SHB và những công trình đồng hành cùng chiến lược phát triển quốc gia
(PNTĐ) - 30 năm phát triển, SHB đồng hành cùng chiến lược quốc gia thông qua việc rót vốn vào dự án nông nghiệp bền vững, năng lượng sạch, công trình trọng điểm quốc gia, logistics…
Tháng 1/2022, Nhà máy gạo Hạnh Phúc – công trình được đầu tư với quy mô lớn nhất châu Á tại An Giang được khánh thành. Nhà máy vận hành 100% theo giải pháp công nghệ được nhập khẩu từ châu Âu, chế biến gạo theo tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng các chuẩn mực khắt khe của thế giới về an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường, góp phần nâng cao giá trị gạo Việt Nam. Công suất sấy lúa tươi của nhà máy đạt 4.800 tấn/ngày, công suất xay xát, chế biến khoảng 1.600 tấn/ngày, tổng công suất gạo thành phẩm đạt 1.000 tấn/ngày.
Nhà máy được hoàn thiện nhờ số nguồn vốn 1.000 tỷ đồng tài trợ từ SHB nhằm từng bước ổn định an ninh lương thực và nâng cao giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam.
Nhà máy điện gió Yang Trung, là một trong những cụm điện gió lớn nằm tại Gia Lai, có tổng công suất phát điện lên tới 145Mw, mỗi năm đóng góp gần 1 triệu MWh vào mạng lưới điện quốc gia. Với 36 tua-bin gió, nhà máy ghi nhận tổng mức đầu tư dự kiến 6.246 tỷ đồng, trong đó có phần lớn tài trợ từ SHB.
Ngoài mức đầu tư khoảng 4.400 tỷ đồng của SHB, Công ty Cổ phần chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) cùng SHB chi nhánh Gia Lai đã phát hành lô trái phiếu 500 tỷ giúp dự án có thêm nguồn vốn hoạt động.
Các dự án năng lượng xanh luôn nằm trong “khẩu vị” đầu tư của SHB. Tại Tây Nguyên, SHB cũng giải ngân hơn 584 tỷ đồng, chiếm xấp xỉ 70% tổng vốn đầu tư của dự án xây dựng Nhà máy Thủy điện Đăk Sin 1. Tại khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ, ngân hàng cũng rót vốn cho công trình Nhà máy thủy điện Nậm Lúc (Lào Cai), dự án Thủy điện Bái Thượng (Thanh Hoá).
Tài trợ cho những công trình xanh như Nhà máy gạo Hạnh Phúc, Nhà máy phong điện Yang Trung, phong điện Lạc Hòa 2 và các dự án phong thủy điện trên khắp cả nước, thể hiện rõ chủ trương “xanh hóa” dòng vốn của SHB, hướng tới thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của Quốc gia. Hiện, ngân hàng cũng đang dẫn đầu nhóm nhà băng tư nhân về tỷ trọng dư nợ tín dụng xanh trên tổng dư nợ 10%.
Bên cạnh các dự án năng lượng sạch, từ rất sớm, SHB đã tích cực đầu tư vào các công trình trọng điểm quốc gia. Cách đây tròn một thập kỷ, SHB tài trợ 2.000 tỷ đồng xây dựng cầu vượt ba tầng tại nút giao thông ngã ba Huế - Đà Nẵng.
Đây là cây cầu vượt ba tầng đầu tiên tại Việt Nam, góp phần phát triển giao thông đô thị phía tây bắc Đà Nẵng. Công trình nằm trên địa bàn quận Thanh Khê, Cẩm Lệ, Liên Chiểu giúp đảm bảo các phương tiện giao thông lưu hành tuyến Bắc-Nam không bị gián đoạn do dừng chờ tàu lửa.
Cũng trong năm 2013, SHB còn tài trợ cho hai dự án mở rộng Quốc lộ 1 qua Thừa Thiên Huế và Khánh Hòa, nâng tổng mức đầu tư cho công trình trọng điểm quốc gia lên 6.200 tỷ đồng.
Logistics, vận tải cảng biển được xác định trở thành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Hướng tới hoàn thành 6 mục tiêu trong "Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025" do Chính phủ đề ra, SHB thực hiện tài trợ vốn cho Trung tâm Logistics ICD Vĩnh Phúc - Dự án mở đầu của Mạng lưới Logistics Thông minh ASEAN (ASLN), do Việt Nam và Singapore hợp tác triển khai dưới sự xúc tiến của thủ tướng hai nước. Dự án có quy mô 83 ha, tổng vốn đầu tư trên 200 triệu USD, công suất thiết kế hàng hóa thông quan khoảng 530.000 TEU/năm.
Theo ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch Ngân hàng SHB, Trung tâm Logistics ICD Vĩnh Phúc sẽ tạo đà cho sự đột phá của ngành logistics Việt Nam, hướng tới mục tiêu năm 2025 chi phí logistics tại Việt Nam xuống 14% và đến năm 2025, xấp xỉ Singapore ở mức 8-10%.
Cách đây gần nửa thập kỷ, ngân hàng cũng rót vốn đầu tư cho dự án Cảng Quảng Ninh - một trong những cảng biển nước sâu có quy mô của một cảng tổng hợp Quốc gia và là đầu mối khu vực quan trọng trên tuyến hành lang kinh tế trọng điểm Quảng Ninh - Hải Phòng - Hà Nội, góp phần thúc đẩy sự phát triển giao thương tại các tỉnh phía Bắc.
Cảng Quảng Ninh có những lợi thế khi nằm trên cửa ngõ của đường biển khu vực, tuyến vận tải biển quốc tế. Cảng đang đảm nhận trên 40% tổng lượng hàng hóa và hành khách khu vực phía Bắc tập trung chủ yếu vào: than, xăng dầu, hàng phục vụ nông nghiệp, vật liệu xây dựng, thiết bị máy móc,…
Đồng hành cùng chiến lược quốc gia là một trong những trụ cột phát triển bền vững của SHB. Ngân hàng sẽ tiếp tục duy trì vị trí trong nhóm đầu ngân tư nhân về tín dụng xanh, đầu tư năng lượng sạch, các công trình trọng điểm, góp phần cùng Chính phủ thực hiện các mục tiêu quốc gia về an ninh năng lượng, phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng.
Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) thuộc Top 4 ngân hàng TMCP tư nhân lớn nhất Việt Nam
Trong 30 năm đồng hành phát triển cùng đất nước, khởi nguồn từ tâm, SHB đảm bảo kinh doanh bền vững, liên tục sáng tạo và đổi mới sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng. Đồng thời, SHB cũng triển khai các hoạt động hướng tới sự phát triển bền vững của đất nước và xã hội như rót vốn vào các dự án phát triển nông nghiệp bền vững, năng lượng xanh, công trình trọng điểm… nhằm mục thực hiện chiến lược quốc gia.