quốc gia.

Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP cũng sẽ khắc phục những vướng mắc, bất cập phát sinh từ thực tiễn thi hành Nghị định số 52 hướng đến đảm bảo môi trường lành mạnh, cạnh tranh bình đẳng cho hoạt động TMĐT; đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng trong TMĐT; không để TMĐT bị lợi dụng trở thành phương thức thực hiện các hành vi mua bán, lưu thông hàng hóa vi phạm pháp luật.

Tại hội thảo, các chuyên gia cũng như các đại diện đến từ doanh nghiệp, hiệp hội cũng thảo luận, đưa ra những đánh giá, vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị định 52 như: Thực tiễn thực thi pháp luật về thương mại điện tử, vấn đề hàng giả hàng nhái không có hóa đơn chứng từ, doanh nghiệp sở hữu thương hiệu, quyền lợi người tiêu dùng, những trách nhiệm của chủ sàn TMĐT, của đơn vị giao nhận, chứng từ liên quan đến hàng hóa… Đây là những đóng góp giá trị nhằm giúp ban soạn thảo tiếp tục hoàn thiện dự thảo.

VÂN NGA

Tin cùng chuyên mục

Phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của cơ sở

Phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của cơ sở

(PNTĐ) - Chiều 4/5, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã tiếp xúc với cử tri Đơn vị bầu cử số 1 (các quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng). Tham gia tiếp xúc cử tri còn có các đại biểu Quốc hội: Trung tướng Nguyễn Quốc Duyệt, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô; Phạm Thị Thanh Mai, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố.
Khởi tố bị can đối với nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

Khởi tố bị can đối với nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

(PNTĐ) - Chiều 4/5, tại họp báo Chính phủ thường kỳ, Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công An cho biết: Ngày 30/4 vừa qua, cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ