Năm 2024, Hà Nội sẽ thanh tra, kiểm tra gần 3.500 đơn vị về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

MAI KHANH
Chia sẻ

(PNTĐ) - Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội lập kế hoạch trong năm 2024 sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra liên ngành, chuyên ngành gần 3.500 đơn vị về BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT).

Theo kế hoạch, Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội sẽ thực hiện thanh tra, kiểm tra liên ngành 200 đơn vị sử dụng lao động; thanh tra chuyên ngành 250 đơn vị sử dụng lao động; kiểm tra 100 đơn vị sử dụng lao động và kiểm tra hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội ngắn hạn tại 20 đơn vị sử dụng lao động.

Ngành cũng sẽ tiến hành kiểm tra tại 30 cơ sở khám, chữa bệnh; 15 tổ chức dịch vụ thu, dịch vụ chi trả và kiểm tra nội bộ 15 bảo hiểm xã hội quận, huyện, thị xã.

Tại các quận, huyện, thị xã, Bảo hiểm xã hội TP giao cơ quan bảo hiểm xã hội các địa phương thực hiện thanh tra, kiểm tra liên ngành 500 đơn vị; kiểm tra 1.980 đơn vị sử dụng lao động.

Cũng trong năm 2024, ngành Bảo hiểm xã hội sẽ thanh tra chuyên ngành 400 đơn vị tại 9 quận, huyện gồm: Ba Đình (50 đơn vị); Hoàn Kiếm (50 đơn vị); Tây Hồ (50 đơn vị); Long Biên (45 đơn vị); Cầu Giấy (50 đơn vị); Sóc Sơn (10 đơn vị); Nam Từ Liêm (50 đơn vị); Hà Đông (50 đơn vị) và Bắc Từ Liêm (45 đơn vị). Tính chung, theo kế hoạch, trong năm 2024, Hà Nội sẽ kiểm tra gần 3.500 đơn vị về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Cùng với đó, các cơ quan chức năng sẽ thực hiện thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế; kiểm tra đột xuất cơ sở khám, chữa bệnh có dấu hiệu vi phạm pháp luật bảo hiểm y tế.

Năm 2024, Hà Nội sẽ thanh tra, kiểm tra gần 3.500 đơn vị về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế - ảnh 1
Ảnh minh họa

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội, hiện trên địa bàn TP có gần 100.000 đơn vị, doanh nghiệp đang tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với hơn 2 triệu người lao động thuộc đối tượng tham gia các chính sách theo diện bắt buộc. Dù đã triển khai nhiều giải pháp nhằm đôn đốc thu, giảm tối đa số tiền chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, song tình trạng chậm đóng vẫn chưa được khắc phục. Số tiền chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội hiện lên đến hơn 4.000 tỷ đồng, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của 600.000 người lao động.

Từ thực tế thực hiện các chính sách, Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội kiến nghị, các cơ quan chức năng không cấp giấy phép hoạt động cho các doanh nghiệp trước đây đã hoạt động mà trốn tránh trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động; đồng thời yêu cầu các đơn vị phải khắc phục ngay tình trạng chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Baby Three và Chagee bị tẩy chay: Cơ quan chức năng Việt Nam vào cuộc

Baby Three và Chagee bị tẩy chay: Cơ quan chức năng Việt Nam vào cuộc

(PNTĐ) - Vụ việc thương hiệu trà sữa Chagee và dòng sản phẩm đồ chơi Baby Three dính nghi vấn sử dụng hình ảnh "đường lưỡi bò" phi pháp đã gây ra làn sóng phẫn nộ trong dư luận Việt Nam. Trước phản ứng mạnh mẽ từ cộng đồng, nhiều đơn vị nhập khẩu và phân phối đã tuyên bố ngừng hợp tác với các thương hiệu này.
Chương trình số 03 của Thành ủy Hà Nội: Nhiều kết quả đáng ghi nhận

Chương trình số 03 của Thành ủy Hà Nội: Nhiều kết quả đáng ghi nhận

(PNTĐ) - Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh, đây là chương trình khó, với 19 chỉ tiêu và 56 nhiệm vụ cụ thể, tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội. Song, với việc triển khai bài bản, nghiêm túc, khoa học, có sự tham gia của cả hệ thống chính trị, sau 4 năm thực hiện, chương trình đã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận.