Quay cuồng trong nắng nóng

Chia sẻ

Nắng nóng từ sáng sớm và lên đến đỉnh vào thời điểm giữa trưa và chiều trong mấy ngày qua khiến người dân Thủ đô phải chật vật tìm cách đối phó.

Chật vật mưu sinh 

Người dân Thủ đô ra đường phải trang bị đồ chống nắng để bảo vệ sức khỏe. Ảnh: Thanh HảiNgười dân Thủ đô ra đường phải trang bị đồ chống nắng để bảo vệ sức khỏe. Ảnh: Thanh Hải

Những ngày qua, Hà Nội trải qua đợt nắng nóng khắc nghiệt, nhiệt độ ngoài trời có lúc lên hơn 400C. Nắng khắc nghiệt kết hợp bề mặt vật liệu bê tông, nhựa đường hấp thụ và tán nhiệt trở lại vào không khí khiến người đi ngoài đường có cảm giác như đi vào giữa "chảo lửa". Dưới cái nắng gay gắt, nhưng người lao động ở Thủ đô vẫn phải gồng mình để mưu sinh. 

Chị Nguyễn Thị Nụ (quê Thái Bình) - một người thu gom phế liệu trên phố Phương Mai chia sẻ, chị lên Thủ đô và gắn bó với công việc này cũng đã được gần chục năm nhưng chưa bao giờ cảm thấy cuộc sống khó khăn như hiện tại. Trước đây, khi dịch bệnh Covid-19 chưa bùng phát mạnh, công việc hàng ngày của chị là sáng và đêm tranh thủ đi nhặt phế liệu, trưa và chiều tối đi rửa bát thuê tại một nhà hàng trên phố Tân Mai. 

Tuy nhiên, khi dịch Covid-19 bùng phát, nhà hàng phải đóng cửa, người lao động phải tạm nghỉ. Từ khi mất đi công việc rửa bát thuê, công việc chính, nguồn thu chính chỉ có thể dựa vào lượng phế liệu nhặt được. "Người khôn của khó, nếu không chịu khó thì cả ngày nhặt nhạnh cũng không đủ nuôi thân nói gì đến gửi về cho gia đình. Càng nắng nóng, càng ít người ra đường thì cơ hội thu lượm phế liệu càng cao. Thế nên, dù vất vả, tôi vẫn phải cố để có thêm thu nhập gửi về chăm sóc con cái ở quê” - chị Nụ bùi ngùi. 

Trên đường phố Hà Nội, người dân, người lao động tham gia giao thông đều trang bị đồ chống nắng, quần áo, găng tay kín mít. Nhiều tài xế xe ôm công nghệ phải nép mình dưới gốc cây hoặc gầm cầu vượt, mái hiên để nghỉ tạm. Một vài hộ kinh doanh còn có sáng kiến tưới nước ra vỉa hè để làm dịu nhiệt… 

Với nhiều công nhân môi trường, càng những lúc nắng nóng, họ càng phải căng mình ra để làm việc, để giữ cho Thủ đô luôn xanh, sạch, đẹp. Chị Nguyễn Hồng Thúy - Công nhân Tổ Môi trường số 5, Chi nhánh Đống Đa (người đã 27 năm công tác trong lĩnh vực vệ sinh môi trường) chia sẻ: "Thời tiết như thế này rất nguy hiểm, làm việc ngoài trời trong một thời gian ngắn cũng đủ khiến người ta bị say nắng. Song, dù là nắng nóng hay mưa bão, công việc của chúng tôi không thể bỏ, vẫn phải hoàn thành theo đúng nhiệm vụ được giao để bảo đảm môi trường Thủ đô luôn sạch đẹp".

Trong khi đó, trên tuyến Đại lộ Thăng Long, lau vội những giọt mồ hôi đang chảy thành dòng trên khuôn mặt đen sạm, cháy nắng, anh Trần Văn Thanh - Tổ Sản xuất số 2 Đại lộ Thăng Long, Chi nhánh Cầu Diễn (Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội) chia sẻ, nắng nóng ai chẳng mệt nhưng với chúng tôi đây cũng chỉ là những công việc “bình thường”. “Khi mới vào nghề, đối diện với thời tiết như này, nhiều công nhân đã bị say nắng, ốm nằm bệt mấy hôm. Nhưng công việc là công việc, không thể dừng được, chúng tôi phải cố gồng mình, vượt qua những thử thách của thời tiết để hoàn thành nhiệm vụ được giao” - anh Trần Văn Thanh nói.

Ra đồng từ tờ mờ sáng 

Đợt nắng nóng gay gắt kéo dài rơi vào đúng đợt thu hoạch lúa Xuân Hè. Để tránh cái nắng như đổ lửa, nông dân ngoại thành Hà Nội tranh thủ ra đồng từ lúc trời chưa sáng. Mới 6 giờ sáng, trên cánh đồng thôn Tiên Mai, xã Hương Sơn (huyện Mỹ Đức) đã rộn rã tiếng máy gặt đập quen thuộc của ngày mùa. Những con đường nội đồng cứng hóa nối dài đang tập kết hàng trăm bao thóc lớn nhỏ. Nhanh tay chằng bao thóc lên xe máy, mồ hôi đầm đìa cả khẩu trang, ướt đẫm cả chiếc áo bảo hộ lao động, chị Nguyễn Thị Hằng, ở thôn Tiên Mai cho hay: “Vụ Xuân Hè năm nay lúa được mùa nên bà con ai cũng phấn khởi. Mặc dù có máy gặt đập liên hoàn nhưng nghe dự báo thời tiết nắng nóng tới 40oC nên từ 4 giờ sáng tôi đã ra đồng đốc thúc máy gặt làm cho xong để về phơi cho kịp nắng”. 

Buổi chiều, dù nhiệt độ được cảnh báo ngoài trời tới hơn 40oC nhưng trên nhiều cánh đồng của xã Minh Đức, huyện Ứng Hòa, những chiếc máy gặt vẫn hoạt động hết công suất để phục vụ nhà nông. Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Minh Đức Chu Văn Tráng cho biết: “Ngày mùa nên việc nhà nông xuống đồng từ tờ mờ sáng và lên đồng lúc 23 giờ đêm là chuyện bình thường”.

Người lao động nhọc nhằn mưu sinh dưới trời nắng nóng tại Bến xe Mỹ Đình. Ảnh: Duy KhánhNgười lao động nhọc nhằn mưu sinh dưới trời nắng nóng tại Bến xe Mỹ Đình. Ảnh: Duy Khánh

Theo ghi nhận của phóng viên Kinh tế & Đô thị, chỉ những ruộng có diện tích nhỏ, quá trũng máy gặt không xuống được thì nông dân mới phải cắt lúa thủ công, còn lại đa phần các hộ đều thuê máy gặt đập liên hợp. Dù vậy, để tránh cái nắng rát da rát thịt, nhiều hộ gia đình cũng phải dậy từ 4 - 5 giờ gọi máy để gặt xong sớm rồi cấp tập chuyển lúa về nhà.

Bên cạnh đó, để hạn chế tác động bất lợi của thời tiết nắng nóng đến các loại cây trồng, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội Vũ Thị Hương khuyến cáo, đối với cây rau màu, người dân nên phủ rạ mặt ruộng, làm giàn che lưới đen, thường xuyên duy trì nước trong rãnh giữa các luống để làm mát đất. Cây ăn quả, cây công nghiệp, cần tiến hành tưới nước ẩm hằng ngày. Khi tưới nước, nông dân cần thực hiện vào sáng sớm hoặc chiều mát, tuyệt đối không tưới cây giữa trưa nắng vì cây có thể bị chết do chênh lệch nhiệt hoặc khúc xạ nhiệt. Nhằm bảo vệ vật nuôi trong những ngày nắng nóng, Sở NN&PTNT đề nghị các địa phương hướng dẫn người dân cải tạo chuồng trại, che phủ mái bằng vật liệu chống nắng, tạo thoáng mát cho chuồng trại, sử dụng quạt làm mát, thông gió, lắp đặt hệ thống phun sương tạo độ ẩm. 

Theo số liệu từ Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI), phụ tải điện trên địa bàn TP ngày 31/5 đã ở mức cao kỷ lục với công suất đỉnh là 4.530 MW và sản lượng điện là 90,3 triệu kWh. Để bảo đảm cấp điện, EVNHANOI đã tăng cường 100% quân số, ứng trực 24/24h để sẵn sàng khôi phục nhanh nhất có thể các sự cố về điện.

Đặc biệt, mới đây, EVNHANOI ra mắt chức năng Theo dõi chỉ số công tơ điện hàng ngày trên app EVNHANOI (Appstore, GooglePlay), giúp khách hàng có thể theo dõi, kiểm soát được lượng điện tiêu thụ, chỉ số công tơ của gia đình hàng ngày. Khách hàng có thể liên hệ với Tổng đài 19001288 (phục vụ 24/7) để được hỗ trợ, tư vấn và giải đáp.

Đối với các trại chăn nuôi lớn, có hệ thống chuồng kín cần chủ động liên hệ với công ty điện lực cung cấp điện ổn định cho trang trại. Có kế hoạch mua máy phát điện, dự trữ dầu máy bảo đảm hoạt động tốt khi mất điện lưới. Đây là những biện pháp hữu hiệu để bảo đảm chăn nuôi hiệu quả và tránh được ảnh hưởng do nắng nóng kéo dài gây ra - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Huy Đăng cho biết.

(Theo kinhtedothi.vn)

Tin cùng chuyên mục

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Sở Y tế Hà Nội

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Sở Y tế Hà Nội

(PNTĐ) - Sáng 26/4, Đoàn giám sát số 1 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do đồng chí Phan Viết Lượng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục - Tổ trưởng Tổ 2 đoàn giám sát đã có buổi làm việc với Sở Y tế Hà Nội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018-2023 thuộc Sở Y tế Hà Nội”.
Phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

Phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

(PNTĐ) - Ngày 26/4, Ban chỉ đạo Tháng Hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) Trung ương phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Lễ phát động Tháng Hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024. Chủ đề tháng hành động ATVSLĐ năm 2024 là “Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng”.
Phụ nữ Thủ đô đồng diễn dân vũ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Phụ nữ Thủ đô đồng diễn dân vũ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Ngày 5/5/2024 ( tức Chủ Nhật), Hội LHPN các quận, huyện, thị xã và đơn vị trực thuộc tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên phụ nữ tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn TP hưởng ứng tham gia hoạt động đồng diễn dân vũ đồng loạt trên nền nhạc ca khúc "Qua miền Tây Bắc - Chiến thắng Điện Biên - Inh lả ơi". Đây là một trong những hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Biểu dương báo Phụ nữ Thủ đô đã tặng công trình an sinh tại tỉnh Điện Biên trị giá 450 triệu đồng

Biểu dương báo Phụ nữ Thủ đô đã tặng công trình an sinh tại tỉnh Điện Biên trị giá 450 triệu đồng

(PNTĐ) - Ngày 26/4/2024, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban triển khai nhiệm vụ công tác báo chí thành phố tháng 5/2024. Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phạm Thanh Học chủ trì Hội nghị.
Bài 2: Ý nghĩa và bài học lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ

Bài 2: Ý nghĩa và bài học lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Nói về chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 của dân tộc ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ví “Điện Biên Phủ như là một cột mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử. Nó ghi dấu nơi chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc và tan rã; đồng thời phong trào giải phóng dân tộc khắp thế giới lên cao đến thắng lợi hoàn toàn”.