Sửa quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn với cán bộ, công chức

Chia sẻ

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 104/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 53/2015/NĐ-CP ngày 29/5/2015 của Chính phủ quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức.

Theo đó, Nghị định số 104/2020/NĐ-CP sửa đổi điểm a và bổ sung điểm l khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 53/2015/NĐ-CP về đối tượng áp dụng.

Cụ thể, bổ sung đối tượng cán bộ, công chức nữ giữ chức vụ Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy là người dân tộc thiểu số được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn.

Ngoài ra, cán bộ, công chức nữ giữ chức vụ Phó Trưởng Ban Chỉ đạo: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ không còn là đối tượng được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn.

(Do các Ban chỉ đạo (Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ) đã kết thúc hoạt động từ cuối năm 2017).

Như vậy, có 11 nhóm chức vụ, chức danh chỉ cán bộ, công chức nữ được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn, đơn cử như:

- Phó Trưởng Ban các Ban Trung ương Đảng; Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng;

- Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội;

- Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Phó Chủ nhiệm chuyên trách các Ủy ban của Quốc hội;

- Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy là người dân tộc thiểu số;...

Nghị định 104/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ 04/9/2020.

M. C

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội yêu cầu các trường học tuyên truyền, khuyến cáo về các nguy cơ đuối nước trong dịp hè

Hà Nội yêu cầu các trường học tuyên truyền, khuyến cáo về các nguy cơ đuối nước trong dịp hè

(PNTĐ) - Sau khi nhận thông tin về việc 2 học sinh lớp 11 trường THPT Phúc Lợi và THPT Nguyễn Văn Cừ (quận Long Biên) đuối nước tại khu vực bãi sông Hồng, Sở GD&ĐT Hà Nội đã có thông báo khẩn gửi các trưởng phòng GD&ĐT, hiệu trưởng các trường học trên địa bàn, yêu cầu các trường học tăng cường tuyên truyền đến phụ huynh, học sinh, khuyến cáo về các nguy cơ đuối nước trong dịp hè.
Gần 70 kiều bào thăm, động viên quân dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DKI

Gần 70 kiều bào thăm, động viên quân dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DKI

(PNTĐ) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) – Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.
PGS.TS ĐBQH Bùi Hoài Sơn: Sự nhất quán, sáng tạo trong chính sách ngoại giao Việt Nam nhìn từ Hiệp định Geneva

PGS.TS ĐBQH Bùi Hoài Sơn: Sự nhất quán, sáng tạo trong chính sách ngoại giao Việt Nam nhìn từ Hiệp định Geneva

(PNTĐ) - Cho rằng Hiệp định Geneva 1954 là một mốc son lịch sử, thành quả của nền ngoại giao Cách mạng Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, thể hiện rõ nét bản lĩnh, bản sắc ngoại giao Việt Nam, PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, việc kế thừa, phát triển những giá trị từ quá trình đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định này trong công tác đối ngoại của đất nước những năm qua đã thể hiện sự nhất quán, sáng tạo trong chính sách ngoại giao Việt Nam.