Mở rộng phạm vi về xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Chia sẻ

Từ ngày 4-7/10, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra. Sau hơn 3 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, hội nghị đã bế mạc vào sáng 7/10. Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc và bế mạc Hội nghị.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp Hội nghị lần thứ 4 để thảo luận và cho ý kiến về các nội dung: Tình hình kinh tế - xã hội năm 2021 và dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2021, dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2022-2024; Chủ trương lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII; Kết quả công tác phòng, chống dịch Covid-19 và quan điểm, chủ trương về phòng, chống dịch trong tình hình mới; Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; Sửa đổi, bổ sung quy định về những điều đảng viên không được làm và một số vấn đề quan trọng khác.

Các đại biểu biểu quyết thông qua chương trình Hội nghịCác đại biểu biểu quyết thông qua chương trình Hội nghị (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát

Thực hiện Chương trình làm việc, Ban Chấp hành Trung ương đã dành nhiều thời gian xem xét, nghiên cứu, thảo luận kỹ lưỡng, góp ý cụ thể vào các báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội năm 2021, dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022. Trung ương thống nhất nhận định, năm 2021 - năm đầu triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng - bên cạnh thuận lợi, nước ta đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, hệ thống chính trị và cộng đồng doanh nghiệp, tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục có một số chuyển biến tích cực trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, bùng phát mạnh tại một số địa phương: Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được giữ vững...

Bên cạnh những kết quả, thành tích đạt được, Trung ương cũng chỉ rõ những khó khăn, thách thức mới đang đặt ra, những hạn chế, yếu kém cần khắc phục; Phân tích làm rõ các nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan; Đối chiếu, phân tích khả năng hoàn thành những mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện kế hoạch năm 2021.

Ban Chấp hành Trung ương cơ bản tán thành nội dung báo cáo về tình hình phòng, chống dịch Covid-19, quan điểm, chủ trương, giải pháp về phòng, chống dịch trong tình hình mới. Trong 9 tháng qua, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chỉ tăng 1,82% so với cùng kỳ, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm. Tổng thu ngân sách đạt 80,2% dự toán. Thị trường tiền tệ cơ bản được bảo đảm. Thị trường chứng khoán cơ bản ổn định. Xuất nhập khẩu hàng hóa tăng 24,4% so với cùng kỳ. Đặc biệt là đã kịp thời ứng phó và thực hiện các chính sách hỗ trợ để khắc phục, giải quyết khó khăn cho người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. An ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững. Công tác quốc phòng an ninh, đối ngoại đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần giữ vững ổn định chính trị-xã hội, bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, tiếp tục nâng cao uy tín và vị thế của nước ta trên trường quốc tế.

Trên cơ sở phân tích, dự báo các khả năng có thể xảy ra, bám sát tình hình thực tiễn dịch bệnh, trong thời gian tới, Trung ương xác định mục tiêu tổng quát, các chỉ tiêu cơ bản, quan trọng, các định hướng chủ trương, chính sách, nhiệm vụ, giải pháp, lộ trình triển khai thực hiện cụ thể cho năm 2022.

 

Về xây dựng chỉnh đốn Đảng, BCH Trung ương thống nhất xác định sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt và thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn nhằm không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng.

Phát biểu bế mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Đại hội XIII của Đảng đã đề ra yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng với 10 giải pháp cơ bản, đồng bộ, trong đó nhấn mạnh phải tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII với trọng tâm là ngăn chặn, đẩy lùi, kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm minh sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những hành vi tham nhũng, tiêu cực và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội nộ.

Theo Tổng Bí thư, cái mới lần này là Trung ương đã mở rộng ra phạm vi, không chỉ trong xây dựng, chính đốn Đảng mà còn bao gồm cả trong xây dựng hệ thống chính trị đúng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; Cùng với ngăn chặn, đẩy lùi thì phải chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm sự suy thoái về tư tưởng chính trị đạo đức, lối sống và những hành vi tham nhũng, tiêu cực… Đồng thời, bổ sung, làm rõ hệ thống những biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, “tiêu cực” sát hợp với tình hình mới.

Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Trung ương thống nhất cao phải tiến hành đồng bộ và quyết liệt hơn nữa nhiều công việc cụ thể, thiết thực tập trung vào 4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp mà Hội nghị Trung ương 4 khóa XII đã đề ra. Đồng thời bổ sung nhấn mạnh thêm 2 nhóm nhiệm vụ, giải pháp là: Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược và người đứng đầu đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý nghiêm cán bộ sai phạm...

Đặc biệt phải thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả hơn nữa Quy định về những điều đảng viên không được làm mà Kỳ họp này Trung ương mới bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện thêm đúng tinh thần, nội dung của các Nghị quyết, Chỉ thị, Điều lệ của Đảng và pháp luật của Nhà nước, khắc phục bằng được những hạn chế, bất cập, thiếu sót trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện đáp ứng được yêu cầu của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong tình hình mới. Hội nghị cũng đã thống nhất cao ban hành Quy định mới về những điều đảng viên không được làm, coi đây là căn cứ, cơ sở quan trọng để xem xét, xử lý các sai phạm của cán bộ, đảng viên.

NGUYỄN HÒA

Tin cùng chuyên mục

Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

(PNTĐ) -Ngày 24/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"; với sự tham dự của hơn 300 cán bộ công đoàn, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Đan Phượng.
Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(PNTĐ) - Sáng 23/4, Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố Hà Nội phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy tổ chức lớp tập huấn việc thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và các Nghị định liên quan bằng hình thức trực tuyến từ điểm cầu Thành ủy đến 610 điểm cầu cơ sở. Đồng chí Đỗ Anh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Thành ủy, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố dự và phát biểu chỉ đạo.
Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên

Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên

(PNTĐ) - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), các cấp Hội Phụ nữ cả nước đã và đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm giáo dục truyền thống, tham gia chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, đặc biệt là hội viên phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.