Người dân hào hứng khi một số dịch vụ được mở trở lại từ 12h ngày 16/9

Chia sẻ

Từ 12h hôm nay (16/9), 19 quận, huyện, thị xã chưa ghi nhận ca nhiễm trong cộng đồng (từ thời điểm thực hiện Chỉ thị số 20/CT-UBND ngày 3/9/2021 của Chủ tịch UBND thành phố) chính thức được hoạt động trở lại một số ngành kinh doanh. Phóng viên Báo Phụ nữ Thủ đô đã ghi nhận thực tế tại một số quận, huyện.

Một số ngành kinh doanh như văn phòng phẩm, thiết bị, đồ dùng học tập; kinh doanh dịch vụ sửa chữa phương tiện giao thông, điện tử, đồ gia dụng; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (bán mang về và đóng cửa trước 21h) là những lĩnh vực được phép mở cửa trở lại.

Nhiều cửa hàng đã mở cửa trở lại.Nhiều cửa hàng đã mở cửa trở lại. (Ảnh: Công Ngọc)

Năm nay, các ki-ốt bán bánh Trung thu không được tổ chức nên người dân tập trung khá đông tại các cửa hàng bán bánh truyền thống.Năm nay, các ki-ốt bán bánh Trung thu không được tổ chức nên người dân tập trung khá đông tại các cửa hàng bán bánh truyền thống. (Ảnh: Hữu Phú)

Lượng người mua bánh quá đông có lúc đã gây ra tắc nghẽn giao thông.Lượng người mua bánh quá đông có lúc đã gây ra tắc nghẽn giao thông. (Ảnh: Hữu Phú)

Thống kê của CDC Hà Nội, từ ngày 6/9 đến 15/9 có 22 quận, huyện không ghi nhận ca mắc cộng đồng gồm: quận Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Long Biên và các huyện Hoài Đức, Thanh Oai, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh, Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Mỹ Đức và Phú Xuyên.

Một số cửa hàng đã thực hiện rất tốt các biện pháp phòng dịch khi mở cửa trở lại.Một số cửa hàng đã thực hiện rất tốt các biện pháp phòng dịch khi mở cửa trở lại. (Ảnh: Công Ngọc)

Người dân hào hứng  khi một số dịch vụ được mở  trở lại từ 12h ngày 16/9 - ảnh 5 (Ảnh: Công Ngọc)

Để có thể được phép hoạt động, các cơ sở kinh doanh cần phải ký cam kết về đảm bảo phòng chống dịch, hoạt động theo sự giám sát của chính quyền địa phương và nghiêm túc tuân thủ 5K cũng như thực hiện khai báo y tế bắt buộc với nhân viên và quét mã QR bắt buộc với khách đến mua hàng...

Ngoài các hàng quán bán đồ ăn, các tiệm sửa xe cũng rất Ngoài các hàng quán bán đồ ăn, các tiệm sửa xe cũng rất "hút" khách. (Ảnh: Công Ngọc)

Theo ghi nhận của phóng viên, không chỉ các cửa hàng bán đồ ăn, các cửa hàng sửa chữa xe máy, đồ điện cũng chật kín khách. Anh Nguyễn Hoài Nam, chủ tiệm sửa xe máy trên đường Thuỵ Khuê cho biết, từ khi anh bắt đầu mở cửa khoảng hơn 12 giờ trưa đến 4 giờ chiều đã có hơn chục lượt khách. Khách hàng chủ yếu là bơm xe, nạp ắc quy và làm một số sửa chữa nhỏ do trong thời gian giãn cách không sử dụng đến xe.

Các bạn trẻ Các bạn trẻ "háo hức" xếp hàng tại một cửa hàng trà sữa. (Ảnh: Hữu Phú)

Tương tự anh Nam, anh Hoàng Hải Đăng, thợ sửa đồ điện cũng đang "tất bật" với nào ấm siêu tốc, lò vi sóng, nồi cơm điện... Anh nói: "Do dịch bệnh người dân ở nhà sử dụng thiết bị điện nhiều nên không tránh khỏi hỏng hóc mà lại không có người sửa, nay chính quyền cho mở lại dịch vụ, nên anh và cả khách hàng đều vui mừng".

Bài và ảnh: CÔNG NGỌC - HỮU PHÚ

Tin cùng chuyên mục

Người lao động được lương bao nhiêu khi đi làm dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5?

Người lao động được lương bao nhiêu khi đi làm dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5?

(PNTĐ) - Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, người lao động đi làm thêm thì được tính tiền lương làm thêm giờ. Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động làm thêm dịp nghỉ lễ, Tết hoặc ngày nghỉ có hưởng lương, được trả lương ít nhất bằng 300% so với lương ngày làm việc bình thường. Người lao động làm thêm ban đêm, được trả ít nhất 390% lương, so với lương ngày làm việc bình thường.