Tác phẩm “Đồng chí” vào đề thi Ngữ văn kỳ thi lớp 10 ở Hà Nội

NHÓM PHÓNG VIÊN
Chia sẻ

(PNTĐ) -Tác phẩm "Đồng chí" của Chính Hữu được đưa vào đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10 THPT năm 2024 của Hà Nội sáng nay.

Là một trong những thí sinh ra khỏi phòng sớm nhất tại điểm thi THCS Nguyễn Công Trứ, thí sinh Trần Khánh Chi, học sinh lớp 10 trường THCS Lê Quý Đôn rất phấn khởi khi hoàn thành môn thi đầu tiên. Khánh Chi cho biết, em học tất cả các tác phẩm chứ không học tủ. Tuy nhiên vì bố mình đoán đề thi vào tác phẩm “Đồng chí” nên Chi để tâm hơn vào bài thơ này.

Tác phẩm “Đồng chí” vào đề thi Ngữ văn kỳ thi lớp 10 ở Hà Nội - ảnh 1
Tác phẩm "Đồng chí" được vào đề thi Ngữ văn lớp 10 Hà Nội

  "Tối hôm qua, bố em đoán đề thi năm nay vào bài “Đồng chí”. Dù đã quyết định không ôn bài trước khi thi để tâm lý thoải mái nhưng sau khi nghe bố đoán thì em vẫn mở sách vở ôn bài này một chút. Không ngờ hôm nay thi trúng bài đó luôn" – Chi nói.

 Vui sướng vì làm được bài, Khánh Chi tự đánh giá bản thân mình làm được 90%. Vì Ngữ văn là môn Chi lo nhất nên khi thi xong, em đã giải tỏa được 70% áp lực thi cử.

Thí sinh Nguyễn Thùy Linh Hà (THCS Đống Đa) thì chia sẻ đề thi không khó. Tuy nhiên, dù sợ môn Văn nhất trong 3 môn Toán, Ngữ văn, Anh nhưng Hà không quá căng thẳng. 

Hà chia sẻ: “Em sợ môn Văn nhất,  nhưng may mắn là lúc làm thì em không thấy sợ nữa. Các câu hỏi cũng cơ bản, không quá nâng cao. Em thấy mình làm ổn, em rất vui vì đã thi xong môn Ngữ văn".

Tương tự như Khánh Chi, Linh Hà cũng thấy tinh thần rất thoải mái sau khi hoàn thành môn thi đầu tiên, hai môn thi sau đỡ áp lực hơn rất nhiều. 

Tác phẩm “Đồng chí” vào đề thi Ngữ văn kỳ thi lớp 10 ở Hà Nội - ảnh 2
Thí sinh Ngô Quang Dũng (Trường THCS Trưng Vương, huyện Mê Linh, Hà Nội) và mẹ (ảnh: Hà Lan).

Thí sinh Ngô Quang Dũng (trường THCS Trưng Vương, huyện Mê Linh, Hà Nội) chia sẻ, đề năm nay không khó so với năm ngoái nhưng nội dung không nằm trong phần khoanh vùng mà nhiều bạn đã tập trung ôn. Tuy nhiên, dù ít hay nhiều Dũng đã cố gắng ôn, đọc qua hết các tác phẩm để tự tin, chủ động và đạt được kết quả như mong muốn.

Đánh giá về kết quả thi, Dũng ước tính mình sẽ đạt khoảng 8 điểm môn Ngữ Văn.

Thí sinh Nguyễn Anh Thư (trường THCS Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội) cho rằng, mình đã bị “lệch tủ” sau khi thi xong môn Ngữ văn.

Tác phẩm “Đồng chí” vào đề thi Ngữ văn kỳ thi lớp 10 ở Hà Nội - ảnh 3
Sĩ tử Nguyễn Anh Thư (Trường THCS Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội) được bố ôm động viên, tiếp sức sau khi thi xong môn Ngữ Văn. Ảnh: Hà Lan

“Em tập trung ôn các tác phẩm khác, bài thơ “Đồng chí” em ôn không kỹ bằng” – Anh Thư nói.

Anh Thư cho biết mình tự tin làm được khoảng 70%. “Đây không phải là điểm cao mà em mong muốn nhưng em nghĩ điều quan trọng nhất thời điểm này là bản thân phải giữ được tâm lý thoải mái, lấy sức “chiến đấu” làm tốt các môn thi tiếp theo” - Anh Thư chia sẻ.

Đánh giá về đề Ngữ văn kỳ thi vào lớp 10 ở Hà Nội năm 2024, nhiều giáo viên cho rằng, cấu trúc đề thi quen thuộc, các kiểu dạng câu hỏi không bất ngờ với thí sinh.

Thầy Trần Hải Linh, giáo viên dạy văn trường THPT Xuân Đỉnh cho biết, Đề văn vào 10 năm 2024 là một đề có sự phân hóa tương đối. Phần tiếng Việt có nhiều sự khác biệt so với các kì thi trước. Học sinh có thể vận dụng sâu kiến thức tiếng Việt trong từng ngữ cảnh và biết tầm quan trọng của ngôn ngữ và sự đa dạng phong phú của ngôn ngữ.

Tác phẩm “Đồng chí” vào đề thi Ngữ văn kỳ thi lớp 10 ở Hà Nội - ảnh 4
Các thí sinh kết thúc môn thi Ngữ Văn trong tâm lý thoải mái.

Phần nghị luận xã hội năm nay theo ý kiến cá nhân thầy Linh là rất ý nghĩa và có nhiều khía cạnh để học sinh khai thác, nhưng đồng nghĩa là đề thi khó hơn, cần sự hiểu biết đời sống của các em học sinh.

“Riêng nghị luận văn học thì có thể thấy tác phẩm “Đồng chí” là một bài thơ giàu ý nghĩa, vừa giúp các em thêm biết ơn, trân trọng sự hi sinh, cống hiến của cha ông vừa cảm nhận sâu sắc tình đồng chí đồng đội. Dù vậy, để phân tích trọn vẹn được khổ thơ này cần kiến thức chắc từ tiếng viết đến diễn đạt” - thầy Linh phân tích.

Tin cùng chuyên mục

Cử hành trọng thể Lễ truy điệu và an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cử hành trọng thể Lễ truy điệu và an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Chiều ngày 26/7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình đã tổ chức trọng thể Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, theo nghi thức Quốc tang tại Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội); Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và tại quê nhà Nhà Văn hóa, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Gần 3.000 cán bộ, hội viên phụ nữ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất Mẹ  ​

Gần 3.000 cán bộ, hội viên phụ nữ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất Mẹ ​

(PNTĐ) - 13 giờ ngày 26/7, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP Hà Nội. Lễ an táng lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.
Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Lễ truy điệu đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13 giờ 00 phút ngày 26 tháng 7 năm 2024 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Tình cảm của người dân nơi quê nhà Đông Hội gửi tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của người dân nơi quê nhà Đông Hội gửi tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Sáng sớm ngày 26/7, tại Nhà văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội, dòng người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn tiếp nối. Những gương mặt trang nghiêm, những đôi mắt hoe đỏ luôn hướng về tấm di ảnh người con ưu tú của mảnh đất Đông Hội, Đông Anh được đặt trang trọng giữa lớp hoa vàng.