Quy hoạch điện đến 2030: Hướng đến thị trường điện cạnh tranh

Chia sẻ

(PNTĐ) – Ngày 28/9, hội thảo giới thiệu rộng rãi về Đề án “Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2045” (Quy hoạch điện VIII) do Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương phối hợp với Viện Năng lượng tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội .

Tham dự có các nhà quản lý, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghiệp điện lực cùng đóng góp, chia sẻ ý tưởng, kinh nghiệm để hoàn thiện Đề án.

Theo Quy hoạch điện VII và Quy hoạch điện VII điều chỉnh đã được đưa vào triển khai, thực hiện gần 10 năm nay cho thấy, tình hình thực hiện Quy hoạch đạt được nhiều kết quả tốt, đáp ứng cơ bản nhu cầu phụ tải với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng 10,5%/năm. Hệ thống điện vận hành ổn định, an toàn và tin cậy, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng của đất nước.

Về cơ cấu nguồn theo chủ sở hữu khá đa dạng, có sự tham gia tích cực của các nhà đầu tư tư nhân. Chỉ số tiếp cận điện năng đã có bước tiến vượt bậc, trong vòng 5 năm (2013-2018) đã cải thiện 129 bậc, vươn lên vị trí 27/190 quốc gia và nền kinh tế vào năm 2019 và hiện đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN.

Thị trường phát điện cạnh tranh, bán buôn đã bước đầu hình thành, đang ngày càng hoàn thiện và công tác bảo vệ môi trường được quan tâm hơn.

Tuy nhiên, thời gian qua ngành điện đối mặt với nhiều thách thức lớn như nhu cầu điện tăng trưởng cao, nguồn điện phát triển không cân đối với nhu cầu phụ tải giữa các vùng miền; hệ số đàn hồi điện/GDP còn cao; tình hình triển khai nhiều dự án nguồn điện lớn, nhất là dự án nhiệt điện than còn chậm tiến độ; các địa phương chủ yếu ủng hộ các nguồn điện lớn theo xu hướng xanh, sạch.

Ông Hoàng Quốc Vượng, Thứ trưởng Bộ Công Thương phát biểu tại hội thảoÔng Hoàng Quốc Vượng, Thứ trưởng Bộ Công Thương phát biểu tại hội thảo.

Hơn nữa, sự phát triển nhanh của các nguồn năng lượng tái tạo khi có các cơ chế khuyến khích phát triển nhưng lưới điện chưa theo kịp dẫn tới thực tế công suất nguồn điện tại một số nơi còn dư thừa, chưa giải tỏa hết. Cơ chế giá điện chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa thu hút được đầu tư, vấn đề bảo vệ môi trường vẫn đặt ra nhiều thách thức…

Phát biểu tại Hội thảo, ông Hoàng Quốc Vượng, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết: "Quy hoạch điện VIII là quy hoạch hạ tầng phát triển điện lực quốc gia, là quy hoạch có tính hệ thống rất cao, có sự gắn kết chặt chẽ với các quy hoạch ngành khác như ngành than, dầu khí, sử dụng tài nguyên, môi trường, năng lượng tái tạo, giao thông, KT-XH, không gian đô thị…

Việc phát triển hợp lý, hài hòa, lưới điện truyền tải, đảm bảo vận hành ổn định hệ thống cần phải được nghiên cứu, xem xét cụ thể. Chính phủ đã có chủ trương cụ thể về triển khai nhập khẩu điện từ các nước trong khu vực. Nhiều biên bản ghi nhớ đã được ký giữa Việt Nam và các nước láng giềng để tăng khả năng nhập khẩu điện tới 2030.

Tuy nhiên, quá trình triển khai nhập khẩu điện chưa đạt được kết quả như mong đợi, làm ảnh hưởng tới việc liên kết lưới điện. Chính vì vậy, trong Đề án lần này, vấn đề liên kết lưới điện đã được Bộ Công Thương nghiên cứu kỹ lưỡng và đề xuất các giải pháp triển khai nhằm hiện thực hóa các chủ trương liên kết lưới điện của Chính phủ. Việc này không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của nước ta trong giai đoạn tới, quan trọng hơn là tạo ra sự liên kết mạnh giữa hệ thống điện Việt Nam và các nước trong khu vực, hướng tới thị trường điện cạnh tranh.

Ông Hoàng Quốc Vượng nhấn mạnh: "Chính vì vậy, với mong muốn xây dựng được bản Quy hoạch điện VIII có hiệu quả, có tính khả thi khi đi đưa vào triển khai, thực hiện, đáp ứng sự mong mỏi của những cơ quan, tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực điện lực, cần thiết phải có những cơ chế, chính sách cụ thể và rất đặc thù để có thể triển khai thành công các dự án điện nhằm đảm bảo cung cấp điện ổn định và an toàn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới". 

Toàn cảnh hội thảoToàn cảnh hội thảo "Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhfn tới 2045".

Trong bối cảnh đó, việc lập Quy hoạch điện VIII được mong đợi sẽ đề ra các giải pháp toàn diện để giải quyết vào tháo gỡ các nút thắt hiện nay trong phát triển điện lực.

Quy hoạch điện VIII được xây dựng trên quan điểm bám sát theo Nghị Quyết số 55-NQ/TW ngày 11 tháng 02 năm 2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị Quyết số 55) và nhiều các chỉ đạo của Đảng, Chính phủ trong việc tạo đà cho ngành Điện Việt Nam phát triển vững chắc và bền vững. Bên cạnh đó, tính mở và linh hoạt của Quy hoạch điện VIII cũng sẽ là những điểm mới trong cách thức tiếp cận xây dựng Đề án.

Những kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng trưởng phụ tải giai đoạn 2021-2030 được dự báo vẫn ở mức cao, khoảng 8,6% giai đoạn 2021-2025 và 7,2% trong giai đoạn 2026-2030. Nhiều kịch bản phát triển nguồn điện đã được nghiên cứu, xem xét, phân tích thấu đáo. Kịch bản phát triển nguồn điện tối ưu là kịch bản đáp ứng các mục tiêu đề ra của Nghị quyết số 55, hướng tới thân thiện với môi trường và khai thác tối đa lợi ích từ các nguồn năng lượng tái tạo. 

Dự kiến tới năm 2030, công suất đặt toàn hệ thống dự kiến đạt khoảng 138.000 MW và tới năm 2045 khoảng 302.000 MW, trong đó ưu tiên phát triển nguồn năng lượng tái tạo phù hợp với tiềm năng từng vùng/miền bảo đảm an toàn hệ thống; nhiệt điện than có xu hướng giảm dần, tăng nhanh nhiệt điện khí trong cơ cấu phát triển nguồn điện. Mức phát thải khí CO2 sẽ giảm dần, đáp ứng các chỉ tiêu mà Việt Nam đã kết kết với quốc tế.

VÂN NGA

 

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội yêu cầu các trường học tuyên truyền, khuyến cáo về các nguy cơ đuối nước trong dịp hè

Hà Nội yêu cầu các trường học tuyên truyền, khuyến cáo về các nguy cơ đuối nước trong dịp hè

(PNTĐ) - Sau khi nhận thông tin về việc 2 học sinh lớp 11 trường THPT Phúc Lợi và THPT Nguyễn Văn Cừ (quận Long Biên) đuối nước tại khu vực bãi sông Hồng, Sở GD&ĐT Hà Nội đã có thông báo khẩn gửi các trưởng phòng GD&ĐT, hiệu trưởng các trường học trên địa bàn, yêu cầu các trường học tăng cường tuyên truyền đến phụ huynh, học sinh, khuyến cáo về các nguy cơ đuối nước trong dịp hè.
Gần 70 kiều bào thăm, động viên quân dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DKI

Gần 70 kiều bào thăm, động viên quân dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DKI

(PNTĐ) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) – Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.