Phạt đến 25 triệu đồng nếu sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc vào ban đêm

Chia sẻ

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động giữ giấy tờ tùy thân của lao động là người giúp việc gia đình; không trả cho lao động là người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 12/2022/NĐ-CP ngày 17/01/2022 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Theo đó, một số mức phạt tiền đối với cá nhân có hành vi vi phạm về sử dụng lao động chưa thành niên, người giúp việc và người khuyết tật cụ thể như sau:

1. Vi phạm quy định về lao động chưa thành niên

-  Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không lập sổ theo dõi riêng hoặc có lập sổ theo dõi riêng nhưng không ghi đầy đủ nội dung theo quy định khi sử dụng lao động chưa thành niên hoặc không xuất trình sổ theo dõi khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động chưa thành niên mà chưa có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên đó; sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc mà giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó; bố trí thời giờ làm việc ảnh hưởng đến thời gian học tập của người chưa đủ 15 tuổi;  sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm; sử dụng người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm thêm giờ hoặc làm việc vào ban đêm trong những nghề, công việc không được pháp luật cho phép...

- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động sử dụng người từ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép; sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép ...

Phạt đến 25 triệu đồng nếu sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc vào ban đêm - ảnh 1 (Ảnh: minh họa)

2. Vi phạm quy định về lao động là người giúp việc gia đình

- Phạt cảnh cáo đối với người sử dụng lao động không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình; không trả tiền tàu xe đi đường khi lao động là người giúp việc gia đình thôi việc về nơi cư trú, trừ trường hợp lao động là người giúp việc gia đình chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không thông báo cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn việc sử dụng lao động hoặc chấm dứt việc sử dụng lao động là người giúp việc gia đình theo quy định; đã bị xử phạt cảnh cáo đối với các hành vi vi phạm trên nhưng lại tiếp tục vi phạm.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động giữ giấy tờ tùy thân của lao động là người giúp việc gia đình; không trả cho lao động là người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, hoặc dùng vũ lực đối với người lao động là người giúp việc gia đình nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Vi phạm quy định về người lao động cao tuổi, người khuyết tật

 Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi không tham khảo ý kiến của người lao động là người khuyết tật khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của họ; sử dụng người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên hoặc khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, trừ trường hợp người lao động là người khuyết tật đồng ý.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17 tháng 01 năm 2022 .

P.V

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn lấy số dịch vụ công online trên ứng dụng iHanoi

Hướng dẫn lấy số dịch vụ công online trên ứng dụng iHanoi

(PNTĐ) - Nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và tiết kiệm thời gian xếp hàng chờ đợi, thực hiện các biện pháp xử lý việc xếp hàng giữ chỗ trực tiếp từ sớm, gây mất trật tự công cộng, Trung tâm Phục vụ hành chính công hướng dẫn việc lấy số dịch vụ công online trên ứng dụng iHanoi như sau:
Hướng đến xây dựng một bộ máy xã, phường gần dân, sát dân, hoạt động hiệu lực, hiệu quả trên nền tảng quản trị hiện đại

Hướng đến xây dựng một bộ máy xã, phường gần dân, sát dân, hoạt động hiệu lực, hiệu quả trên nền tảng quản trị hiện đại

(PNTĐ) - Đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy cho biết, Hà Nội đang đi đầu cả nước về phân cấp, ủy quyền từ thành phố xuống các quận, huyện. Chủ trương của thành phố là sau khi hình thành 126 xã, phường, sẽ tiếp tục phân cấp, ủy quyền mạnh mẽ hơn nữa trên tinh thần “Địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.