Quy hoạch đất đai phải tính đến tác động môi trường và đời sống người dân

Chia sẻ

Đây một trong những nội dung của “Dự kiến quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025)”, được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm, thảo luận tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV.

Thảo luận trực tuyến về báo cáo quy hoạch sử dụng đất quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2021-2025, đại biểu Quốc hội Leo Thị Lịch (đoàn Bắc Giang) cho biết: Tài nguyên đất ở các vùng trên lãnh thổ Việt Nam trong cả nước rất có hạn, đất không sinh sôi thêm nhưng lại luôn biến động không ngừng bởi bị tác động của phát triển cơ sở hạ tầng đô thị và nông thôn, bị tác động của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến tình hình sử dụng đất trên phạm vi của cả nước. “Đáng nói, vấn đề quy hoạch đất chưa được nhiều địa phương quan tâm như là đất quy hoạch bãi thải, xử lý rác thải ở các địa phương hiện nay là một vấn đề bức xúc và đặt ra tỷ lệ rất thấp, chỉ có 37% các địa phương trên tổng số các địa phương trong cả nước có nội dung quy hoạch về vấn đề này.

Đại biểu Leo Thị Lịch - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang, thảo luận tại hội trường Diên Hồng.Đại biểu Leo Thị Lịch - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang, thảo luận tại hội trường Diên Hồng. (Ảnh: QH)

Đồng tình với quan điểm trên, đại biểu Quốc hội Nguyễn Tuấn Anh (đoàn Long An) nhấn mạnh định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 là xây dựng nền kinh tế xanh, tuần hoàn, thân thiện với môi trường, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ trong xử lý chất thải. Bởi vậy, các chỉ tiêu quy hoạch đất đai liên quan trực tiếp đến môi trường cần phải bám sát định hướng này.

Theo Tờ trình của Chính phủ, chỉ tiêu quy hoạch loại đất bãi thải, xử lý chất thải đến năm 2030 là 18.000 hecta, tăng 10.000 hecta so với năm 2020. Tuy nhiên, báo cáo thẩm tra cho thấy, việc thực hiện chỉ tiêu đất bãi thải, xử lý chất thải giai đoạn 2010-2020 đạt rất thấp, chỉ có 37%. Đồng thời, qua theo dõi, giám sát của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, việc quy hoạch sử dụng đất để làm khu xử lý chất thải rắn là rất khó khăn, đặc biệt tại các tỉnh có diện tích nhỏ như là Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và Hưng Yên. Trong thực tế, một số khu vực diện tích đất bãi thải lớn đã gây hệ lụy cho môi trường như là bãi thải tro, xỉ nhiệt điện than, bãi thải mỏ khai thác than và năm 2021 Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị không cho cấp phép mở rộng bãi thải tro, xỉ.

Trên cơ sở đó, đại biểu Nguyễn Tuấn Anh kiến nghị: Chính phủ cần rà soát chỉ tiêu này theo hướng giảm diện tích đất bãi thải, bố trí quy hoạch đất cho xử lý chất thải, quy hoạch các điểm trung chuyển rác thải tại khu đô thị, khu vực nông thôn một cách hợp lý và chỉ tiêu đất khu công nghệ cao. Ngoài ra, cần làm rõ sự phù hợp của chỉ tiêu diện tích đất xử lý chất thải, đất xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải tương ứng với phương án quy hoạch, chỉ tiêu quy hoạch đất đô thị, đất khu công nghiệp trong tổng thể quy hoạch sử dụng đất quốc gia.

Khẳng định việc đưa nội dung “quy hoạch đất đai phải đảm bảo thích ứng với biến đổi khí hậu” vào quy hoạch sử dụng đất đai cho thấy Chính phủ đã rất chủ động triển khai thực hiện các nội dung trong Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng, đại biểu Quốc hội Nguyễn Mạnh Hùng (đoàn Cần Thơ) cũng cho rằng: “Nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu đến đất đai của Việt Nam hiện tập trung vào 4 nhóm yếu tố: Môi trường sống, sức khỏe của nhân dân, một số ngành, và một số các vùng trọng điểm. Nhưng có 2 nhóm tác động chúng ta phải nghiên cứu, đánh giá rất kỹ, đó là tác động đến một số ngành và tác động đến các vùng kinh tế trọng điểm”.

Đồng thời, cần phân tích, đánh giá toàn diện hơn để lựa chọn phương án quy hoạch sử dụng đất phù hợp, xác định diện tích đất quy hoạch cho xây dựng hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu, tăng tính chống chịu, hạn chế, giảm nhẹ các tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt với Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ và các đô thị ven biển.

Đợt 2 của kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV dự kiến sẽ tiếp tục vào ngày 8/11/2021 theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội để thảo luận nhiều nội dung quan trọng về kinh tế - xã hội, đầu tư công và công tác phòng, chống và kiểm soát dịch Covid-19. Tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

THẢO HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

Xã Dương Xá đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì và khai mạc Lễ hội truyền thống Đền - Chùa Bà Tấm 2024

Xã Dương Xá đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì và khai mạc Lễ hội truyền thống Đền - Chùa Bà Tấm 2024

(PNTĐ) - Tối 28/3, Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Dương Xá, huyện Gia Lâm long trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì và khai mạc Lễ hội truyền thống Đền - Chùa Bà Tấm năm 2024, chào mừng kỷ niệm 980 năm Ngày sinh Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan (07/3/1044 - 07/3/2024)
 Bộ Công Thương chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm về hóa đơn điện tử bán lẻ xăng dầu

Bộ Công Thương chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm về hóa đơn điện tử bán lẻ xăng dầu

(PNTĐ) -Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện gửi Tổng cục Quản lý thị trường và các Cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.