Chú chó tên là Xấu

Chia sẻ

PNTĐ-Câu chuyện buộc người ta soi mình vào trong đó, để thấy cả phần con và phần người, để ta đừng vì nỗi đau của riêng mà làm đau cả người khác...

 
Đọc “Chú mèo dạy hải âu bay” mới biết thật khó để yêu một kẻ khác loài, nhưng đến với cuốn “Tôi từng có một chú chó, tên là Xấu” - NXB Alpha Books, tôi mới thấm rằng yêu một loài khác lại còn xấu xí, dị lập khó hơn gấp vạn lần.
 
Chú chó tên là Xấu - ảnh 1
 
Truyện lấy bối cảnh về một ngôi làng nhỏ nghèo nhưng… giữ truyền thống nuôi chó dù việc đó chẳng khác nào tự gieo vào lòng mình mầm mống đau thương dễ ngờ như người ta vẫn nói: “Mỗi chú chó đều được định trước sẽ trở thành nỗi đau thương trong lòng chủ nó”. Bởi tuổi đời của loài chó thường ngắn hơn nhiều so với con người, nó đến với mình mà cũng là chuẩn bị ra đi, giăng mắc trong ta những nỗi buồn không tên.
 
Thì đó, khi những con Đoá, con Đôi ra đi, gia đình nhân vật “tôi” trầm mặc đến lạ thường, ảm đạm, lặng thinh. Nhưng rồi cũng chỉ là những con vật, không có con này rồi lại nuôi con khác, nỗi buồn vì thế mà cũng bốc hơi nhanh như làn sương khói mỏng manh. Ấy thế mà chuyện đời lắm khi éo le, mà có khi cũng dễ hiểu thôi khi mà người ta quên nhanh những con chó xinh đẹp, biết lấy lòng chủ kia, còn một con chó xấu “ma chê quỷ hờn” là “Xấu” lại khiến người ta khắc cốt ghi tâm, thậm chí “tôi” còn dành hẳn một cuốn sách viết về nó như một lời “tỏ tình” muộn màng, cũng như một cách khắc tạc bóng hình của một trái tim bằng vàng của “Xấu”.
 
Đặt tên con chó là Xấu quả xứng với cái vẻ ngoài kì dị chẳng giống ai của nó: lông tạp nham chẳng biết đó là màu gì, bốn cái chân lòng khòng nhưng bụng thì lại rõ to, cái đầu tam giác… xấu đến lạ! Làm sao có thể sánh với đôi mắt sáng long lanh con Đôi hay con Đoá lông trắng muốt dễ thương. Bởi thế, những con chó trước, đều được nhà cậu cưng nựng, thậm chí “đối xử với chó còn tốt hơn người”. Còn Xấu thì bị ghét bỏ, bỡn cợt, thậm chí đánh mắng tàn bạo.
 
Có lẽ Xấu không xấu đến thế, gia đình “tôi” cũng không ghét Xấu đến vậy nếu như không có những lời gièm pha, bàn tán, xì xào, hay có những ánh mắt giễu cợt, coi thường của dân làng khiến gia đình “tôi” từ chỗ được coi trọng, kính nể nay bị mất mặt, bị hạ thấp vì người ta vẫn chỉ ưa những giống chó tốt mã. Nhưng chẳng lẽ, danh dự của một gia đình lại đo bằng dáng vẻ bên ngoài của một con chó?
 
Bằng chứng là chính người bố trong câu chuyện trên đường về bị người làng chỉ trỏ, xì xào do con Xấu, ông đã về nhà bóp cổ con Xấu không chút do dự, xót thương. Dường như “cánh tay đang bóp cổ Xấu là một người khác, còn ông chỉ là người đang xem một tiết mục đặc sắc”. Khi ấy, nỗi bẽ bàng, xấu hổ khi bị người ta soi mói đã che mờ đi phần người, khiến ông nhẫn tâm chà đạp lên một kẻ vô tội. Ông quên mất rằng, mạng của một con chó cũng đáng giá bằng một mạng sống.
 
Cách tả chân của tác giả khiến người ta rùng mình không phải vì vẻ ngoài lập dị của con chó, mà cái khiến người ta thực sự ghê sợ là con quỷ gớm ghiếc trong mỗi chúng ta chỉ chực chờ được thả ra bất cứ lúc nào. Ngay cả chính nhân vật “tôi” cũng sợ hãi chính bản thân mình, sợ hãi con người không phải là mình đó, một con người đã từng rất tốt bụng.
 
Câu chuyện buộc người ta soi mình vào trong đó, để thấy cả phần con và phần người, để ta đừng vì nỗi đau của riêng mà làm đau cả người khác. Cái tốt và cái xấu luôn tồn tại trong ta trên một đường ranh giới mong manh mà ta phải đấu tranh, rèn luyện khổ hạnh để cái tốt được thăng hoa. Hiểu được điều đó để ta biết cảm thông, bao dung cho kẻ khác và cho chính mình.
 
Trong câu chuyện này, ta lại thấy điều đó ở con Xấu, kẻ vẫn luôn bị người ta chê cười lại có một vẻ đẹp riêng, toả sáng từ trái tim bằng Vàng của nó. Dẫu có bị người ta đối xử tệ bạc thế nào, “tôi” chẳng cần quay lại phía sau cũng biết Xấu luôn ở đó chờ một ngày “tôi” âu yếm nó, thậm chí nó sẵn sàng liều mạng cứu một kẻ độc ác, luôn tìm cách hại nó là “tôi”. Từng trang sách được mở ra cũng là lúc những vẻ đẹp ở một chú chó xấu xí hiển lộ một cách nhẹ nhàng, tự nhiên. Đó là sự kiên cường, hiên ngang, bản lĩnh dẫu có bị người ta chà đạp, là một tấm lòng rộng lớn bao dung cả kẻ ác với mình, là một con chó trung thành dẫu biết hiểm nguy vẫn quay lại cứu chủ, để rồi cái mà Xấu nhận lại là chủ mình vẫn bỏ chú.
 
Nhưng điều làm tôi xúc động nhất chính là lòng tự trọng, thanh cao của Xấu. Xấu tự đào cái hố cho mình để có thể tự an giấc mãi mãi mà không phiền đến người khác.
 
Vẻ đẹp thực sự của Xấu là ở ánh hào quang lấp lánh từ trái tim luôn ấm áp như mặt trời chiếu rọi, cảm hoá cả những tâm hồn đen tối. Chú chó như một chất keo dính chặt mọi người với nhau, gắn những tâm hồn đồng điệu với tâm hồn. Thế mới thấy trên đời hoá ra có một thứ ngôn ngữ không lời đầy thiêng liêng, kì bí: Đó là ngôn ngữ của tình yêu, của lòng nhân ái. Hẳn sẽ chẳng ai đối xử tệ bạc với những con vật nếu ta chịu lắng nghe, trò chuyện với chúng, chỉ cần ta lắng nghe và yêu thương nhiều hơn, không chỉ người với người mà cả muôn loài, thế giới phải chăng sẽ đẹp biết mấy?
 
Đào Minh Châu

Tin cùng chuyên mục

Phát hành bộ tem Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Phát hành bộ tem Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

(PNTĐ) - Nhằm góp phần tuyên truyền sâu rộng về tầm vóc thời đại và ý nghĩa lịch sử của Đại thắng mùa Xuân năm 1975, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức Lễ phát hành đặc biệt bộ tem bưu chính “Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)".
 “Vang mãi khúc khải hoàn” - Tái hiện trang sử hào hùng của dân tộc, nghiêng mình trước những hy sinh

“Vang mãi khúc khải hoàn” - Tái hiện trang sử hào hùng của dân tộc, nghiêng mình trước những hy sinh

(PNTĐ) - Cầu truyền hình “Vang mãi khúc khải hoàn” do Đài truyền hình Việt Nam vừa thực hiện đã khiến hàng triệu trái tim người Việt xúc động, bồi hồi khi chứng kiến lại hành trình khốc liệt, gian nan của cha anh để đến với khúc khải hoàn vĩ đại của dân tộc. Cầu truyền hình được thực hiện nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước với 3 điểm cầu tại Hà Nội, Quảng Trị và TP.HCM. Hơn 1200 nghệ sĩ, khách mời, diễn viên, lực lượng quần chúng…tại 3 điểm cầu tham gia chương trình chuyển tải thông điệp tự hào về khát vọng thống nhất, tinh thần đoàn kết, yêu chuộng hoà bình của dân tộc Việt Nam.
Tổ chức cầu truyền hình “Vang mãi khúc khải hoàn” kỷ niệm 50 năm non sông thu về một mối

Tổ chức cầu truyền hình “Vang mãi khúc khải hoàn” kỷ niệm 50 năm non sông thu về một mối

(PNTĐ) - Cầu truyền hình “Vang mãi khúc khải hoàn” kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước sẽ được thực hiện tại 3 điểm cầu ở Hà Nội, Quảng Trị và Thành phố Hồ Chí Minh. Chương trình được truyền hình trực tiếp vào 20h10 tối nay 27/4/2025 trên sóng VTV1.