Kỳ họp thứ 10, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI:

Thông qua việc thành lập, đặt tên 43 thôn, tổ dân phố mới thuộc 8 quận, huyện

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng 10/12, tại Kỳ họp thứ 10, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, HĐND Thành phố đã thông qua Nghị quyết về việc thành lập, đặt tên thôn, tổ dân phố mới và đổi tên thôn, tổ dân phố thuộc các quận, huyện, thị xã năm 2022.

Thông qua việc thành lập, đặt tên 43 thôn, tổ dân phố mới thuộc 8 quận, huyện  - ảnh 1
Quang cảnh kỳ họp

Theo đó, Nghị quyết đã thông qua việc thành lập, đặt tên với 43 thôn, tổ dân phố mới thuộc 8 quận, huyện trên địa bàn Thủ đô gồm: Quận Thanh Xuân, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Long Biên, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, huyện Thanh Trì, Mỹ Đức. Thông qua việc đổi tên 16 thôn, tổ dân phố thuộc 2 quận, thị xã Thanh Xuân, Sơn Tây.

Nghị quyết giao UBND TP, Chủ tịch UBND TP căn cứ Nghị quyết này và các quy định của pháp luật hiện hành tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.

Giao Thường trực HĐND TP, các Ban, Tổ đại biểu, đại biểu HĐND TP giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết.

Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội cùng các tổ chức chính trị xã hội được giao tham gia phối hợp tuyên truyền, phổ biến và giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết.

Thông qua việc thành lập, đặt tên 43 thôn, tổ dân phố mới thuộc 8 quận, huyện  - ảnh 2
Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Vũ Thu Hà đã trình bày Tờ trình về việc thành lập, đặt tên, đổi tên thôn, tổ dân phố thuộc các quận, huyện, thị xã TP Hà Nội năm 2022

Trước đó, Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Vũ Thu Hà đã trình bày Tờ trình về việc thành lập, đặt tên, đổi tên thôn, tổ dân phố thuộc các quận, huyện, thị xã TP Hà Nội năm 2022. Căn cứ thực tiễn tại một số địa bàn quận, huyện hình thành nhiều khu đô thị mới, tòa nhà chung cư cao tầng với quy mô số hộ gia đình lớn. Vì vậy, cần thiết phải thành lập các tổ dân phố mới để Nhân dân sinh hoạt trong tổ chức tự quản dưới sự quản lý của chính quyền địa phương.

Mặt khác, do việc tăng dân số cơ học dẫn đến quy mô số hộ gia đình ở các tổ dân phố cũng tăng theo. Vì vậy, cần thực hiện việc chia tách các thôn, tổ dân phố có quy mô số hộ gia đình lớn để thành lập thôn, tổ dân mới có quy mô, số hộ gia đình hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý của chính quyền cơ sở và hoạt động tự quản của Nhân dân tại địa phương.

Đối với các tổ dân phố có quy mô số hộ gia đình nhỏ thực hiện việc xác nhập với tổ dân phố liền kề theo quy định và nhu cầu cầu của tổ dân phố. Về phương án thực hiện, thành lập 32 tổ dân phố phố mới từ các khu vực dân cư mới hình thành. Cụ thể, quận Thanh Xuân 1 tổ dân phố; quận Hà Đông 8 tổ dân phố; quận Hai Bà Trưng 1 tổ dân phố; quận Long Biên 3 tổ dân phố; quận Hoàng Mai 8 tổ dân phố; quận Nam Từ Liêm 6 tổ dân phố; huyện Thanh Trì 6 thôn.

Thành lập 10 tổ dân phố mới trên cơ sở chia tách các thôn tổ dân phố có quy mô hộ gia đình lớn hơn: Quận Nam Từ Liêm thành lập 4 tổ dân phố mới trên cơ sở chia tách 2 tổ dân phố của phường Mỹ Đình; huyện Mỹ Đức thành lập 6 thôn mới trên cơ sở chia tách 2 thôn hiện có thuộc xã Đồng Tâm.

Thành lập 1 tổ dân phố mới trên cơ sở sáp nhập 2 tổ dân phố có quy mô hộ gia đình nhỏ gồm: Quận Hà Đông sáp nhập 2 tổ dân phố có quy mô hộ gia đình nhỏ để thành lập tổ dân phố thuộc phường Kiến Hưng.

Đổi tên 16 tổ dân phố, trong đó: thị xã Sơn Tây đổi tên 1 thôn theo nguyện vọng của Nhân dân; quận Thanh Xuân đổi tên 15 tổ dân phố thuộc phường Phương Liệt để thuận tiện cho công tác quản lý.

Qua thẩm định phương án và khảo sát thực tế tại các địa phương, UBND TP nhận thấy quy trình thực hiện việc thành lập, đặt tên, đổi tên thôn, tổ dân phố mới được các địa phương thực hiện đúng quy trình, đảm bảo theo các quy định của pháp luật.

Căn cứ Nghị quyết của HĐND TP, UBND TP ban hành quyết định thành lập, đặt tên thôn, tổ dân phố mới, đổi tên thôn, tổ dân phố, giao nhiệm vụ cho các sở ban, ngành và UBND các quận, huyện triển khai thực hiện các nhiệm vụ gồm: Ổn định tổ chức và hoạt động của các thôn, tổ dân phố, cử trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố lâm thời, xây dựng kế hoạch và chỉ đạo cái việc bầu cử trưởng thôn, tổ dân phố theo các quy định của pháp luật.

Thực hiện chế độ chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách tại thôn, tổ dân phố theo các nghị quyết của HĐND TP; Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong sinh hoạt và thực hiện các giao dịch dân sự hành chính sau khi thành lập, thực hiện chuyển đổi các loại giấy tờ cho cá nhân, tổ chức theo thẩm quyền.

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Ngày đầu tiên thực hiện chính quyền 2 cấp, người dân phấn khởi vì thủ tục nhanh gọn

Hà Nội: Ngày đầu tiên thực hiện chính quyền 2 cấp, người dân phấn khởi vì thủ tục nhanh gọn

(PNTĐ) - Sáng 1/7, Hà Nội chính thức bước vào ngày đầu tiên vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp tại 126 xã, phường mới. Theo ghi nhận của phóng viên tại một số phường trên địa bàn Hà Nội, công tác chuyển tiếp được diễn ra suôn sẻ, đúng kịch bản, không gây xáo trộn đời sống người dân.
Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố sẵn sàng phục vụ người dân ngay ngày đầu bộ máy chính quyền hai cấp

Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố sẵn sàng phục vụ người dân ngay ngày đầu bộ máy chính quyền hai cấp

(PNTĐ) - Ngày 1/7/2025, đánh dấu bước chuyển quan trọng trong tổ chức bộ máy chính quyền khi Hà Nội chính thức vận hành mô hình chính quyền đô thị hai cấp. Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội đã hoàn tất toàn diện công tác chuẩn bị, chủ động kết nối liên thông với 126 UBND xã, phường trên toàn địa bàn và 30 Chi nhánh trực thuộc, sẵn sàng phục vụ người dân, doanh nghiệp không gián đoạn trong giải quyết thủ tục hành chính.