Xây dựng chế tài xử phạt, áp dụng trước tiên với cán bộ, công chức, viên chức

Chia sẻ

Theo Chủ tịch UBND thành phố Chu Ngọc Anh, qua hơn 3 năm thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố và Quy tắc ứng xử nơi công cộng đã góp phần nâng cao văn hóa ứng xử, trang phục, nền nếp, tác phong, ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động;

Việc thực hiện các quy tắc ứng xử đã có tác động tích cực trong xây dựng, hình thành chuẩn mực văn hóa, giữ gìn, phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Tuy nhiên, một số cơ quan, đơn vị còn chưa được chấp hành nghiêm túc, thường xuyên các quy tắc ứng xử. Việc thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng ở một số nơi còn mang tính hình thức, công tác tuyên truyền chưa được chú trọng...

Trong thời gian tới, UBND thành phố sẽ tiếp tục chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã siết chặt kỷ cương hành chính; xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong việc triển khai các nhiệm vụ; tăng cường công tác tuyên truyền đi đôi với công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên, đột xuất để việc thực hiện hai quy tắc ứng xử thực sự đi vào cuộc sống, trở thành nếp sống trong sinh hoạt, công tác hằng ngày của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân Thủ đô.

Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Thị Bích NgọcChủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc.

Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Thị Bích Ngọc đánh giá, sau khi hai quy tắc ứng xử được ban hành, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền từ thành phố đến cơ sở rất tập trung. Thành ủy đã đề ra các chương trình, thành lập các đoàn đi kiểm tra; HĐND tiến hành các phiên giải trình. Qua kiểm tra, đánh giá, Chương trình 04 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” đã được các cấp ủy triển khai nghiêm túc, hoạt động văn hóa được quan tâm, UBND các cấp đã bám sát kết luận của HĐND thành phố, nhiều nội dung được yêu cầu chú ý tại phiên giải trình lần trước đến nay đã có chuyển biến rõ nét.

Về công tác tuyên truyền các quy tắc ứng xử, sau 2 năm, công tác tuyên truyền thực sự đã có chuyển biến tích cực, các cơ quan báo chí thực hiện rất quyết liệt... Nhờ đó, hai quy tắc ứng xử đã tạo chuyển biến lớn trong nhận thức và hành động của cán bộ, công chức, viên chức, mang lại sự hài lòng cho người dân. Công tác kiểm tra cũng có nhiều tiến bộ, HĐND thành phố và Sở Nội vụ đã tiến hành nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất, kịp thời chấn chỉnh, khắc phục các hạn chế.

Về các giải pháp trong thời gian tới, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Thị Bích Ngọc đề nghị đánh giá lại 4 năm thực hiện hai quy tắc ứng xử để thấy rõ hiệu lực, hiệu quả, giải pháp đã thực hiện, qua đó bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp. Sở Nội vụ cần nghiên cứu chế tài xử phạt các hành vi vi phạm quy tắc ứng xử; áp dụng trước tiên đối với cán bộ, công chức, viên chức, tiếp đó là đến người dân với các hành vi vi phạm ở nơi công cộng. Đồng thời, các cấp, ngành, đơn vị, địa phương cần phát huy hiệu quả vai trò của người dân và các đoàn thể, cơ quan báo chí trong việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Đại biểu Nguyễn Thị Lan Hương (Tổ Đông Anh) nêu thực trạng thả rông vật nuôi, xả rác nơi công cộng vẫn diễn ra khá phổ biến ở quận Hoàn Kiếm, đặc biệt tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận. Đại biểu đề nghị lãnh đạo quận Hoàn Kiếm làm rõ nguyên nhân, giải pháp khắc phục.

Trả lời câu hỏi này, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long cho biết, qua theo dõi và phản ánh của cử tri, cao điểm là giai đoạn cuối năm 2017, đầu năm 2018, người dân tham gia không gian đi bộ có mang theo vật nuôi, trong đó có nhiều vật nuôi lớn, nguy hiểm.

Sau phiên giám sát của HĐND thành phố vào tháng 3-2018, trước tiên, quận tập trung tuyên truyền, kiểm soát đối với các hộ dân có vật nuôi trên địa bàn, yêu cầu các hộ gia đình thực hiện tiêm phòng đối với vật nuôi và yêu cầu không mang vật nuôi đến không gian công cộng. Vào thời điểm đó, lực lượng chức năng áp dụng mức xử phạt 600.000-800.000 đồng/trường hợp vi phạm; đến năm 2020, Chính phủ ban hành quy định sửa đổi, nâng mức phạt lên 1-2 triệu đồng.

Trong năm 2020, quận tiếp tục tập trung cho công tác tuyên truyền, tổ chức các chốt kiểm soát tại các điểm vào không gian đi bộ, xử lý các hành vi vi phạm nên lượng vật nuôi được đưa vào phố đi bộ đã giảm rất nhiều. Từ đầu năm đến nay, quận đã xử phạt 10 trường hợp với số tiền hơn 5,8 triệu đồng.

Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm cho rằng, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thông tin rộng rãi đến các cơ quan báo chí để nâng cao nhận thức của người dân trong thực hiện các quy tắc ứng xử; xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm. Đến nay, nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp, lượng vật nuôi người dân mang vào phố đi bộ giảm đáng kể, chỉ còn một số người mang vật nuôi nhỏ. Nhận thức của người dân cũng tiến triển tốt, hành vi vứt rác đã giảm, ý thức giữ gìn thiết bị công cộng cũng tốt hơn...

 THU HẰNG

Tin cùng chuyên mục

Đồng chí Đào Duy Tùng - Người cộng sản kiên trung, nhà lý luận xuất sắc của Đảng

Đồng chí Đào Duy Tùng - Người cộng sản kiên trung, nhà lý luận xuất sắc của Đảng

(PNTĐ) - Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Đào Duy Tùng (20/5/1924 - 20/5/2024), chiều 10/5, tại UBND huyện Đông Anh (Hà Nội), Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Đồng chí Đào Duy Tùng - Người cộng sản kiên trung, nhà lý luận xuất sắc của Đảng".
Hơn 1 triệu thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Hơn 1 triệu thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(PNTĐ) - Từ ngày 2/5 đến 17h00 ngày 10/5/2024, cổng đăng ký trực tuyến Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 mở phục vụ cho thí sinh đăng ký dự thi chính thức. Kết thúc thời gian đăng ký theo quy định đã có 1.067.391 thí sinh đăng ký dự thi trên hệ thống đăng ký thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.