Họa sĩ Duy Hòa đem tranh vẽ vẻ đẹp quê hương Đan Phượng vào Đà Lạt triển lãm

TÙY DUYÊN
Chia sẻ

(PNTĐ) -"Cho Mùa Gió" là trưng bày đầu tiên của Duy Hòa tại Đà Lạt, như một sự nối dài từ triển lãm đầu tay "Bóng Mặt Trời" của họa sĩ sau 10 năm cầm cọ. Bên cạnh những tác phẩm trực họa en plein air quen thuộc tại nông trang Đan Phượng - quê nhà họa sĩ, triển lãm lần này giới thiệu loạt tĩnh vật hoa như những lời gửi gắm của họa sĩ tới khán giả thành phố ngàn hoa trong mùa gió về.

Duy Hòa là một trong những họa syĩ trẻ Việt Nam tìm được lối đi riêng và nhất quán cho mình từ rất sớm, theo đuổi phong cách bán trừu tượng thông qua tranh phong cảnh và tĩnh vật với lựa chọn bố cục, hình khối, bảng màu và biểu tượng mang một ngôn ngữ mỹ thuật cá nhân đặc trưng.

Họa sĩ tập trung vẽ về đề tài ven đô Hà Nội, với địa điểm sáng tác quen thuộc là những khu canh tác hoa màu trải dài theo bãi bồi ven sông từ huyện Đan Phượng tới cuối đê Song Phương.

Họa sĩ Duy Hòa đem tranh vẽ vẻ đẹp quê hương Đan Phượng vào Đà Lạt triển lãm  - ảnh 1
Họa sĩ Duy Hòa và Hoa hậu Ngọc Hân. Ngọc Hân xuất hiện với vai trò MC, đồng thời cũng là thành viên của ban tổ chức. Người đẹp đã kết hợp cùng giám tuyển Ace Lê thực hiện những dự án mỹ thuật vì muốn ủng hộ và hỗ trợ các hoạ sĩ trẻ và tài năng của Việt Nam được công chúng biết đến nhiều hơn.

Tại "Cho Mùa Gió", Duy Hòa kể về những mộc mạc thường ngày ở Đan Phượng quê anh– một huyện ven đô nhỏ phía Tây bắc Hà Nội khiêm tốn nhưng đầy nhựa sống - qua câu chuyện anh khắc họa theo từng tác phẩm.

Được giám tuyển bởi Ace Lê - nhà nghiên cứu, giám tuyển nghệ thuật độc lập và Giám đốc Sáng lập của Lân Tinh Foundation,  “Cho Mùa Gió” là lời mời bước vào thế giới quan của họa sĩ Duy Hòa, nơi toan vẽ như cuốn nhật ký giúp anh mở khóa mối quan hệ của thế giới ngoại quan và nội tại tâm tưởng.

Họa sĩ Duy Hòa đem tranh vẽ vẻ đẹp quê hương Đan Phượng vào Đà Lạt triển lãm  - ảnh 2
Triển lãm thu hút đông đảo người yêu hội họa quan tâm, tham quan 

- “Tranh của Duy Hoà thiên về trực giác và cảm xúc nên mỗi người xem lại có cảm nhận riêng của mình khi ngắm tranh của anh. Triển lãm lần này tôi giúp Duy Hoà sắp xếp thành 3 không gian khác nhau. Đầu tiên là trực hoạ - những bức tranh Duy Hoà vẽ trực tiếp tại không gian đồng quê Đan Phượng với hình ảnh ruộng ngô, ruộng đậu…. Không gian thứ hai là các tác phẩm Duy Hoà phác thảo giữa thiên nhiên, sau đó mất hàng tháng trời để nghiền ngẫm, chắt lọc những chi tiết tinh tuý nhất như bức về trại hoa cúc buổi đêm, khung cảnh cấy mạ… Không gian đặc biệt nhất của triển lãm chính là chùm tác phẩm tĩnh vật như hoa cúc, hoa sen… ẩn chứa rất nhiều tâm tư của tác giả”- giám tuyển Ace Lê chia sẻ.

Họa sĩ Duy Hòa đem tranh vẽ vẻ đẹp quê hương Đan Phượng vào Đà Lạt triển lãm  - ảnh 3
Những tác phẩm hội họa kể về vẻ đẹp dung dị nơi quê hương Đan Phượng của Duy Hòa

Trong buổi khai mạc triển lãm tranh “Cho Gió Mùa” hôm 5/11 tại Đà Lạt, hoạ sĩ Duy Hoà không giấu được niềm vui bởi lần đầu mang những tác phẩm của mình đến với không gian lãng mạn của Đà Lạt. Với anh, khí hậu và thiên nhiên ở thành phố ngàn hoa cũng bình yên như quê nhà của anh khiến anh tìm thấy sự đồng điệu. Anh không muốn nói quá nhiều về tranh của mình mà để những khán giả cảm nhận theo cách riêng họ.

Họa sĩ Duy Hòa đem tranh vẽ vẻ đẹp quê hương Đan Phượng vào Đà Lạt triển lãm  - ảnh 4
Tác phẩm của Duy Hòa được trưng bày tại triển lãm

Hoạ sĩ Duy Hoà  tâm sự rằng, thuở mới học hội hoạ, anh mê vẽ tranh ấn tượng nhưng nhiều năm sau đó cảm hứng sáng tạo của anh lại bắt nguồn thiên nhiên và những vẻ đẹp dung dị trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là nông trang Đan Phượng quê anh.  

Họa sĩ Duy Hòa đem tranh vẽ vẻ đẹp quê hương Đan Phượng vào Đà Lạt triển lãm  - ảnh 5
Các tác phẩm của Duy Hòa cho người xem một cảm nhận sự bình yên và vẻ đẹp giản dị

Triển lãm “Cho Mùa Gió” với 34 tác phẩm sơn dầu diễn ra tại Phòng trưng bày Le Lycée - không gian triển lãm và lưu giữ những tác phẩm nghệ thuật của Ana Mandara Villas Dalat -  từ ngày 05/11/2022 - 05/01/2023.

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.