Ông Khuất Văn Quý, Phó Vụ trưởng Vụ Gia đình, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) lấy người bị bạo lực gia đình làm trung tâm.

HOÀNG LAN (ghi)
Chia sẻ

(PNTĐ) -Sau khi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) được thông qua tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, ông Khuất Văn Quý, Phó Vụ trưởng Vụ Gia đình, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã chia sẻ một số đánh giá về những điểm mới của Luật (sửa đổi)

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) lấy người bị bạo lực gia đình làm trung tâm. - ảnh 1
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì phiên họp chiều ngày 14/11

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình sửa đổi vừa được Quốc Hội thông qua có nhiều điểm ưu việt so với Luật hiện hành.

Trước tiên, về mặt quan điểm, Luật PCBLGĐ thể hiện quan điểm xuyên suốt, đó là bảo vệ quyền con người theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013. Về nguyên tắc, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) xác định lấy người bị bạo lực gia đình làm trung tâm.

Về các nội dung cụ thể, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) đã được bổ sung nhiều điểm mới cũng như làm rõ hơn nhiều quy định trong Luật, Phòng chống bạo lực gia đình hiện hành năm 2007.

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) lấy người bị bạo lực gia đình làm trung tâm. - ảnh 2
 Khuất Văn Quý, Phó Vụ trưởng Vụ Gia đình, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch

Một điểm đáng chú ý là Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) quy định Chủ tịch UBND cấp xã khi nhận thấy người bị bạo lực gia đình có nguy cơ bị đe dọa về tính mạng có quyền ban hành quyết định cấm tiếp xúc mà không nhất thiết phải có yêu cầu hoặc có những yêu cầu khác của người giám hộ, các cơ quan tổ chức. Thời gian cấm tiếp xúc là 3 ngày. Sau khi ban hành quyết định cấm tiếp xúc, nếu người bị bạo lực gia đình thấy không cần thiết và có đề nghị, Chủ tịch UBND cấp xã có thể hủy bỏ quyết định đó. Quy định này vừa đảm bảo tôn trọng quyền tự quyết của người bị bạo lực gia đình, vừa tăng cường bảo vệ kịp thời người bị bạo lực (Trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007, trong quy trình ra quyết định cấm tiếp xúc bắt buộc phải có đơn của người nạn nhân bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền mà không phân biệt mức độ nguy cơ gây ra đối với người bị bạo lực gia đình để tự mình ban hành Quyết định).

Cũng như vậy, trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) quy định TAND trong quá trình thụ lý vụ án dân sự về bạo lực gia đình nếu nhận thấy nguy cơ người gây bạo lực gia đình bị đe dọa tính mạng, sức khỏe của người bị bạo lực gia đình có quyền ban hành quyết định cấm tiếp xúc trong thời gian 4 tháng. Trong Luật Phòng, chống  bạo lực gia đình năm 2007 cũng đã có quy Tòa án ban hành quyết định cấm tiếp xúc,  song không “trao quyền tự quyết” cho TAND khi người bị bạo lực gia đình có nguy cơ bị đe dọa tính mạng.

Bên cạnh đó, Luật sửa đổi quy định khi được phân công giải quyết vụ việc bạo lực gia đình, Công an cấp xã có quyền yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở công an để làm rõ thông tin, giải quyết vụ việc. Quy định này nhằm kịp thời ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình tiếp tục xảy ra và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình.

Ngoài ra, trong Luật đã bổ sung thêm “biện pháp thực hiện công việc  phục vụ cộng đồng”. Cụ thể tại Điều 33, người có hành vi  bạo lực gia đình phải thực hiện công việc để phục vụ cộng đồng (theo danh mục công việc do cộng đồng tự bàn bạc, thảo luận). Người có hành vi bạo lực gia đình cũng được tự lựa chọn một trong hai hình thức là bị góp ý phê bình tại cộng đồng dân cư hoặc thực hiện công việc  phục vụ cộng đồng. Quy định như vậy vừa mang giáo dục, răn đe nhưng không mang tính cưỡng bức lao động đối với người có hành vi bạo lực gia đình.

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) lấy người bị bạo lực gia đình làm trung tâm. - ảnh 3
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi)

Tôi cũng đánh giá cao trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) đã dành một Chương riêng gồm 4 điều về các điều kiện bảo đảm thực hiện Luật (nguồn lực về tài chính, đào tạo bồi dưỡng, cơ chế phối hợp liên ngành, cơ sở dữ liệu quốc gia về gia đình và phòng chống bạo lực gia đình). Đây là điểm khác biệt vì Dự thảo luật trước đó chỉ quy định về nguồn lực. Bên cạnh đó, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) còn có thêm nội dung về quản lý Nhà nước về phòng chống bạo lực gia đình ở Chương 5. Đây là cơ sở để các cơ quan, tổ chức căn cứ thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình.

Sau khi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình được Quốc hội thông qua, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch sẽ xây dựng các văn bản như Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện kết hợp với tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, trách nhiệm của các các cơ quan, tổ chức, cá nhân trongthực thi Luật. Chúng ta tin tưởng Luật Phòng, chống bạo lực gia đình sau khi được Quốc hội ban hành sẽ sớm đi vào cuộc sống, qua đó sẽ giảm thiểu số vụ bạo lực gia đình, giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của các hành vi.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu 45 năm tuổi Đảng cho nguyên Chủ tịch UBND TP Hà Nội

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu 45 năm tuổi Đảng cho nguyên Chủ tịch UBND TP Hà Nội

(PNTĐ) - Sáng 13/5, Quận ủy Thanh Xuân tổ chức lễ trao Huy hiệu Đảng tặng các đảng viên đợt 19/5. Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo vinh dự được trao tặng Huy hiệu 45 năm tuổi Đảng dịp này.
Biểu dương 80 điển hình tiêu biểu Phụ nữ Thủ đô làm theo lời Bác

Biểu dương 80 điển hình tiêu biểu Phụ nữ Thủ đô làm theo lời Bác

(PNTĐ) - Sáng 13/5, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiêu biểu Phụ nữ Thủ đô làm theo lời Bác, giai đoạn 2016-2025 và Tổng kết Kế hoạch số 210/KH-UBND của UBND TP Hà Nội về tuyên truyền, vận động phụ nữ thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố, giai đoạn 2022-2025.
Hà Nội triển khai Kế hoạch tổ chức đại hội Đảng bộ các cấp và hướng dẫn sắp xếp cán bộ phường, xã mới

Hà Nội triển khai Kế hoạch tổ chức đại hội Đảng bộ các cấp và hướng dẫn sắp xếp cán bộ phường, xã mới

(PNTĐ) - Chiều ngày 13/5, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội tổ chức hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến triển khai Kế hoạch tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2025-2030 và Hướng dẫn sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã của thành phố.
Kịp thời bố trí kinh phí chi trả chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Kịp thời bố trí kinh phí chi trả chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy

(PNTĐ) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 62/CĐ-TTg ngày 12/5/2025 về việc triển khai thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.