Hà Nội: Cả hệ thống chính trị vào cuộc phòng, chống bão

HÀ LINH
Chia sẻ

(PNTĐ) - Trước nguy cơ chịu ảnh hưởng lớn của siêu bão Yagi (bão số 3), Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã yêu cầu cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị từ thành phố xuống cơ sở vào cuộc tham gia phòng, chống bão số 3 trên tinh thần không chủ quan; thực hiện bài bản, nghiêm túc, chặt chẽ với mục tiêu cao nhất là không để thiệt hại về người và giảm tối đa thiệt hại về tài sản của Nhà nước và Nhân dân.

Trọng tâm bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân

Sáng ngày 6/9, Thành ủy Hà Nội đã họp chỉ đạo triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống bão, bảo đảm an toàn về người và tài sản trên địa bàn Thành phố. Chủ trì hội nghị có các đồng chí: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh (Trưởng ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội); Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong.

Báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy, lãnh đạo các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Lao động - Thương binh và Xã hội, Công thương... cho biết, đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng trực, bố trí con người và phương tiện để ứng phó các tình huống khẩn cấp do ảnh hưởng của bão số 3, như: Sẵn sàng hàng nghìn người và hàng trăm phương tiện làm nhiệm vụ tiêu thoát nước, chống úng ngập; bảo đảm đủ hàng hóa thiết yếu, không để tăng giá; duy trì hệ thống điện an toàn; các hồ trên địa bàn cũng đã hạ xuống mức thấp cần thiết...

Hà Nội: Cả hệ thống chính trị vào cuộc phòng, chống bão - ảnh 1
Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh phát biểu tại cuộc họp

Thay mặt Ban Thường vụ Thành ủy kết luận hội nghị, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị từ thành phố xuống cơ sở vào cuộc tham gia phòng, chống bão số 3 trên tinh thần không chủ quan; thực hiện bài bản, nghiêm túc, chặt chẽ với mục tiêu cao nhất là không để thiệt hại về người và giảm tối đa thiệt hại về tài sản của Nhà nước và Nhân dân.

Ban Thường vụ Thành ủy yêu cầu người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung chỉ đạo triển khai các phương án phòng, chống bão một cách chủ động, đồng bộ, toàn diện với phương châm “4 tại chỗ”; trọng tâm là bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân và bảo vệ tài sản; đặc biệt chú trọng bảo vệ đê, hồ đập, những khu vực xung yếu, khu vực có nguy cơ cao về mất an toàn trên địa bàn...

Các sở, ban, ngành thực hiện nghiêm các kế hoạch, phương án theo chức năng, nhiệm vụ, tăng cường phối hợp, tập trung hỗ trợ các địa phương, các địa bàn chịu ảnh hưởng lớn của bão và hỗ trợ Nhân dân; duy trì hoạt động liên tục của các cơ sở, hạ tầng thiết yếu, nhất là thông tin liên lạc, cơ sở y tế...

Hà Nội: Cả hệ thống chính trị vào cuộc phòng, chống bão - ảnh 2
Quang cảnh hội nghị

Đồng chí Trần Sỹ Thanh lưu ý các cấp, các ngành, các báo, đài, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân để chủ động phối hợp phòng, chống lụt bão; bảo đảm không xảy ra tình trạng lơ là, chủ quan, nhưng đồng thời không hoang mang, sợ hãi.

Chủ tịch UBND thành phố đề nghị các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy theo phân công phụ trách địa bàn tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát đối với cấp ủy, chính quyền địa phương trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống lụt bão bảo đảm hiệu quả cao nhất; phối hợp chặt chẽ với UBND thành phố để kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc từ cơ sở.

Và sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị

Trước đó, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đã ký Công điện số 10/CĐ-UBND ngày 4/9/2024 về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 3 gửi Giám đốc, thủ trưởng các sở, ban, ngành Thành phố; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã. Công điện nêu rõ: Để chủ động phòng ngừa, sẵn sàng ứng phó kịp thời, khẩn trương, hiệu quả với bão số 3 và các ảnh hưởng của thời tiết, thiên tai cực đoan có thể xảy ra trong thời gian tới, Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu chính quyền các cấp tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, Thành phố trong công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn; thường xuyên theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo và diễn biến thời tiết, thiên tai để thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các cấp chính quyền, nhân dân chủ động phòng tránh, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố.

Căn cứ tình hình thời tiết, thiên tai, chủ động rà soát, sẵn sàng triển khai các kế hoạch, phương án ứng phó với thiên tai theo phương châm "4 tại chỗ", phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và địa bàn phụ trách. Chú trọng tập trung đến các phương án phòng chống úng ngập nội ngoại thành; phương án chằng chống, cắt tỉa, giải tỏa cây đổ ứng phó mưa to, gió lớn; phương án chằng chống nhà cửa, công trình, biển báo, đảm bảo an toàn về người, tài sản và hoạt động sản xuất của nhân dân; phương án đảm bảo an toàn cho hệ thống cơ sở hạ tầng, công trình đê điều, thủy lợi, phóng chống thiên tai; phương án hỗ trợ đảm bảo đời sống nhân dân, phục hồi sản xuất, vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả khi có thiên taim, sự cố xảy ra.

Tăng cường công tác kiểm tra an to hệ thống cơ sở hạ tầng, công trình tiêu thoát nước, các khu dân cư để kịp thời phát hiện các nguy cơ có thể xảy ra. Sẵn sàng sơ tán, có phương án bảo đảm an toàn đối với người dân khu vực nguy hiểm (ven sông, địa bàn trũng, thấp, nơi có nguy cơ sạt lở đất, khu vực chịu tác động của lũ rừng ngang và các khu vực nguy hiểm khác). Đặc biệt lưu ý đối với các huyện thường xuyên, trực tiếp bị ảnh hưởng bởi lũ rừng ngang, lũ quét, sạt lở đất như: Ba Vì, Sóc Sơn, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức....

Trước sự chỉ đạo của Thành ủy, các cơ quan, địa phương trên địa bàn Thành phố đã vào cuộc chống bão số 3 rất tích cực. 

Theo Phó Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm Nguyễn Thường Sơn, quận đã phân công lịch trực tăng cường ứng phó với cơn bão số 3 từ ngày 6 đến 10-9 đến tất cả Ủy viên Ban Thường vụ Quận ủy, lãnh đạo HĐND, UBND quận và UBND các phường. UBND quận và Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn quận thực hiện nghiêm chế độ báo cáo Ban Thường vụ Quận ủy. UBND các phường, các đơn vị có liên quan nghiêm túc tổ chức trực ban 24/24h, thường xuyên cập nhật tình hình mưa bão, báo cáo UBND quận, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn quận để xử lý kịp thời.

Tại quận Tây Hồ, theo Phó Chủ tịch UBND quận Nguyễn Thanh Tịnh, quận Tây Hồ đã yêu cầu theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, thông tin cảnh báo kịp thời đến người dân để chủ động phòng, tránh, đồng thời sẵn sàng triển khai các kế hoạch, phương án ứng phó với thiên tai, đảm bảo an toàn về người, tài sản và hoạt động sản xuất của nhân dân. Các lực lượng chức năng đều ứng trực, chủ động bố trí sẵn sàng các phương tiện, vật tư để triển khai công tác phòng, chống bão. 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Bài 4: Công tác gia đình là ưu tiên hàng đầu

Bài 4: Công tác gia đình là ưu tiên hàng đầu

(PNTĐ) - Trong tiến trình xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi xây dựng gia đình. Với Thủ đô Hà Nội, từ quan điểm không thể có một Thủ đô Hà Nội văn hiến, văn minh, hiện đại, nếu như không dựa trên cơ sở xây dựng những gia đình ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, thời gian qua, Thành phố đã có nhiều giải pháp để chăm lo, gìn giữ những nét truyền thống tốt đẹp của gia đình Thủ đô.
Bài 3: Gia đình trước cơn lốc “hiện đại hóa”

Bài 3: Gia đình trước cơn lốc “hiện đại hóa”

(PNTĐ) - Gia đình bao đời nay luôn là nền tảng của xã hội. Tuy nhiên, dưới tác động nền kinh tế thị trường, của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, gia đình Hà Nội cũng chịu nhiều biến đổi mang tính tiêu cực.
  Bài 2: Trao truyền, tiếp nhận giá trị tiến bộ

Bài 2: Trao truyền, tiếp nhận giá trị tiến bộ

(PNTĐ) - Cùng với tiến trình phát triển, gia đình Thủ đô cũng có sự vận động. Trong đó có nhiều biến đổi mang tính tích cực, qua đó giúp cho gia đình Thủ đô trở nên tiến bộ, văn minh hơn, là môi trường để các thành viên đều có điều kiện phát triển toàn diện, bình đẳng.
Bài 1: Trưởng thành từ mái ấm gia đình

Bài 1: Trưởng thành từ mái ấm gia đình

(PNTĐ) - Sinh thời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói: "Người ta thường nói một con người có văn hóa, một gia đình có văn hóa, một dân tộc có văn hóa... Hạnh phúc của con người không phải chỉ ở chỗ nhiều tiền, lắm của, ăn ngon, mặc đẹp, mà còn ở sự phong phú về tâm hồn, được sống giữa tình thương và lòng nhân ái, lẽ phải và công bằng". Từ đó cho thấy, vai trò của gia đình quan trọng như thế nào. Để có thể xây dựng và phát triển Thủ đô văn hiến, văn minh, việc vun đắp, gìn giữ các giá trị tốt đẹp trong mỗi gia đình có vai trò rất quan trọng.
Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến được bầu làm Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam

Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến được bầu làm Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam

(PNTĐ) - Chiều ngày 6/11/2024, Hội LHPN Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ và Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Hội khóa XIII để kiện toàn nhân sự Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch và Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam nhiệm kỳ 2022-2027. Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến đã được tín nhiệm bầu giữ chức danh Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam với tỷ lệ phiếu đạt 100%.