Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các giải pháp điều hành tăng trưởng tín dụng năm 2024

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 32/CĐ-TTg ngày 5/4/2024 gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về các giải pháp điều hành tăng trưởng tín dụng năm 2024.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các giải pháp điều hành tăng trưởng tín dụng năm 2024 - ảnh 1
Ảnh minh hoạ

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả điều hành tăng trưởng tín dụng năm 2024, đồng thời tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, điều hành chủ động, linh hoạt, hài hòa, kịp thời, hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ, nhất là lãi suất, tỷ giá, tín dụng để ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ vững ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 18/CĐ-TTg ngày 5/3/2024 về điều hành tăng trưởng tín dụng năm 2024. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan:

a) Tiếp tục theo dõi sát diễn biến, tình hình kinh tế thế giới, trong nước, điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả hơn; thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp, nhất là về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, giảm mặt bằng lãi suất cho vay theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 18/CĐ-TTg ngày 5/3/2024 và các văn bản liên quan nhằm ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng.

b) Khẩn trương thực hiện quyết liệt, hiệu quả, kịp thời các giải pháp tăng trưởng tín dụng phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân; chỉ đạo các tổ chức tín dụng hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế truyền thống như tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu và thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu, kinh tế tuần hoàn, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo…; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực rủi ro, đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả; tiếp tục có chính sách đột phá các gói tín dụng ưu đãi góp phần tháo gỡ khó khăn trong tiếp cận tín dụng đối với doanh nghiệp, người dân.

c) Khẩn trương rà soát toàn diện, phân tích, đánh giá kỹ lưỡng kết quả thực hiện hạn mức tín dụng của hệ thống các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế, từng ngành, từng lĩnh vực để theo thẩm quyền và quy định của pháp luật có biện pháp điều hành hạn mức tăng trưởng tín dụng năm 2024 hiệu quả, khả thi, kịp thời hơn nữa, tuyệt đối không để ách tắc, chậm trễ, không đúng thời điểm, bảo đảm thực hiện được các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đã đề ra trong năm 2024 và an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng; trường hợp có nội dung vượt thẩm quyền, kịp thời báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền theo quy định.

d) Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các giải pháp phù hợp để giảm mặt bằng lãi suất cho vay gắn với tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, bảo đảm cung cấp đủ vốn tín dụng, phục vụ, đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế và an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 18/CĐ-TTg ngày 5/3/2024.

đ) Chỉ đạo, yêu cầu các tổ chức tín dụng:

- Thực hiện công khai mặt bằng lãi suất cho vay, việc triển khai các gói tín dụng trước ngày 10/4/2024 theo đúng chỉ đạo của Thường thực Chính phủ tại Thông báo số 134/TB-VPCP ngày 2/4/2024; tổ chức nào không thực hiện thì Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xử lý nghiêm theo thẩm quyền và công khai theo quy định của pháp luật.

- Tiếp tục tiết giảm chi phí, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số…, nỗ lực phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay để góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo sinh kế cho người dân và không ngừng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.

- Đẩy mạnh triển khai hiệu quả và bảo đảm công khai, minh bạch các gói tín dụng ưu đãi phù hợp với đặc thù của từng tổ chức tín dụng đối với các lĩnh vực quan trọng góp phần thúc đẩy các động lực tăng trưởng của nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ; phát huy vai trò, tăng cường trách nhiệm xã hội, đạo đức kinh doanh của các tổ chức tín dụng trong việc thấu hiểu, chia sẻ, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp; trên tinh thần cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng, cùng phát triển bền vững, lâu dài.

e) Chỉ đạo các ngân hàng thương mại nhà nước nghiên cứu ngay việc xây dựng và cung cấp gói tín dụng cho người mua nhà ở xã hội có thời hạn đến 15 năm, lãi suất ưu đãi thấp hơn cho vay thương mại thông thường và cho các doanh nghiệp, các chủ đầu tư xây nhà ở xã hội vay với lãi suất ưu đãi hơn để các đối tượng có thu nhập thấp có cơ hội, động lực để mua nhà hoặc thuận lợi trong việc thuê hoặc thuê mua; tiếp tục nghiên cứu, xem xét hạ mức lãi suất, đơn giản hóa thủ tục, tạo thuận lợi cho việc vay nguồn vốn hỗ trợ 120.000 tỷ đồng phù hợp tình hình thực tiễn theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 123/TB-VPCP ngày 27/3/2024.

g) Đẩy mạnh, tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và giám sát chặt chẽ việc cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng và có giải pháp hiệu quả kịp thời xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng.

2. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tập trung chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra.

3. Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao.

 

Tin cùng chuyên mục

Vi phạm ở bãi tập kết than, cát ở xã Trung Mầu (Gia Lâm): Phải chăng xử lý “nửa vời”?

Vi phạm ở bãi tập kết than, cát ở xã Trung Mầu (Gia Lâm): Phải chăng xử lý “nửa vời”?

(PNTĐ) - Mặc dù UBND huyện Gia Lâm ra văn bản chỉ đạo các ngành chức năng kiểm tra, xử lý đối với vi phạm ở bãi tập kết vật liệu xây dựng, nghiền than ở bờ sông Đuống thuộc địa phận xã Trung Mầu, đặc biệt là thực hiện ngay ngừng cung cấp điện đối với vi phạm, nhưng sau hơn 3 tháng đến nay vi phạm vẫn chưa được xử lý triệt để, còn có dấu hiệu hoạt động trở lại. Liệu chính quyền địa phương và các đơn vị chức năng có “ngó lơ” cho vi phạm?
Hội LHPN Hà Nội: Nhận Bằng khen của UBND Thành phố vì có thành tích xuất sắc trong công tác dân tộc

Hội LHPN Hà Nội: Nhận Bằng khen của UBND Thành phố vì có thành tích xuất sắc trong công tác dân tộc

(PNTĐ) - Trong những năm qua, các cấp Hội phụ nữ Hà Nội đã chủ động, tích cực tham mưu Thành phố ban hành nhiều đề án, kế hoạch, góp phần thúc đẩy sự phát triển của phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS); triển khai hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức mọi mặt cho phụ nữ DTTS. Ghi nhận thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc giai đoạn 2019-2024 trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, UBND thành phố Hà Nội đã tặng Bằng khen cho 14 tập thể, trong đó có Hội LHPN Hà Nội.
Thực hiện tốt công tác dân tộc, góp phần xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại, hạnh phúc

Thực hiện tốt công tác dân tộc, góp phần xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại, hạnh phúc

(PNTĐ) - Thủ đô Hà Nội hiện có khoảng 50 dân tộc sinh sống, đang lưu giữ và phát huy đa dạng bản sắc văn hóa của các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô, đồng bào các dân tộc luôn phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần yêu nước, nỗ lực có những đóng góp quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển, bảo vệ Thủ đô và Tổ quốc.
Đợt sinh hoạt chính trị - xã hội quan trọng trong cộng đồng các dân tộc Thủ đô

Đợt sinh hoạt chính trị - xã hội quan trọng trong cộng đồng các dân tộc Thủ đô

(PNTĐ) - Sáng ngày 5/11/2024, phiên chính thức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV - năm 2024 diễn ra trọng thể tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt - Xô. Đại hội có chủ đề “Cộng đồng các dân tộc thành phố Hà Nội đoàn kết, đổi mới sáng tạo, hội nhập, phát triển”.