“Báu vật Hoàng cung Thăng Long” lần đầu ra mắt công chúng

MINH THƯ
Chia sẻ

(PNTĐ) - Tối ngày 8/9/2022, sau khi kết thúc Hội thảo khoa học quốc tế ngày thứ nhất với chủ đề: “Đánh giá kết quả 20 năm nghiên cứu di sản Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội”, các đại biểu, các chuyên gia, nhà khoa học đã có mặt tại Nhà N19 - Khu di sản Hoàng thành Thăng Long tham dự khai mạc trưng bày “Báu vật Hoàng cung Thăng Long” và các hoạt động kỷ niệm 50 năm thực hiện công ước bảo vệ Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (1972- 2022).

Ông Chử Xuân Dũng - Phó chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội phát biểu, tuyên bố khai mạc Trưng bày “Báu vật Hoàng cung Thăng Long” và các hoạt động kỷ niệm 50 năm công ước di sản thế giới.

“Báu vật Hoàng cung Thăng Long” lần đầu ra mắt công chúng - ảnh 1

Ông cho biết những phát hiện khảo cổ học đột phá tại 18 Hoàng Diệu năm 2002, đã làm xuất lộ một quần thể di tích vô cùng quý giá, minh chứng cho sự hiện hữu và trường tồn của Thăng Long -  Hà Nội qua hàng ngàn năm lịch sử. Một quần thể di tích đồ sộ xuất lộ cùng hàng triệu di vật được tìm thấy, là những báu vật nghìn năm của Thăng Long - Hà Nội và trở thành tài sản vô giá của nhân loại.

Cùng với Hội thảo khoa học quốc tế vừa được long trọng khai mạc trong ngày hôm nay, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Viện Nghiên cứu Kinh thành tổ chức trưng bày “ Báu vật Hoàng cung Thăng Long”- hoạt động thiết thực hưởng ứng kỷ niệm 50 năm thực hiện Công ước bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới của UNESCO (công ước 1972) để giới thiệu tới công chúng các hiện vật đặc sắc, chủ yếu là các đồ dùng, vật dụng trong đời sống hoàng cung, trong đó có nhiều đồ gốm cao cấp dành cho nhà vua và hoàng hậu, đây là nhóm hiện vật tiêu biểu, đại diện sáng giá cho các vương triều từ Lý, Trần, Lê sơ, Mạc đến Lê Trung hưng.

“Báu vật Hoàng cung Thăng Long” lần đầu ra mắt công chúng - ảnh 2
Đại biểu cắt băng khai mạc Trưng bày báu vật hoàng cung các hoạt động kỷ niệm 50 năm thực hiện công ước bảo vệ Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (1972- 2022)

Bên cạnh đó, nhiều hoạt động trải nghiệm, trưng bày, diễn giải di sản văn hóa vật thể và phi vật thể như Chương trình Vui tết Trung Thu, Phỏng dựng hình ảnh kiến trúc cung điện thời Lê tại Hoàng thành Thăng Long, Không gian checkin-studio ảo tại Cổng Đông thời Nguyễn…. cũng là những hoạt động thể hiện sự tìm tòi sáng tạo, hướng đến du khách được công chúng đánh giá cao.

Sau khi cắt băng khai mạc trưng bày báu vật hoàng cung các hoạt động kỷ niệm 50 năm thực hiện công ước bảo vệ Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (1972- 2022), các vị đại biểu đã tham quan khu trưng bày báu vật hoàng cung.

Một số hình ảnh tại sự kiện:

“Báu vật Hoàng cung Thăng Long” lần đầu ra mắt công chúng - ảnh 3
“Báu vật Hoàng cung Thăng Long” lần đầu ra mắt công chúng - ảnh 4
“Báu vật Hoàng cung Thăng Long” lần đầu ra mắt công chúng - ảnh 5

Tin cùng chuyên mục

Khi tình yêu nảy nở giữa người và... AI

Khi tình yêu nảy nở giữa người và... AI

(PNTĐ) - Tình yêu giữa người và trí tuệ nhân tạo tưởng chừng là một khái niệm viễn tưởng xa vời, nhưng trở thành "có thật" trong Tiểu thuyết Người tình của Elara. Ở đó, mối tình chạm đến nỗi cô đơn sâu kín nhất của con người hiện đại, thì thầm với độc giả một điều: “Hãy yêu lại chính mình, từ đoạn đời đã từng tổn thương”.
Hà Nội công bố danh mục di sản, di tích cần bảo vệ

Hà Nội công bố danh mục di sản, di tích cần bảo vệ

(PNTĐ) - Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết số 24/NQ-HĐND tại kỳ họp thứ 22 (khóa XVI), ngày 29/4/2025, ban hành danh mục các khu vực, di tích, di sản và công trình kiến trúc cần được tập trung nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa. Đây là bước triển khai cụ thể Luật Thủ đô và các quy định liên quan trong công tác bảo tồn di sản văn hóa trên địa bàn Thành phố.
Liên kết vùng - Động lực phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Liên kết vùng - Động lực phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

(PNTĐ) - Công nghiệp văn hóa (CNVH) đang dần trở thành một trong những trụ cột của nền kinh tế hiện đại, góp phần tạo dựng sức mạnh mềm và hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế. Trong bối cảnh đó, việc thúc đẩy liên kết vùng nhằm tạo ra các sản phẩm CNVH có giá trị gia tăng cao không chỉ là nhu cầu phát triển của Thủ đô Hà Nội mà còn là xu thế tất yếu đối với cả vùng đồng bằng sông Hồng.