Kỳ họp thứ 10, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI:

Thông qua Nghị quyết Quy định một số nội dung, mức chi phục vụ hoạt động của HĐND các cấp

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 8/12, tại Kỳ họp thứ 10, HĐND Thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định một số nội dung, mức chi phục vụ hoạt động của HĐND các cấp TP Hà Nội (Sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 04/2016/NQ-HĐND ngày 1/8/2016 của HĐND TP).

Thông qua Nghị quyết Quy định một số nội dung, mức chi phục vụ hoạt động của HĐND các cấp - ảnh 1
Các đại biểu HĐND Thành phố Hà Nội nghiên cứu các nội tờ trình

Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Xuân Lưu trình bày tờ trình về việc bàn hành Nghị quyết quy định một số chế độ, mức chi phục vụ hoạt động của HĐND các cấp TP Hà Nội.

Theo đó, UBND TP trình 7 nhóm chế độ, mức chi phục vụ hoạt động của HĐND các cấp TP Hà Nội gồm: (1) Chi cho công tác thẩm tra Nghị quyết của HĐND; (2) Chi cho công tác giám sát, khảo sát; (3) Chi tiếp xúc cử tri của HĐND các cấp; (4) Chi tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân của đại biểu HĐND; (5) Chi cho công tác xã hội; (6) Chi phục vụ các kỳ họp HĐND; (7) Một số chế độ chi khác.

Tổng kinh phí thực hiện chính sách dự kiến 179 tỷ đồng (tăng so với chính sách cũ hơn 14 tỷ đồng).

Theo Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP, Ban thống nhất với 7 nhóm nội dung chi theo đề xuất của UBND TP. Riêng nhóm nội dung “chi lấy ý kiến tham gia các dự án luật của Quốc hội, đề án, kế hoạch, dự thảo Nghị quyết HĐND”, đề nghị xem xét, nếu xác định đây là nội dung thực hiện trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng văn bản của cơ quan, đơn vị được giao dự thảo thì không đưa vào nội dung, mức chi phục vụ hoạt động của HĐND các cấp. 

UBND TP đề xuất các nội dung chi, mức chi cho 8 nhóm chế độ, mức chi với 125 nội dung, mức chi chi tiết gồm: 100 nội dung, mức chi chi tiết các cấp có thẩm quyền chưa quy định nay UBND đề xuất HĐND TP ban hành chế độ chi đặc thù; 18 mức chi chi tiết đã được cấp có thẩm quyền quy định UBND đề xuất HĐND TP ban hành chế độ chi hỗ trợ thêm cho các nội dung, mức chi này; 7 mức chi chi tiết UBND TP đề xuất giữ nguyên mức như cấp có thẩm quyền quy định.

Các nội dung và mức chi do UBND TP đề xuất dựa trên cơ sở kế thừa các quy định về nội dung chi cho hoạt động của HĐND các cấp tại Nghị quyết 04/2016/NQ-HĐND ngày 1/8/2016 của HĐND TP và vận dụng các mức chi mới tại Quyết định 32/QĐ-VPQH ngày 19/1/2022 của Văn phòng Quốc hội về việc điều chỉnh một số mức chi trong Nghị quyết 524/2012/UBTVQH13 ngày 20/9/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, áp dụng một số mức chi tương ứng đã được quy định tại các nghị quyết của HĐND TP (Phụ lục 02 Nghị quyết số 11/2018/NQ-HĐND ngày 5/12/2018, Phụ lục 01 Nghị quyết số 03/2017/NQ-HĐND ngày 3/7/2017).

Đồng thời, một số mức chi được đề xuất tăng để phù hợp với thực thế tăng chỉ số giá tiêu dùng và từ năm 2016 đến nay mức lương cơ sở đã tăng từ 1.210.000 đồng lên 1.490.000 đồng và từ ngày 1/7/2023 lên mức 1.800.000 đồng.

Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND thành phố cho rằng, để bảo đảm điều kiện cho đại biểu HĐND các cấp nâng cao chất lượng tham dự các kỳ họp, phiên họp HĐND, tham gia thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND; tiếp xúc, liên hệ chặt chẽ với cử tri, thu thập và phản ánh, báo cáo và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân, cử tri, phát huy tốt hơn vai trò của đại biểu, góp phần từng bước triển khai có hiệu quả Đề án số 15-ĐA/TU ngày 12-5-2022 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2026 gắn với thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và củng cố chính quyền nông thôn tại thành phố Hà Nội”, đồng thời để phù hợp với các quy định mới của Trung ương và tình hình thực tế giá cả thị trường, việc tăng các mức chi phục vụ hoạt động của HĐND và đại biểu HĐND các cấp là phù hợp.

Ban Kinh tế - Ngân sách cơ bản thống nhất với đề xuất của UBND TP về các nội dung chi và mức chi đặc thù để phục vụ hoạt động của HĐND các cấp TP. Ban đề nghị UBND TP rà soát, kỹ đảm bảo không bỏ sót các nội dung chi, mức chi đang thực hiện trước đây vẫn phù hợp với các quy định hiện hành, đồng thời rà soát, điều chỉnh một số nội dung chi để phù hợp với chức năng nhiệm vụ của HĐND các cấp. 

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Ngày đầu tiên thực hiện chính quyền 2 cấp, người dân phấn khởi vì thủ tục nhanh gọn

Hà Nội: Ngày đầu tiên thực hiện chính quyền 2 cấp, người dân phấn khởi vì thủ tục nhanh gọn

(PNTĐ) - Sáng 1/7, Hà Nội chính thức bước vào ngày đầu tiên vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp tại 126 xã, phường mới. Theo ghi nhận của phóng viên tại một số phường trên địa bàn Hà Nội, công tác chuyển tiếp được diễn ra suôn sẻ, đúng kịch bản, không gây xáo trộn đời sống người dân.
Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố sẵn sàng phục vụ người dân ngay ngày đầu bộ máy chính quyền hai cấp

Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố sẵn sàng phục vụ người dân ngay ngày đầu bộ máy chính quyền hai cấp

(PNTĐ) - Ngày 1/7/2025, đánh dấu bước chuyển quan trọng trong tổ chức bộ máy chính quyền khi Hà Nội chính thức vận hành mô hình chính quyền đô thị hai cấp. Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội đã hoàn tất toàn diện công tác chuẩn bị, chủ động kết nối liên thông với 126 UBND xã, phường trên toàn địa bàn và 30 Chi nhánh trực thuộc, sẵn sàng phục vụ người dân, doanh nghiệp không gián đoạn trong giải quyết thủ tục hành chính.
Xã Thanh Oai kiện toàn các chức danh lãnh đạo

Xã Thanh Oai kiện toàn các chức danh lãnh đạo

(PNTĐ) - Xã Thanh Oai được thành lập trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã: Thanh Mai, thị trấn Kim Bài, Kim An, Đỗ Động, Phương Trung và phần lớn diện tích tự nhiên, dân số của xã Kim Thư. Sau sáp nhập, xã Thanh Oai có tổng diện tích tự nhiên là 26,86 km², quy mô dân số hơn 54.600 người.