Thu hút nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển du lịch

MINH THƯ
Chia sẻ

(PNTĐ) - Trong những năm qua, người Việt ở nước ngoài (NVNONN) là nguồn lực quan trọng đóng góp cho sự phát triển cho ngành du lịch. Từ năm 2009 đến nay, mỗi năm có khoảng 700 nghìn đến 1 triệu lượt kiều bào về nước, tương đương với lượng du khách Nhật Bản, thị trường khách du lịch lớn thứ 3 của Việt Nam.

Hội thảo với chủ để: "Thu hút nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển du lịch" được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến do Ủy ban Nhà nước về NVNONN, Bộ ngoại giao kết hợp với Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức chiều 8/8 tại Hà Nội.

Tham dự Hội thảo có Đại sứ Ngô Hướng Nam - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNONN, ông Hà Văn Siêu - Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam cùng gần 80 đại biểu của các bộ, ngành, các sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các địa phương và 15 cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; lãnh đạo các hội, đoàn kiều bào có đông thành viên; đại diện một số công ty du lịch của kiều bào ở trong và ngoài nước.

Cần những ý tưởng và cách làm mới để phát triển du lịch trong nước

Thu hút nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển du lịch - ảnh 1
Đại sứ Ngô Hướng Nam phát biểu khai mạc hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Ngô Hướng Nam cho biết Hội thảo là một sự kiện quan trọng và rất đúng thời điểm, được tổ chức vào giai đoạn Việt Nam đang dần mở cửa trở lại đối với các hoạt động du lịch quốc tế. Đây cũng là sự kiện đầu tiên được tổ chức để thúc đẩy thu hút nguồn lực NVNONN nhằm phát triển du lịch trong nước.

Đại sứ Ngô Hướng Nam cho rằng, du lịch là ngành kinh tế có vai trò, vị trí quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội đất nước, được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư để trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn. Du lịch góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mang lại nguồn thu ngân sách, thu hút vốn đầu tư, có tác động lan tỏa mạnh đối với các ngành kinh tế liên quan.

Du lịch cũng giúp phát huy và bảo tồn các di sản văn hóa, các di sản thiên nhiên và quảng bá hiệu quả hình ảnh đất nước và thành tựu phát triển kinh tế - xã hội với bạn bè quốc tế. Để góp phần phục hồi ngành du lịch, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, bên cạnh những giải pháp được đề ra thời gian qua, tôi cho rằng chúng ta cần có những ý tưởng và cách làm mới.

Hiện nay có hơn 5,3 triệu NVNONN, đây là một thị trường giàu tiềm năng mà thời gian qua hầu như còn chưa được quan tâm khai thác hiệu quả. Cộng đồng NVNONN luôn hướng về quê hương, mong muốn được quay trở về thăm thân, du lịch, tìm hiểu về văn hóa, truyền thống dân tộc và được tạo điều kiện để góp sức xây dựng và bảo vệ đất nước.

Trong những năm qua, NVNONN là nguồn lực quan trọng đóng góp cho sự phát triển cho ngành du lịch. Từ năm 2009 đến nay, mỗi năm có khoảng 700 nghìn đến 1 triệu lượt kiều bào về nước, tương đương với lượng du khách Nhật Bản, thị trường khách du lịch lớn thứ 3 của Việt Nam.

Thế hệ kiều bào lớn tuổi hầu hết đã ổn định cuộc sống, có tài sản tích lũy, có thời gian, nhu cầu đi du lịch, nghỉ dưỡng ngày càng tăng. Bên cạnh đó, thế hệ trẻ được sinh ra, lớn lên, được đào tạo trong môi trường văn hóa, giáo dục của nước ngoài, là thế hệ kế cận, sẽ chiếm vai trò chủ đạo trong các hoạt động kinh tế, xã hội của cộng đồng; xu hướng về Việt Nam làm ăn, thăm thân, du lịch, tìm hiểu cội nguồn… sẽ ngày càng gia tăng.

Theo Đại sứ Ngô Hướng Nam, sự thành công của chương trình “Trại Hè Việt Nam” trong gần 20 năm qua đã trở thành thương hiệu đối với NVNONN. Chính vì vậy, để tiếp nối thành công ấy, thời điểm hiện tại chính là giai đoạn chín muồi để xây dựng những chương trình “du lịch về nguồn” thu hút kiều bào về thăm đất nước.

Đây là sự kiện nhằm quảng bá, thu hút khách du lịch kiều bào trở về thăm cội nguồn, đồng thời tăng cường sự hiểu biết về thiên nhiên, văn hóa, bản sắc dân tộc Việt Nam cho các thế hệ kiều bào. Bên cạnh đó, chương trình còn góp phần gắn kết, thúc đẩy tiềm năng hợp tác, đầu tư giữa kiều bào với các địa phương.

Thu hút nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển du lịch - ảnh 2
Lễ ký kết Quy chế phối hợp giữa cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch) và Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao).

Một số giải pháp cụ thể nhằm thu hút du lịch kiều bào

Hội thảo đã tập trung trao đổi, thảo luận một số nội dung về những mặt đã làm được, những tồn tại, nguyên nhân và đề xuất những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để thu hút hơn nữa NVNONN nói chung, thế hệ trẻ kiều bào nói riêng về nước du lịch, tìm hiểu về văn hóa, đất nước, con người Việt Nam, qua đó đóng góp vào tăng trưởng khách du lịch, góp phần tăng thu ngoại tệ cho quốc gia.

Đây cũng là dịp để thông tin sâu rộng chiến lược và các chính sách phát triển du lịch Việt Nam ở nước ngoài; nâng cao vai trò của Cơ quan đại diện trong việc quảng bá văn hóa và thúc đẩy du lịch, đầu tư giữa Việt Nam với các nước trên thế giới.

Ông Nguyễn Quý Phương, Trưởng phòng Xúc tiến Du lịch, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam cho biết từ khi Việt Nam chính thức khôi phục lại hoạt động du lịch (15/03/2023), 6 tháng đầu năm đã có hơn 6,6 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam. Cục Du lịch cùng với các địa phương đang xúc tiến nhiều hoạt động nhằm thu hút khách du lịch, trong đó có bà con kiều bào. Nhiều chính sách nhằm quảng bá du lịch Việt Nam tới bạn bè quốc tế thông qua hoạt động du lịch của kiều bào đã được triển khai như việc mời gọi hợp tác đầu tư về Việt Nam với các dự án về du lịch, thông qua bà con kiều bào quảng bá du lịch VN tới bạn bè quốc tế…

Ông Hoàng Đình Thắng, Chủ tịch Liên hiệp Hội người Việt Nam tại châu Âu, cho rằng hiện tại số lượng người Việt tại châu Âu đã lên hơn 1 triệu người, nhu cầu về du lịch thăm quê hương rất cao, nhưng hiện tại các hãng hàng không Việt Nam chưa có nhiều đường bay thẳng từ các nước châu Âu về Việt Nam và tần suất các chuyến bay còn nhiều hạn chế, nên bà con mong muốn Nhà nước ký kết với các quốc gia ở châu Âu để có thêm nhiều chuyến bay thẳng từ Việt Nam đến các nước này.

Đây là một trong những yếu tố tạo điều kiện để thúc đẩy bà con trở về quê hương nhiều hơn và góp phần cho ngành du lịch nước nước nhà, ông Thắng kiến nghị.

Từ đầu cầu Mỹ, bà Erin Phương, Chủ tịch Hội Châu Á, kiều bào tại Mỹ, trình bày tham luận “Phát huy vai trò của kiều bào đối với khách du lịch vào Việt Nam – Nhu cầu của kiều bào Mỹ đối với du lịch nguồn cội: Khó khăn và giải pháp”.

Bà cho rằng:“Sự gắn bó với một nơi chốn, một vị trí địa lý, cảm giác hoài niệm hay sự kết nối tình cảm của một người với một ngôi trường có nhiều ý nghĩa với họ. Chỉ đơn thuần có mặt ở Việt Nam là đã gợi ra cảm xúc khác biệt, tôi có thể ăn một tô phở ở Washington D.C nhưng sẽ rất khác biệt và rất thật khi tôi ăn phở tại Việt Nam”.

Bà Hồng Shuranis, kiều bào tại Israel, chia sẻ kinh nghiệm về “Vai trò của kiều bào đối với phát triển du lịch cũng như kinh nghiệm thu hút du lịch kiều bào của Israel”. Bà cho biết, Israel rất quan tâm đến các kiều bào trẻ, có những chính sách tạo điều kiện đón các kiều bào trẻ về đất nước tham quan tìm hiểu về nguồn gốc dân tộc qua những di tích lịch sử, đồng thời thông qua đó họ có thể tìm kiếm những tài năng trẻ về đóng góp cho đất nước.

Bà cho rằng mô hình du lịch cội nguồn và thu hút tài năng trẻ của Israel rất hiệu quả mà chúng ta có thể học tập. Theo bà, hoạt động Trại hè VN do Ủy ban Nhà nước về NVNONN tổ chức trong những năm qua tạo ấn tượng rất tốt đối với các kiều bào trẻ, thông qua hoạt động ý nghĩa này, Ban tổ chức cũng nên có thêm những hoạt động để thu hút những kiều bào trẻ có trình độ trở về đóng góp cho quê hương hoặc sẽ có hoạt động tích cực trong tương lai cho quê hương.

Tại Hội thảo, bà Phạm Thị Hiền, đại diện công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam Vietravel thông tin về thực tiễn “Xây dựng và tổ chức các chương trình du lịch về nguồn nhằm thu hút kiều bào về nước thăm thân, du lịch, đầu tư cũng như những đề xuất và kiến nghị”; đồng thời cũng giới thiệu một số sản phẩm du lịch dành riêng cho bà con kiều bào trong thời gian tới.

Ngoài ra, tại Hội thảo, một số Sở Văn hóa Du lịch địa phương cũng báo cáo tham luận giới thiệu tiềm năng du lịch và chính sách ưu đãi dành cho bà con kiều bào.

Kết luận Hội thảo, ông Hà Văn Siêu cho rằng Hội thảo là sự khởi đầu cho những kì vọng, ý tưởng phát triển “chương trình trại hè du lịch” cho đối tượng học sinh, sinh viên kiều bào lên chương trình “Năm du lịch kiều bào” với quy mô cấp tỉnh, cấp quốc gia với đối tượng khách tham gia vào chương trình du lịch rộng lớn hơn và mục tiêu đa dạng hơn. 

Qua các phần trao đổi, thảo luận hết sức tâm huyết của các đại biểu, theo ông Hà Văn Siêu, nhu cầu và tiềm năng để phát triển thị trường du lịch kiều bào là rất lớn; vai trò của kiều bào trong tham gia phát triển du lịch rất đa dạng, có thể đóng góp vào nhiều lĩnh vực cho đất nước qua các hoạt động du lịch thăm thân, du lịch kết hợp tìm hiểu cơ hội đầu tư, du lịch và tìm hiểu nguồn cội…

Ông ghi nhận các đóng góp ý kiến, chia sẻ của đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, địa phương, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, doanh nghiệp và kiều bào Việt Nam tại nước ngoài cho phát triển du lịch nước nhà. 

Những ý kiến, trao đổi thẳng thắn và đề xuất tại phần thảo luận của Hội thảo thể hiện sự quan tâm và mong mỏi của cộng đồng doanh nghiệp trong việc khai phá, thúc đẩy phát triển du lịch Việt Nam, cho thấy chúng ta cũng đã và đang nỗ lực để đạt được những thành tựu trong thúc đẩy phát triển du lịch Việt Nam, đóng góp vào GDP quốc gia.

Thu hút nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển du lịch - ảnh 3
Đại biểu dự Hội thảo

Các doanh nghiệp du lịch đã có ý tưởng sáng tạo thúc đẩy thu hút đối tượng khách du lịch kiều bào về nước du lịch với sáng kiến đưa ra chương trình “My Vietnam”. Để hiện thực hóa ý tưởng này, ông đề nghị các doanh nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch chi tiết, chung tay, hợp tác chặt chẽ hơn nữa thực hiện chương trình “My Vietnam” như đã trình bày. Ông cũng cho rằng việc thực hiện chương trình “My Vietnam” nên lồng ghép với các ngày lễ lớn của dân tộc, các sự kiện mang tầm quốc gia hoặc tầm quốc tế,…

Ông Hà Văn Siêu cũng đề nghị các cơ quan địa phương, các cơ quan đại diện người Việt Nam ở nước ngoài sẽ phối hợp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, hãng hàng không,… thực hiện chương trình. Đồng thời, kêu gọi sự vào cuộc của các cơ quan truyền thông- sẽ tiếp tục truyền thông về chương trình du lịch kiều bào, các sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng riêng cho đối tượng khách kiều bào nhằm lan tỏa giá trị chương trình và kêu gọi sự tham gia đông đảo của các bên.

Ông cũng chia sẻ, mặc dù còn có những khó khăn nhất định trong phát triển phân đoạn thị trường mới này, nhưng với nỗ lực chung và cam kết từ góc độ cơ quan du lịch quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước về công tác NVNONN, với sự vào cuộc của các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài, các ngành liên quan, các địa phương, hãng hàng không, các hội đoàn kiều bào tại nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp du lịch – chủ thể gắn kết và truyền tải các ý tưởng của các cơ quan thành hiện thực,  “Năm du lịch kiều bào” và các chương trình du lịch dành riêng cho kiều bào sẽ nhận được sự quan tâm cao trong thời gian tới. 

Ông đề nghị các doanh nghiệp ngay sau Hội thảo này sẽ bắt tay vào triển khai một số công việc cụ thể để đưa sản phẩm du lịch hết sức ý nghĩa này tới kiều bào, góp phần gia tăng gắn kết kiều bào với đất nước cũng như mở ra phân đoạn thị trường mới để khai thác.

Nhân dịp này, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam và Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đã ký kết "Quy chế phối hợp giữa về tăng cường xúc tiến, thúc đẩy du lịch kiều bào về thăm quê hương".

Tin cùng chuyên mục

Gần 3.000 cán bộ, hội viên phụ nữ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất Mẹ  ​

Gần 3.000 cán bộ, hội viên phụ nữ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất Mẹ ​

(PNTĐ) - 13 giờ ngày 26/7, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP Hà Nội. Lễ an táng lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.
Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Lễ truy điệu đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13 giờ 00 phút ngày 26 tháng 7 năm 2024 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Tình cảm của người dân nơi quê nhà Đông Hội gửi tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của người dân nơi quê nhà Đông Hội gửi tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Sáng sớm ngày 26/7, tại Nhà văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội, dòng người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn tiếp nối. Những gương mặt trang nghiêm, những đôi mắt hoe đỏ luôn hướng về tấm di ảnh người con ưu tú của mảnh đất Đông Hội, Đông Anh được đặt trang trọng giữa lớp hoa vàng.
Hàng nghìn người tiếp nối nhau thắp nén tâm nhang tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong ngày Quốc tang thứ 2

Hàng nghìn người tiếp nối nhau thắp nén tâm nhang tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong ngày Quốc tang thứ 2

(PNTĐ) - Sáng ngày 26/7, rất đông người dân đến sớm xếp hàng nghiêm trang theo hướng dẫn để chờ đến lượt viếng. Đầu giờ sáng, Hội trường Thống Nhất, TPHCM, quê nhà Đông Anh của Tổng Bí thư, nhà tang lễ Quốc gia đã chật kín người tới tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.