“Cảm xúc tháng 10“: Nghĩa cử đặc biệt tri ân Thủ đô 70 năm ngày Giải phóng

THU MÂY
Chia sẻ

(PNTĐ) - "Cảm xúc tháng 10 được tổ chức như một lời tri ân đến Thủ đô thân thương đã chứng kiến từng ngày phát triển của Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam cũng tự hào trong quá trình ấy, đã là cái nôi nuôi dưỡng nhiều tài năng nghệ thuật cho Thủ đô nói riêng, đất nước nói chung, đóng góp vào quá trình xây dựng và phát triển của Thủ đô, của đất nước”

Sự ra đời của cái nôi âm nhạc trong lòng Thủ đô

Đó là chia sẻ xúc động của TS.NSND Đỗ Quốc Hưng - Phó Giám đốc phụ trách, người lãnh đạo cao nhất của Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam hiện nay.

“70 năm trước trong ngày tháng Mười lịch sử, Hà Nội được giải phóng. 2 năm sau, Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam được thành lập với tên gọi ban đầu là Nhạc viện Hà Nội. Lịch sử Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam cũng đồng hành cùng những thời khắc thăng trầm của Hà Nội, vì vậy, Cảm xúc tháng 10 được tổ chức như một lời tri ân đến Thủ đô thân thương đã chứng kiến từng ngày phát triển của Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam cũng tự hào trong quá trình ấy, đã là cái nôi nuôi dưỡng nhiều tài năng nghệ thuật cho Thủ đô nói riêng, đất nước nói chung, đóng góp vào quá trình xây dựng và phát triển của Thủ đô, của đất nước” - TS.NSND Đỗ Quốc Hưng nói.

Đêm nhạc Cảm xúc tháng 10 do Khoa Thanh nhạc, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam tổ chức chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, hướng tới kỷ niệm 70 năm thành lập Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam sẽ diễn ra lúc 20h ngày 4/10 tại phòng hòa nhạc Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam số 77 Hào Nam, Hà Nội. Đông đảo nghệ sĩ hàng đầu cùng tham gia đêm nhạc này.

“Cảm xúc tháng 10“: Nghĩa cử đặc biệt tri ân Thủ đô 70 năm ngày Giải phóng  - ảnh 1
Các giảng viên- nghệ sĩ Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam tại buổi giới thiệu chương trình. 

Chương trình nghệ thuật đặc biệt Cảm xúc tháng 10 là chương trình quan trọng, được đầu tư lớn của Khoa Thanh nhạc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam trong năm 2024. Chương trình cũng là sự tiếp nối truyền thống của Khoa, thực hiện những đêm nhạc lớn phục vụ khán giả yêu nghệ thuật, với mục tiêu đưa khán giả tiếp cận với môi trường âm nhạc đỉnh cao của Học viện âm nhạc Quốc gia, đồng thời cũng giúp Học viện âm nhạc Quốc gia tiếp cận với thị trường nghệ thuật, từ đây tạo sự dung hòa giữa âm nhạc hàn lâm và thị hiếu khán giả.

Năm 2023, chương trình nghệ thuật Mùa thu vàng đã gây được tiếng vang và ghi dấu ấn trong lòng khán giả, là bước đệm để Khoa Thanh nhạc đầu tư lớn mạnh hơn cho Cảm xúc tháng 10.

Chương trình được xây dựng kỹ lưỡng về kịch bản, các tác phẩm thể hiện trong chương trình được lựa chọn kỹ càng để khán giả được đến với các bậc cảm xúc khác nhau, qua nhiều thể loại âm nhạc. Sẽ có những tác phẩm kinh điển về Hà Nội kết hợp những tác phẩm đi sâu vào nội tâm, và cả những tác phẩm mang hơi thở mới, hiện đại được biểu diễn trong chương trình.

Tấm lòng của các nghệ sĩ gạo cội dành cho Hà Nội

Cảm xúc tháng 10 sẽ có sự tham gia của các ngôi sao, các giảng viên cùng những khách mời là những cựu sinh viên của các khóa trước đây. Đây đều là những giọng hát hàng đầu, hứa hẹn sẽ đem đến một trong những đêm nhạc chất lượng nhất trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

“Cảm xúc tháng 10“: Nghĩa cử đặc biệt tri ân Thủ đô 70 năm ngày Giải phóng  - ảnh 2
Từ trái qua: TS.NSƯT Tân Nhàn, Trưởng khoa Thanh nhạc,TS.NSND Quốc Hưng, Phó GĐ phụ trách Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam và TS.NSƯT Phương Nga- Phó Trưởng khoa Thanh nhạc.

NSND Quốc Hưng, Chỉ đạo nghệ thuật chương trình cho hay, kho tàng âm nhạc đồ sộ với rất nhiều ca khúc hay về Hà Nội ở các dòng nhạc thính phòng, dân gian, nhạc nhẹ… Hà Nội ngàn năm văn hiến đẹp trong lịch sử và thời điểm nào cũng đẹp trong mắt các nghệ sĩ khiến họ sáng tác những khúc tráng ca hoặc những tác phẩm tuyệt đẹp, lãng mạn để các chương trình thỏa sức khai thác, biểu diễn phục vụ khán giả.

Cảm xúc tháng 10 sẽ khắc họa những gì đẹp nhất về đất và người Hà Nội suốt 70 năm qua, kể từ ngày Giải phóng, từ đây hướng tới tương lai rạng rỡ, đẹp giàu.

Chương trình Cảm xúc tháng 10 được chia thành 4 chương, với các chủ đề và không gian âm nhạc khác nhau. Chương đầu tiên “Thăng Long- Hà Nội” là những tác phẩm thính phòng cổ điển, những bản hùng ca đi cùng năm tháng về Hà Nội như Người Hà Nội (NS Nguyễn Đình Thi), Bài ca Hà Nội (NS Vũ Thanh), Hà Nội niềm tin và hy vọng (NS Phan Nhân)…

Đó là những ca khúc được viết bởi những nhạc sĩ nổi tiếng đã từng trải qua thời kỳ chiến tranh, tái hiện Hà Nội hùng tráng, kiên cường.

“Cảm xúc tháng 10“: Nghĩa cử đặc biệt tri ân Thủ đô 70 năm ngày Giải phóng  - ảnh 3
Buổi gặp gỡ báo chí giới thiệu chương trình nhận được sự quan tâm của đông đảo nghệ sĩ và báo giới.

Chương 2 “Hà Nội ngày tháng cũ”, chương 3 “Hà Nội những mùa nhớ”, và chương 4 “Khúc hát người Hà Nội” sẽ đưa khán giả đến với một Hà Nội với những vẻ đẹp về mùa, về vẻ đẹp Hà Nội, vẻ đẹp của con người Hà Nội. Chương trình quy tụ hầu hết các tác phẩm nổi tiếng viết về Hà Nội làm nổi bật lên một hình ảnh Hà Nội hào hùng, lãng mạn, quyến rũ dù là trong ký ức hay hiện tại như: Theo đó, đến với chương trình Cảm xúc tháng 10, khán giả sẽ được thưởng thức những bài nhạc nhẹ kinh điển về Hà Nội như: Hà Nội đêm trở gió (NS Trọng Đài), Nhớ về Hà Nội (NS Hoàng Hiệp), Lãng đãng chiều đông Hà Nội (NS Phú Quang), Hà Nội 12 mùa hoa (NS Giáng Son), Hà Nội mùa lá rụng (Hoàng Nhật Minh), Xẩm Hà Nội (Nguyễn Quang Long), Hà Nội ngày tháng cũ (Song Ngọc)…

Đặc biệt, chương 4 sẽ là mảng âm nhạc Hà Nội mới, trẻ trung hơn nhằm tiếp cận khán giả trẻ, gần gũi với cách thưởng thức của giới trẻ hiện giờ.

Theo TS. NSƯT Tân Nhàn, Trưởng khoa thanh nhạc, chương trình được dàn dựng theo hơi thở thời đại, mang tính đại chúng nhưng vẫn giữ được tính lịch sử, hàn lâm, đó cũng là nhu cầu phát triển tất yếu của đất nước, của ngành thanh nhạc trong giai đoạn phát triển mới.

Cùng với đó, chương trình sẽ có những sự thử nghiệm, đổi mới sáng tạo thú vị đáng mong chờ. Chẳng hạn giọng hát thính phòng Phúc Tiệp sẽ hát nhạc Đoàn Chuẩn, lời Từ Linh - bài hát Gửi người em gái miền Nam; giọng hát thính phòng Hương Ly sẽ hát bài Xẩm Hà Nội đậm đặc yếu tố dân gian; giọng teno Mạnh Hoạch chuyên hát những bài kinh điển thế giới sẽ thể hiện Hà Nội mùa lá rụng (NS Hoàng Nhật Minh) nhẹ nhàng, lãng mạn với nhiều đoạn khó…

Điều đó nhằm chứng minh sự tiếp nối các thế hệ nghệ sĩ của Khoa Thanh nhạc Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam những năm gần đây đã có những thể nghiệm mới,  không chỉ hát opera mà hát nhiều thể loại âm nhạc đại chúng, đó là một thế hệ nghệ sĩ tài năng, đa năng.

“Cảm xúc tháng 10“: Nghĩa cử đặc biệt tri ân Thủ đô 70 năm ngày Giải phóng  - ảnh 4
Các nghệ sĩ trong ekip thực hiện chương trình.

Cũng theo TS.NSƯT Tân Nhàn - Trưởng Khoa Thanh nhạc, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Tổng đạo diễn chương trình Cảm xúc tháng 10, chia sẻ: “Khoa Thanh nhạc, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam có tiềm lực và nhân lực dồi dào, nhân sự đều là những người trẻ, năng động, không ngại khó khăn để thực hiện chương trình lớn. Vì thế, khán giả sẽ được thưởng thức bữa tiệc âm nhạc hoành tráng, chất lượng, đáng mong đợi hàng năm sau Mùa thu vàng 2023”.

“Cảm xúc tháng 10“: Nghĩa cử đặc biệt tri ân Thủ đô 70 năm ngày Giải phóng  - ảnh 5
Chương trình quy tụ đông đảo nghệ sĩ hàng đầu Việt Nam tham gia.

Th.s, ca sĩ Bích Hồng, Phó trưởng khoa Thanh nhạc trong vai trò Chỉ đạo sản xuất cho biết thêm, đây là chương trình đặc biệt quan trọng đối với Khoa Thanh nhạc nên các giảng viên đều dành sự tập trung rất lớn cho Cảm xúc tháng 10. Mỗi giảng viên đều đưa cho mình một số thử thách phải hát những tác phẩm mới hơn so với họ rất nhiều và tất cả đều muốn giành sự tâm huyết cũng như sự tập trung để cho các tiết mục thể hiện trong chương trình được tốt nhất và chất lượng cao nhất.

“Cảm xúc tháng 10“: Nghĩa cử đặc biệt tri ân Thủ đô 70 năm ngày Giải phóng  - ảnh 6
TS.NSƯT Tân Nhàn và TS.NSƯT Phương Nga.

Đạo diễn sân khấu Cảm xúc tháng 10 là Phạm Hoàng Giang, anh được biết đến là một đạo diễn có nhiều chương trình về Hà Nội thành công, giàu cảm xúc. Vừa qua, Phạm Hoàng Giang gây ấn tượng khi thực hiện chương trình nghệ thuật khai mạc “Ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh” và “Ngày Hà Nội tại Điện Biên”.

Công ty “Vàng son một thuở” đảm nhiệm khâu sản xuất chương trình. Việc bắt tay với các đơn vị biểu diễn nổi tiếng cũng là cách để tạo nên sự giao thoa, học hỏi của Khoa thanh nhạc, Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam nhằm có những bài học sống động hơn trong tổ chức biểu diễn trong công tác đào tạo.

Chương trình do TS.NSND Quốc Hưng chỉ đạo nghệ thuật, TS.NSƯT Tân Nhàn là Tổng đạo diễn, Nhạc sĩ Sơn Thạch là Giám đốc Âm nhạc, Đạo diễn sân khấu Phạm Hoàng Giang, Ca sĩ Bích Hồng đảm nhận vai trò Chỉ đạo sản xuất. Tham gia biểu diễn là đông đảo các ngôi sao, nghệ sĩ thuộc các thế hệ của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. “Vũ đoàn Mây ( VCAT) đảm nhiệm phần biên đạo và múa, các NTK Cao Minh Tiến, Hà Duy, Thạch Linh hỗ trợ về mặt trang phục biểu diễn.

Tin cùng chuyên mục

“Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội không chỉ là sự kiện văn hóa đặc sắc…”

“Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội không chỉ là sự kiện văn hóa đặc sắc…”

(PNTĐ) - Phát biểu tại lễ Khai mạc, Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL), Trưởng Ban Chỉ đạo Liên hoan Phim (LHP) Quốc tế Hà Nội lần thứ VII Tạ Quang Đông nhấn mạnh: “Có thể thấy, LHP quốc tế Hà Nội không chỉ là sự kiện văn hóa đặc sắc mà còn góp phần thúc đẩy phát triển bền vững ngành công nghiệp điện ảnh Việt Nam, giúp điện ảnh Việt khẳng định vị thế trên bản đồ thế giới và ghi dấu ấn trong hội nhập quốc tế".
Sự hoà quyện giữa truyền thống - văn hiến trong không gian sáng tạo đương đại tại Bảo tàng Hà Nội

Sự hoà quyện giữa truyền thống - văn hiến trong không gian sáng tạo đương đại tại Bảo tàng Hà Nội

(PNTĐ) - Nhân Lễ hội thiết kế sáng tạo 2024, tại Bảo tàng Hà Nội đã diễn ra chương trình Tọa đàm “Truyền thống - Văn hiến - Mạch dẫn không gian sáng tạo đương đại”. Tọa đàm có sự hiện diện của các chuyên gia, các nhà văn hóa, các nhà quản lý; chia sẻ về những nét độc đáo của văn hóa Hà Nội được thể hiện trong mạng lưới các không gian sáng tạo tại Bảo tàng Hà Nội.
Khai mạc Giải Bóng bàn tranh Cúp Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI năm 2024

Khai mạc Giải Bóng bàn tranh Cúp Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI năm 2024

(PNTĐ) - Sáng 7/11, Giải Bóng bàn tranh Cúp Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI năm 2024 chính thức khai mạc và bước vào tranh tài tại Nhà thi đấu Trịnh Hoài Đức. Giải đấu do Báo Hànộimới, Liên đoàn Bóng bàn Hà Nội phối hợp tổ chức. Giải diễn ra từ ngày 7 - 10/11 với sự tham gia của 68 đơn vị, gần 400 tay vợt chuyên nghiệp và nghiệp dư tranh tài ở 12 nội dung thi đấu.
Hà Nội tiêu biểu cho cả nước trong phát triển văn hóa

Hà Nội tiêu biểu cho cả nước trong phát triển văn hóa

(PNTĐ) -Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức, song quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, Thủ đô đã ra sức phấn đấu, tạo sự chuyển biến tích cực với những kết quả nổi bật.
Sáng mai, khai mạc triển lãm “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh”

Sáng mai, khai mạc triển lãm “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh”

(PNTĐ) - Triển lãm “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” sẽ chính thức khai mạc vào sáng 7/11, tại Hà Nội. Triển lãm nhằm hưởng ứng Liên hoan Phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII năm 2024 với khẩu hiệu “Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh”.