Quyết định nhiều vấn đề quan trọng

Chia sẻ

Từ ngày 20-31/7, tại Nhà Quốc hội, Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra theo hình thức họp tập trung. Kỳ họp lần này có vai trò rất quan trọng, đặt nền móng cho hoạt động của Quốc hội khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Theo Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Minh Tuấn: Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 có quy mô lớn nhất từ trước đến nay với gần 70 triệu cử tri bỏ phiếu tại 84.767 khu vực bỏ phiếu, đã lựa chọn bầu 499 đại biểu trúng cử Quốc hội khóa XV. Lần đầu tiên trong các nhiệm kỳ Quốc hội, tỷ lệ đại biểu Quốc hội dự kiến hoạt động chuyên trách trúng cử cao, đạt 38,6% tổng số đại biểu Quốc hội - được đánh giá là tín hiệu tích cực trong quá trình đổi mới hoạt động và xây dựng Quốc hội chuyên nghiệp.

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước bỏ phiếu các chức danh tại kỳ họp Quốc hội khóa XIVCác đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước bỏ phiếu bầu các chức danh tại kỳ họp Quốc hội khóa XIV (Ảnh: VN)

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia, trong khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, thành công của cuộc bầu cử càng cho thấy sức mạnh của lòng yêu nước, tinh thần đại đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường vượt qua khó khăn và khát vọng vươn lên của dân tộc Việt Nam. Thời gian tới, nhiệm vụ đặt ra đối với Quốc hội khóa XV rất lớn. Trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, với tinh thần tiết kiệm thời gian, an toàn và đạt hiệu quả cao nhất, chương trình Kỳ họp được rút ngắn 5 ngày. Tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ bầu, phê chuẩn kiện toàn nhân sự các chức danh lãnh đạo của các cơ quan Nhà nước; thảo luận, xem xét các báo cáo về kinh tế-xã hội, quyết định một số vấn đề quan trọng khác.

Theo đó, khoảng 3 ngày Quốc hội sẽ xem xét, quyết định về công tác tổ chức, nhân sự với 50 chức danh được bầu hoặc phê chuẩn. Quốc hội quyết định số Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; bầu Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; bầu Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán nhà nước.

Quốc hội cũng bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch nước, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ; phê chuẩn việc bổ nhiệm các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ; phê chuẩn danh sách Phó Chủ tịch và Ủy viên Hội đồng quốc phòng và an ninh; phê chuẩn bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Đáng chú ý, tại kỳ họp, cơ cấu Chính phủ được quyết định sẽ gồm 27 thành viên, giảm 1 Phó Thủ tướng so với nhiệm kỳ Quốc hội khoá XIV.

Cũng tại Kỳ họp thứ Nhất, ngay sau khi được Quốc hội bầu, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao sẽ làm Lễ tuyên thệ trước Quốc hội theo quy định của Hiến pháp năm 2013.

Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ kỳ vọng kỳ họp đầu tiên Quốc hội XV sẽ nối tiếp và thể hiện cao nhất khí thế từ thành công tốt đẹp của Đại hội lần thứ XIII của Đảng, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, thực hiện nhất quán quan điểm Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, thể hiện sự lãnh đạo xuyên suốt, thống nhất của Đảng đến thể chế hoá của Quốc hội và cụ thể hóa của Chính phủ để tổ chức thực hiện.

Theo các quy định mới của pháp luật, ngoài việc thực hiện quy trình nhân sự, Quốc hội sẽ nghe báo cáo và quyết định các kế hoạch kinh tế, xã hội, kế hoạch tài chính, ngân sách... để làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện trong 5 năm tới.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, năm 2021 là năm đầu triển khai Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Nghị quyết đã xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm tới đây là xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội khóa XV do đó cũng tác động trực tiếp và đánh dấu mức độ chuyển biến về chất trong đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật nước ta.

VÂN NGA

Tin cùng chuyên mục

Tối 5/5, cầu truyền hình đặc biệt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ diễn ra tại 5 điểm cầu

Tối 5/5, cầu truyền hình đặc biệt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ diễn ra tại 5 điểm cầu

(PNTĐ) - Tối ngày 5/5, tại TP Điện Biên Phủ, Đài truyền hình Việt Nam tổ chức cầu truyền hình "Dưới lá cờ Quyết Thắng", kết nối trực tiếp với 4 điểm cầu Hà Nội, Thanh Hóa, Kon Tum và TPHCM. Thủ tướng Phạm Minh Chính và Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc dự sự kiện tại điểm cầu TPHCM. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (Thủ đô Hà Nội) là 1 trong 5 điểm cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (10/10/1954 - 10/10/2024).
Phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của cơ sở

Phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của cơ sở

(PNTĐ) - Chiều 4/5, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã tiếp xúc với cử tri Đơn vị bầu cử số 1 (các quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng). Tham gia tiếp xúc cử tri còn có các đại biểu Quốc hội: Trung tướng Nguyễn Quốc Duyệt, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô; Phạm Thị Thanh Mai, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố.