Triển khai thực hiện tốt Đề án “Đầu tư xây dựng huyện Hoài Đức thành quận"

Chia sẻ

Sáng 9/7, đồng chí Nguyễn Đức Chung, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội và các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy đã tham dự Đại hội đại biểu lần thứ XXIV Đảng bộ huyện Hoài Đức nhiệm kỳ 2020-2025.

Trình bày Báo cáo chính trị tại Đại hội, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Hoài Đức Đàm Văn Thông cho biết, đến nay, huyện đã đạt 22/27 chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII đã đề ra, 5 chỉ tiêu còn lại đang tập trung hoàn thành.

Đ/c Chủ tịch UBND TP Hà Nội  phát biểu chỉ đạo tại Đại hội.Đ/c Chủ tịch UBND TP Hà Nội phát biểu chỉ đạo tại Đại hội.

Kinh tế tiếp tục phát triển đúng hướng, với mức tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10,8%/năm. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên; thu nhập bình quân năm 2020 dự kiến đạt 62 triệu đồng/người, vượt 7 triệu đồng/người/năm so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Huyện. Đặc biệt, trong nhiệm kỳ qua, Đảng bộ và nhân dân huyện Hoài Đức vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Lao động hạng Nhì; Chính phủ công nhận huyện nông thôn mới năm 2017; được Thành ủy tặng Bằng khen Đảng bộ trong sạch, vững mạnh tiêu biểu 5 năm 2015-2019.

Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung chúc mừng và biểu dương những kết quả, thành tích mà Đảng bộ và nhân dân huyện Hoài Đức đã đạt được trong 5 năm qua.

Lưu ý trong những năm tới, dự báo tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường; Thành phố cùng với cả nước đứng trước nhiều thuận lợi, thời cơ, nhưng cũng còn không ít khó khăn, thách thức, đồng chí Nguyễn Đức Chung đề nghị, trong giai đoạn trước mắt, Đảng bộ Huyện cần tiếp tục thực hiện nhiệm vụ “kép”, vừa làm tốt công tác phòng chống dịch Covid-19, vừa tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, an ninh quốc phòng. Thực hiện tốt việc hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch. Chủ động rà soát các chỉ tiêu kinh tế, xã hội năm 2020, tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện nhằm hoàn thành kế hoạch năm 2020 và cả nhiệm kỳ 2015 - 2020.

Bên cạnh đó, cần chú trọng triển khai thực hiện tốt Đề án “Đầu tư xây dựng huyện Hoài Đức thành quận”; đẩy mạnh phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, cơ cấu dân cư theo hướng dịch vụ - công nghiệp, xây dựng; huy động các nguồn vốn cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng y tế, giáo dục, các thiết chế văn hóa thiết yếu. Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch phải đi trước một bước để hình thành Quận mới hiện đại, thông minh, xanh, phát triển hài hòa, bền vững cả về kinh tế, xã hội, môi trường. Mọi sự phát triển, từng công trình, dự án đều phải xuất phát từ lợi ích của nhân dân, mang lại lợi ích cho nhân dân.

Chủ tịch UBND thành phố cũng lưu ý đại biểu cần quan tâm thích đáng thảo luận Chương trình hành động để thực hiện Nghị quyết đại hội; thực hiện đóng góp ý kiến cho Báo cáo chính trị Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII và Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

PHẠM HẰNG

Tin cùng chuyên mục

Gần 70 kiều bào thăm, động viên quân dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DKI

Gần 70 kiều bào thăm, động viên quân dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DKI

(PNTĐ) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) – Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.
PGS.TS ĐBQH Bùi Hoài Sơn: Sự nhất quán, sáng tạo trong chính sách ngoại giao Việt Nam nhìn từ Hiệp định Geneva

PGS.TS ĐBQH Bùi Hoài Sơn: Sự nhất quán, sáng tạo trong chính sách ngoại giao Việt Nam nhìn từ Hiệp định Geneva

(PNTĐ) - Cho rằng Hiệp định Geneva 1954 là một mốc son lịch sử, thành quả của nền ngoại giao Cách mạng Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, thể hiện rõ nét bản lĩnh, bản sắc ngoại giao Việt Nam, PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, việc kế thừa, phát triển những giá trị từ quá trình đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định này trong công tác đối ngoại của đất nước những năm qua đã thể hiện sự nhất quán, sáng tạo trong chính sách ngoại giao Việt Nam.